Tọa đàm “Buôn bán và tiêu thụ thịt động vật nuôi (chó, mèo): Chính sách, thách thức và cơ hội”, Hà Nội, ngày 04/7/2023
Cập nhật : 14:56 - 01/08/2023

Sáng ngày 4 tháng 7 năm 2023, tại trụ sở 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ban Công tác đại biểu phối hợp với tổ chức Truyền thông thay đổi hành vi Intelligentmedia và tổ chức Soi Dog Foundation International tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Buôn bán và tiêu thụ thịt động vật nuôi (chó, mèo): Chính sách, thách thức và cơ hội” với sự tham gia của khoảng 50 đại biểu trong đó có các Đại biểu Quốc hội, đại diện lãnh đạo các cơ quan Quốc hội, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và các chuyên gia trong lĩnh vực.

Mục đích chính của Tọa đàm là rà soát, đánh giá và kiến nghị các giải pháp lâu dài đối với vấn đề buôn bán và tiêu thụ thịt động vật nuôi, nhất là trong bối cảnh buôn bán, tiêu thụ thịt chó, mèo vẫn đang diễn ra, cộng thêm các rủi ro ngày càng gia tăng về vấn đề sức khoẻ cộng đồng cũng như sự cần thiết trong việc hoàn thiện công tác phòng chống bệnh dại và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ khác. Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu và ông Rahul Sehgal, Giám đốc Tổ chức Soi Dog Foundation International chủ trì cuộc Tọa đàm.



Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ thịt chó là mối đe dọa tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như xoắn khuẩn, tả. Trong khi một đại bộ phận người dân đã ngừng tiêu thụ và phản đối việc ăn thịt động vật nuôi thì vẫn còn một số nhóm đối tượng coi thịt chó, mèo là đặc sản. Nhu cầu tiêu thụ là một động lực chính thúc đẩy thị trường buôn bán và giết mổ thịt chó, mèo tiếp tục gia tăng.  

Các nội dung chính của Tọa đàm bao gồm rà soát và đánh giá hệ thống quy định pháp luật về quản lý và giám sát động vật nuôi, cập nhật thực trạng tình hình buôn bán và tiêu thụ thịt chó, mèo tại Việt Nam, đánh giá các kết quả và vướng mắc trong công tác thực thi pháp luật và truyền thông của các Bộ, ban, ngành có liên quan.



Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu cho biết: "Hoạt động buôn bán và tiêu thụ thịt động vật nuôi (chó, mèo) là một vấn đề đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của chính quyền và cộng đồng. Quản lý động vật nuôi nói chung và quy định về phúc lợi động vật cũng là những nội dung mà các cơ quan quản lý nhà nước đã và đang bàn thảo. Việt Nam đã có khung pháp lý cho công tác này, tuy nhiên thực thi pháp luật vẫn còn nhiều lỗ hổng và cần tiếp tục được hoàn thiện trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thúc đẩy các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, giáo dục, đào tạo huy động sự tham gia toàn diện của các Bộ, ban, ngành, các tổ chức và đoàn thể trong xã hội. Điều này không chỉ giúp Việt Nam thực thi tốt các quy định về phúc lợi động vật mà còn góp phần nâng cao nhận thức cho xã hội về các mối đe dọa tới sức khỏa cộng đồng và cách phòng trách dịch bệnh truyền nhiễm. Cá nhân tôi ủng hộ các sáng kiến mới, hay và sáng tạo góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực của hoạt động buôn bán và tiêu thụ động vật nuôi như chó, mèo đối với sức khỏe và sự an toàn của xã hội góp phần xây dựng hình ảnh đất nước văn minh, hiện đại trong bối cảnh phát triển xanh, tuần hoàn và bền vững của thế giới”.  

Tọa đàm cũng đặt ra những thảo luận xoay quanh việc thí điểm xây dựng Hà Nội là thành phố nói không với thịt chó mèo.  Theo đó, để thực hiện mục tiêu xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại trong đó tiến tới giảm trừ và chấm dứt việc buôn bán và tiêu thụ thịt chó mèo, trước hết là việc thực hiện các giải pháp phòng, chống bệnh Dại, xây dựng vùng an toàn bệnh Dại, quản lý việc giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó mèo trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đồng thời, các cấp chính quyền cần tiếp tục quan tâm tăng cường công tác thông tin, tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức bắt giữ chó thả rông, vô chủ, khuyến khích các hoạt động nhân đạo, phúc lợi động vật,…; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong kinh doanh, buôn bán, vận chuyển, giết mổ chó, mèo và phòng, chống dịch bệnh Dại động vật để từng bước thay đổi nhận thức của cộng đồng".

Tham gia Tọa đàm, Tổ chức Soi Dog Foundation International cung cấp các thông tin và dữ liệu khảo sát liên quan đến những tác động tiêu cực mà hoạt động buôn bán, vận chuyển và giết mổ chó, mèo mang lại, nhất là các vấn đề về tâm sinh lý, các vết thương vật lý, và nguy cơ lây truyền dịch bệnh đối với các nhóm đối tượng tham gia vào quá trình buôn bán và giết mổ. Theo các chuyên gia tham gia Tọa đàm, kinh nghiệm quốc tế như lệnh cấm ăn thịt chó tại Thái Lan và Philippines là những bài học mà Việt Nam có thể cân nhắc triển khai trong thời gian tới.



Ông Rahul Sehgal, Giám đốc Tuyên truyền Vận động Chương trình Quốc tế, Tổ chức Soi Dog Foundation International cho biết: “Lệnh cấm buôn bán và tiêu thụ thịt chó, mèo là một công cụ hiệu quả trong việc chấm dứt những tác động tiêu cực của hoạt động này. Hà Nội có thể là địa phương thí điểm công cụ này. Tọa đàm hôm này là một bước tiến trong việc từng bước thu hút sự quan tâm của Quốc hội, từ đó tạo ra những động lực lớn hơn trong việc tăng cường thực thi pháp luật”.

Bà Bùi Thị Duyên, Giám đốc Chương trình Thay đổi hành vi của Dự án Giảm trừ bệnh dại và không buôn bán, tiêu thụ thịt chó, mèo cho biết: “Song song với các công cụ pháp lý, truyền thông thay đổi hành vi là chìa khóa để thay đổi văn hóa và thói quen tiêu dùng. Để thành công trong việc chấm dứt hoạt động buôn bán và tiêu thụ thịt chó, mèo, các chiến dịch truyền thông cần được thực hiện bài bản, có chiến lược. Từ đó, một mặt tạo ra các rào cản ngăn chặn việc thực hiện hành vi buôn bán, tiêu thụ thịt chó, mèo, mặt khác định hướng lại hành vi tiêu dùng sang các sản phẩm thay thế khác. Hoạt động can thiệp không chỉ trực tiếp tác động đến nhóm đối tượng này mà còn cần có sự tham gia của cả mạng lưới, cộng đồng sinh hoạt và làm việc của nhóm đối tượng mục tiêu và cả xã hội. Điều này sẽ gia tăng sự giám sát của xã hội và tiến tới việc toàn xã hội thể hiện một thái độ không khoan nhượng đối với việc buôn bán và tiêu thụ thịt chó, mèo.”



Các đại biểu tham gia Tọa đàm bao gồm đại diện các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công an TP Hà Nội đều nhận thấy sự cần thiết phải từng bước loại bỏ việc buôn bán và tiêu thụ thịt chó, mèo - không chỉ là cách giúp Việt Nam thực hiện đúng các cam kết quốc tế về phúc lợi động vật mà còn vì sự an toàn đối với sức khỏe cộng đồng và hình ảnh quốc gia.
 
TTBD


 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK