Tọa đàm Tham vấn ý kiến chuyên gia về nội dung Đề án “Đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội”, Hà Nội, ngày 14/6/2023
Cập nhật : 11:55 - 19/06/2023

Triển khai kế hoạch số 1392-KH/ĐĐQH15 ngày 10/02/2023 của Đảng đoàn Quốc hội, Ban Công tác đại biểu được giao đầu mối xây dựng Đề án “Đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội”. Để giúp xây dựng Đề án có chất lượng, ngày 14/6/2023, Ban Công tác đại biểu tổ chức buổi Tọa đàm tham vấn ý kiến các chuyên gia, các đồng chí nguyên là đại biểu Quốc hội về nội dung của Đề án. Đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Đề án, chủ trì cuộc họp.

Thay mặt Ban chỉ đạo Đề án, đồng chí Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết phải xây dựng đề án. Đại biểu Quốc hội là trung tâm của Quốc hội, nhân tố quan trọng cấu thành nên tổ chức của Quốc hội; hoạt động của đại biểu Quốc hội góp phần quan trọng quyết định chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội là yêu cầu thường xuyên và là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Quyết định số 2362-QĐ/ĐĐQH14 ngày 24 tháng 6 năm 2021 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Đảng đoàn Quốc hội giao Ban Công tác đại biểu chủ trì xây dựng Đề án “Tăng cường chất lượng, nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách”. Trong quá trình nghiên cứu Đề án, nhiều ý kiến đề nghị điều chỉnh tên Đề án theo hướng ngắn gọn, dễ nhớ, đảm bảo yêu cầu chung đối với tất cả các đại biểu Quốc hội. Bên cạnh đó, tại Kế hoạch số 1392-KH/ĐĐQH15 ngày 10 tháng 02 năm 2023, Ban Công tác đại biểu được giao chủ trì xây dựng Đề án “Đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội”. Để tránh trùng lặp về nội dung và thuận lợi trong thực hiện, đồng thời không làm thay đổi nội dung Đảng đoàn Quốc hội giao, thống nhất với Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội “đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách để góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội”, Ban Chỉ đạo Đề án đề nghị tích hợp nội dung 02 đề án, lấy tên Đề án là: “Đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội” làm dày dặn hơn nội dung “đổi mới cơ cấu đại biểu Quốc hội” và “xây dựng tiêu chí đánh giá đại biểu Quốc hội” trong Đề án.

Cuộc tọa đàm có sự tham dự của các chuyên gia: GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; PGS.TS Lê Minh Thông, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội; TS. Ông Bùi Ngọc Thanh, Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TS Phan Trung Lý, Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam; Ông Đỗ Duy Thường, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam …

Tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Trưởng Ban Công tác đại biểu, thay mặt Ban Tổ Chỉ đạo đề án nêu lên một số vấn đề xin ý kiến chuyên gia về nội dung Đề án gồm:

1. Về đổi mới cơ cấu đại biểu Quốc hội

Thứ nhất, về số lượng đại biểu Quốc hội. Số lượng 500 đại biểu hiện nay đã phù hợp chưa, có cần tăng, giảm số lượng đại biểu Quốc hội không khi dân số đã tăng lên đáng kể? Số lượng đại biểu Quốc hội của các tỉnh, thành phố quy định như hiện nay có phù hợp không? (Ví dụ Tp. Hồ Chí Minh có hơn 9 triệu dân nhưng số lượng đại biểu Quốc hội không gấp 9 lần những tỉnh chỉ có 1 triệu dân)

Thứ hai, về cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội. Điều 7 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định đã đầy đủ chưa? Có cần sửa đổi, bổ sung gì? (Luật Bầu cử năm 1997 quy định “Thủ đô Hà Nội được phân bố số đại biểu thích đáng”). 

- Số lượng đại biểu ở các cơ quan Trung ương: giảm hợp lý số lượng đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm công tác ở cơ quan hành pháp theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW đã thực hiện triệt để chưa, có thể tăng giảm cơ cấu nào không? 

- Cơ cấu định hướng (là cơ cấu “cứng”) là cơ cấu khung để làm căn cứ để giới thiệu người ứng cử, gồm các thành phần như hiện nay đã phù hợp chưa? Cơ cấu “cứng” có cần thay đổi qua các nhiệm kỳ không khi cơ cấu các thành phần xã hội có thay đổi? Có cần chuyển cơ cấu mềm nào thành cứng và ngược lại không? 

Cơ cấu hướng dẫn (cơ cấu “mềm”) là cơ cấu linh hoạt để các tỉnh, thành phố làm căn cứ để giới thiệu người ứng cử, gồm đại diện các ngành: khoa học - công nghệ, lao động, thương binh – xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa - nghệ thuật, đại diện chính quyền cơ sở… Dự kiến các cơ cấu này đã phù hợp với tính đại diện của các thành phần trong xã hội hiện nay chưa? 

Cơ cấu kết hợp là các cơ cấu theo chỉ tiêu kết hợp. Một người ứng cử đại biểu Quốc hội có thể có nhiều hơn 1 cơ cấu kết hợp. Cơ cấu kết hợp có cần chi tiết không? Một số cơ cấu kết hợp có trong Luật và một số không có thì sao? Tổng thể các cơ cấu càng chi tiết thì thực hiện càng khó khăn?

2. Về xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động của đại biểu Quốc hội

- Sự cần thiết, khả thi của việc xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động của đại biểu Quốc hội?
- Mục đích xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động của đại biểu Quốc hội?
- Những bất cập, vướng mắc lớn trong đánh giá hoạt động của đại biểu Quốc hội hiện nay?
- Quan điểm, nguyên tắc, phạm vi, cách thức xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động của đại biểu Quốc hội?
- Chủ thể đánh giá hoạt động của đại biểu Quốc hội (ngoài các chủ thể đã đề cập, có thể còn có chủ thể nào? Có nên có cơ chế để cử tri đánh giá hoạt động đại biểu Quốc hội; nếu cần thì tổ chức như thế nào)?
- Các tiêu chí đánh giá hoạt động của đại biểu Quốc hội đã đề cập đã đầy đủ, toàn diện chưa; còn thiếu tiêu chí nào? Hoặc có tiêu chí nào không cần thiết? Xây dựng các tiêu chí định tính như thế nào cho phù hợp?
- Có cần thiết có một số tiêu chí riêng đối với một số nhóm đại biểu Quốc hội? Nếu cần, những tiêu chí nào là phù hợp?

Bên cạnh việc cho ý kiến về các nội dung trên, các chuyên gia tham dự tọa đàm cũng đã đề xuất một số mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của đại biểu Quốc hội nói chung, đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách nói riêng./.

TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK