PHIÊN HỌP BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI CƠ CHẾ BẦU CỬ ĐBQH VÀ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP”
Cập nhật : 10:24 - 22/04/2024
Sáng 20/2, tại Nhà Quốc hội, Ban Chỉ đạo về xây dựng Đề án “Đổi mới cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp” tổ chức phiên họp thứ nhất. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án chủ trì phiên họp.
 


Cùng tham dự phiên họp có: đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Đề án; đồng chí Trương Thị Ngọc Ánh , Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Đề án; cùng các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ soạn thảo.
Phát biểu mở đầu phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, để chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 11-KH/TW ngày 28/11/2022 về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. 


 
Xác định đổi mới cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm của Đảng về hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đồng thời là giải pháp quan trọng để lựa chọn được những đại biểu thực sự xứng đáng đại diện cho Nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử, ngày 10/02/2023, Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành Kế hoạch số 1392-KH/ĐĐQH15 triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong đó, Đảng đoàn Quốc hội phân công Ban Công tác đại biểu chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án “Đổi mới cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp”. Theo đó, Đảng đoàn Quốc hội đã thành lập Ban Chỉ đạo và Ban Chỉ đạo đã thành lập Tổ soạn thảo xây dựng Đề án.



Mục đích của Đề án nhằm nghiên cứu, rà soát các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và các văn bản có liên quan, kết quả tổng kết các kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2016, 2021 để đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp mang tính thiết thực đột phá nhằm đổi mới cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp để lựa chọn được những người xứng đáng đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, đồng thời đề xuất những nội dung cần sửa đổi trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tình hình mới.
Quá trình triển khai xây dựng Đề án, Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo Tổ soạn thảo xây dựng đề cương, gửi xin ý kiến Lãnh đạo Quốc hội, các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ soạn thảo; xây dựng Kế hoạch chi tiết triển khai xây dựng Đề án; xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai xây dựng Đề án; xây dựng kế hoạch tổng kết Luật Bầu cử và gửi công văn đến các bộ, ban, ngành, các cơ quan hữu quan và các địa phương đề nghị tổng kết thi hành Luật Bầu cử; triển khai nghiên cứu các chuyên đề và xây dựng dự thảo Đề án; tổ chức cuộc họp với các chuyên gia nhằm xin ý kiến góp ý cho Đề án; gửi xin ý kiến các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.


 
Nhằm tiếp tục hoàn thiện Đề án bảo đảm chất lượng và tiến độ, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, các đại biểu góp ý kiến về nội dung của Đề án; trong đó, tập trung vào các giải pháp chính nhằm đổi mới công tác bầu cử, hướng tới nâng cao hơn nữa chất lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.



Tại cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo và Tổ soạn thảo đã tập trung thảo luận, góp ý kiến dự thảo Đề án về các nội dung: thực trạng cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp từ năm 2013 đến nay; về quan điểm, mục tiêu đổi mới công tác bầu cử và các giải pháp nhằm đổi mới cơ chế bầu cử…
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho rằng, cơ bản ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án đều thống nhất với nội dung dự thảo Đề án. Các đại biểu đã nêu nhiều vấn đề, nhiều ý kiến xác đáng. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng cho biết, theo kế hoạch triển khai xây dựng Đề án, dự kiến tháng 3 tới sẽ báo cáo Đảng đoàn Quốc hội về Đề án, tháng 6 tới sẽ trình Đảng đoàn Quốc hội báo cáo Bộ Chính trị thông qua và ban hành Kết luận về Đề án. Thời gian không còn nhiều, do đó, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, Thường trực Ban Chỉ đạo bám sát kế hoạch, tiến độ triển khai xây dựng Đề án.


 
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng đề nghị, Thường trực Ban Chỉ đạo tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của các thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát biểu tại phiên họp cũng như các ý kiến của Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Ban Dân nguyện gửi về nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Đề án. Tổ soạn thảo khẩn trương hoàn thiện ngay Báo cáo tổng kết thi hành Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân; nghiên cứu, chắt lọc đưa các nội dung cần thiết vào dự thảo Đề án, trong đó, cần bám sát Hiến pháp và các quy định của Đảng, nhất là Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết 28-NQ/TW Hội nghị lần thứ Sáu của Ban Chấp hành Trung ương. Những vấn đề đã chín, đã rõ, được thực tế kiểm nghiệm, chứng minh thì đưa vào Đề án. Tổ soạn thảo nghiên cứu kỹ và đề xuất các giải pháp mới bảo đảm tính khả thi, phù hợp Hiến pháp và phù hợp với hệ thống pháp luật.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK