Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia vào dự thảo đề án “Tăng cường chất lượng, nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách”
Cập nhật : 17:40 - 28/10/2022

Ngày 7/9, tạiphòng họp của Ban Công tác đại biểu đã diễn ra Hội thảo lấy ý kiến chuyên giavào dự thảo đề án “Tăng cường chất lượng, nâng cao năng lực hoạt động của đạibiểu Quốc hội, nhất là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách”. Đồng chí NguyễnThị Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốchội, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Thường trực Đề án dựvà chủ trì Hội thảo.

 


Thực hiện nhiệm vụdo Đảng đoàn Quốc hội giao tại Quyết định số 2362-QĐ/ĐĐQH, Ban Công tác đại biểuchủ trì xây dựng Đề án “Tăng cường chất lượng, nâng cao năng lực hoạt động củađại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách” (nhiệm vụsố 93). Trải qua quá trình nghiên cứu, tổng hợp tài liệu, Tổ Soạn thảo Đề án đãdự thảo kết cấu của Đề án gồm 5 phần gồm: Phần Mở đầu nêu rõ sự cần thiết, cơ sởxây dựng Đề án; mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu Đề án; Phần Thứnhất nêu khái quát về Quốc hội và đại biểu Quốc hội; Phần Thứ hai tập trungphân tích thực trạng chất lượng và năng lực đại biểu Quốc hội; Phần Thứ ba đưara các quan điểm, mục tiêu và các nhóm giải pháp; Phần Thứ tư nêu một số côngviệc chủ yếu trong quá trình tổ chức thực hiện.

Về nội dung, phạmvi nghiên cứu: Đề án nghiên cứu chất lượng, năng lực hoạt động của đại biểu Quốchội, nhất là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách từ Quốc hội khóa XIII đếnnay, với ba nhóm nội dung lớn: (1) chất lượng nguồn ứng cử đại biểu Quốc hội gồm:tiêu chuẩn, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội; (2) chất lượng, năng lực hoạtđộng của đại biểu Quốc hội, thể hiện ở sự tham gia các hoạt động ở kỳ họp Quốchội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; việc thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của đại biểu trong lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đấtnước, giám sát, giữ mối liên hệ với cử tri; (3) các yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượng, năng lực của đại biểu Quốc hội: chế độ, chính sách; bồi dưỡng kiến thức,kỹ năng; cung cấp thông tin, dịch vụ nghiên cứu, chuyên gia; bộ máy tham mưu,giúp việc; đánh giá hoạt động của đại biểu Quốc hội. Các nhóm nội dung nói trênđược trình bày trên hai mặt: đánh giá những kết quả đạt được, một số vướng mắc,hạn chế; đề xuất các giải pháp phù hợp.


Phát biểu đề dẫn Hộithảo, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Thường trực Đề ánNguyễn Thị Thanh nêu rõ, trên cơ sở các tài liệu đã nghiên cứu và được tiếp thucó chọn lọc, dựa trên các ý kiến góp ý của chuyên gia về đề cương chi tiết Đềán, Ban Chỉ đạo và Tổ Soạn thảo đã làm việc khẩn trương, nghiêm túc, xây dựngnên những nền móng đầu tiên của dự thảo Đề án. Tuy nhiên, trong công tác nghiêncứu thực tiến hoạt động của đại biểu Quốc hội cho thấy còn nhiều ý kiến đề xuấtđổi mới, do đó phải chắt lọc nội dung, đồng thời phải bám sát chủ trương, đườnglối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và đặc biệt là giải quyết đượcnhững vấn đề từ thực tiễn.

Trưởng Ban Côngtác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cũng nhấn mạnh, đề án này không nặng về lý luậnmà quan trọng là thực tiễn. Đề án đang được thiết kế theo ý hiểu năng lực là mộttrong những nội hàm quan trọng của việc nâng cao chất lượng, còn để có chất lượngđại biểu thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có những yếu tố khách quan tác độngbên ngoài chứ không phải toàn bộ là yếu tố chủ quan, từ đó góp phần để nâng caochất lượng đại biểu. Với tinh thần như vậy, việc được làm việc và lắng nghe ýkiến của các chuyên gia là vô cùng quý giá để Tổ Soạn thảo tiếp tục hoàn thiệndự thảo Đề án chi tiết và có chất lượng hơn. Do vậy, Trưởng Ban Công tác đại biểuđề nghị các chuyên gia cho ý kiến thật sát sao, cụ thể để Tổ Soạn thảo có thểtiếp thu một cách đầy đủ nhất.

Trên cơ sở đó, tạicuộc họp, Tổ Soạn thảo mong muốn tiếp tục xin ý kiến chuyên gia, nhà khoa họccó kinh nghiệm thực tiễn hoạt động Quốc hội về dự thảo Đề án với các nội dungchính như: bố cục của Đề án; tính thống nhất của Đề án; về các nội dung cụ thể,nhất là về một số giải pháp mang tính đổi mới như về nâng cao chất lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội; hỗ trợ đại biểuQuốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; tăng cường các yếu tố hỗ trợ chất lượng,năng lực hoạt động đại biểu Quốc hội; xây dựng cơ chế đánh giá hoạt động của đạibiểu Quốc hội…


Hội thảo có sựtham dự của các chuyên gia là những người có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu lý luậnvà thực tiễn ở Quốc hội như: TS Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốchội; TS Nguyễn Văn Thuận, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật; TS. Lê Minh Thông,Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Khóa XIV; ôngNgô Tự Nam, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Nguyên Phó Trưởng Ban Côngtác đại biểu; GS.TS Võ Khánh Vinh, Nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xãhội Việt Nam, nguyên Giám đốc Học viện Khoa học xã hội Việt Nam…

Tại Hội thảo, cácchuyên gia đã thẳng thắn trao đổi và thảo luận về các nội dung theo dự thảo củaĐề án. Đa số chuyên gia đánh giá Đề cương chi tiết đã nghiên cứu khá cụ thể, từđó dự thảo Đề án được xây dựng bám sát nội dung và có nhiều đổi mới, đề xuất. Nhiềuý kiến, giải pháp đã được nêu ra tại Hội thảo góp phần giúp Tổ Soạn thảo có nhiềugợi mở hơn để đề xuất những phương hướng mới nhằm tăng cường chất lượng, nângcao năng lực của đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu Quốc hội chuyên trách.


Phát biểu bế mạc Hộithảo, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án Nguyễn ThịThanh đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các chuyên gia đối với việc triểnkhai xây dựng Đề án, nhấn mạnh phạm vi Hội thảo tuy nhỏ nhưng giá trị thu lạithì vô cùng to lớn. Từ những góp ý này, Ban Chỉ đạo và Tổ Soạn thảo sẽ tiếp thusâu sắc, làm việc thật khoa học, hiệu quả thiết thực để xây dựng Đề án thật sựchất lượng, đáp ứng yêu cầu tăng cường chất lượng, nâng cao năng lực của đại biểuQuốc hội.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK