Tin Hội nghị “Kỹ năng nghiên cứu báo cáo kinh tế - xã hội dành cho đại biểu dân cử” tại thành phố Đà Nẵng, ngày 03-05/8/2022
Cập nhật : 14:32 - 27/10/2022

Thực hiện Kế hoạchsố 98/KH-UBTVQH15 ngày 29/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi dưỡng đạibiểu Quốc hội; Thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2022, từ ngày 03-05/8/2022, BanCông tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức hội nghị bồi dưỡng“Kỹ năng nghiên cứu báo cáo kinh tế - xã hội dành cho đại biểu dân cử” tại thànhphố Đà Nẵng.


Toàncảnh Hội nghị

Thamdự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trựcBan Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng chí Trịnh Ngọc Thắng,Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử cùng gần 80 đại biểu Quốc hội,Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân; trưởng,phó các Ban của Hội đồng nhân dân các tỉnh/thành phố, lãnh đạo và chuyên viênVăn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trêncả nước.

Phátbiểu khai mạc Hội nghị, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Công tác đại biểu NguyễnTuấn Anh nhấn mạnh, Hội nghị tập huấn chuyên đề “Kỹ năng nghiên cứu báo cáokinh tế - xã hội dành cho đại biểu dân cử” nhằm cung cấp những thông tin, kỹnăng cơ bản, cần thiết cho đại biểu dân cử và bộ phận tham mưu về việc nghiên cứuBáo cáo kinh tế - xã hội được Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Quốc hội, Hộiđồng nhân dân cùng cấp, nhất là các nội dung về thực trạng, giải pháp chínhsách phát triển kinh tế - xã hội. Đây là những nội dung quan trọng giúp đại biểucó thêm kiến thức, kỹ năng hoạt động trong lĩnh vực của mình. Đồng thời, Hộinghị còn là diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm dành cho đại biểu dân cử nóichung, cũng như đội ngũ tham mưu, giúp việc cho đại biểu dân cử về các nội dungnói trên.

Đểhội nghị đạt được kết quả tốt đẹp, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Công tác đạibiểu đề nghị các đại biểu phát huy tinh thần trách nhiệm, tham gia đầy đủchương trình hội nghị và tập trung trí tuệ nghiên cứu, tham gia thảo luận để Hộinghị đạt được hiệu quả cao nhất.

Trongkhuôn khổ hội nghị, các đại biểu sẽ được nghe các chuyên gia, nhà khoa học, cánbộ quản lý có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động của Quốc hội trao đổi, chia sẻcác chuyên đề về:

-Tổng quan về báo cáo kinh tế - xã hội;

-Kỹ năng khai thác, sử dụng thông tin phục vụ thảo luận về báo cáo kinh tế - xãhội;

-Kỹ năng tham mưu về thông tin phục vụ thảo luận về báo cáo kinh tế - xã hội;

-Kỹ năng nghiên cứu, phân tích báo cáo kinh tế - xã hội;

-Kỹ năng thảo luận, tranh luận về báo cáo kinh tế - xã hội…


Các đại biểu tiến hành chia nhóm để thảo luận, thực hành

Đốivới từng chuyên đề, các đại biểu đều được thực hành bằng các bài tập nhóm. Bêncạnh đó, các báo cáo viên cũng nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trongnghiên cứu, phân tích báo cáo kinh tế - xã hội; kinh nghiệm về thảo luận, tranhluận về báo cáo kinh tế - xã hội;...Qua đó, giúp cho các đại biểu được củng cốthêm kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm và trau dồi kỹ năng nghiên cứu, phân tích,thảo luận, tranh luận báo cáo kinh tế - xã hội, tạo ra không khí học tập sôi nổi,chất lượng và hiệu quả.



Cácđại biểu tham gia chia sẻ tại Hội nghị

Báocáo viên tham gia chia sẻ tại hội nghị là các chuyên gia đầu ngành có nhiều kiếnthức trong lĩnh vực kinh tế và là đại biểu có nhiều năm hoạt động nghị trườngnhư: GS. Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tếTrung ương; đồng chí Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội, Quốchội khóa XIII; đồng chí Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Quốc hộikhóa XIV; đồng chí Phạm Thị Thu Trang, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnhQuảng Ngãi, Quốc hội khóa XIV; TS. Nguyễn Thị Mỹ Hương, đại biểu Quốc hội khóaXII, Đại học Đà Nẵng; TS. Trần Tuyết Mai, Nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin,Viện Nghiên cứu lập pháp; TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Trường Chính sách công, Đại họcFulbright thành phố Hồ Chí Minh…

Kếtthúc Hội nghị, các đại biểu đều đánh giá nội dung và phương pháp tổ chức Hộinghị rất bổ ích, phù hợp và cần thiết đối với việc nâng cao kỹ năng hoạt độngcho đại biểu dân cử. Những kết quả thu được hôm nay sẽ là hành trang cần thiếtđể đại biểu vận dụng một cách hiệu quả trong các buổi thảo luận về kinh tế - xãhội sắp tới, trên cương vị là người đại biểu của nhân dân.


 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK