Ban Công tác đại biểu tiếp và làm việc với Đoàn Viện Nghiên cứu pháp luật Quốc hội Lào, ngày 4/7/2019
Cập nhật : 10:36 - 03/01/2020

Chiều ngày 04/7, tại trụ sở các Cơ quan của Quốc hội, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy Ban Thường vụ Quốc hội do Trưởng Ban Trần Văn Túy chủ trì, đã có buổi làm việc với Đoàn Viện Nghiên cứu pháp luật Quốc hội Lào do Viện trưởng Khăm- phởi Pan-ma-lay-thoong làm Trưởng đoàn. 



Toàn cảnh buổi làm việc

Thay mặt Ban Công tác đại biểu, Trưởng Ban Trần Văn Túy nhiệt liệt chào mừng Viện trưởng cùng Đoàn Viện nghiên cứu pháp luật Quốc hội Lào đã đến thăm và làm việc với Quốc hội Việt Nam. Theo Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy, Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, núi sông liền một dải, phát huy truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân hai nước, các khóa Quốc hội của Việt Nam và Lào đã tăng cường quan hệ hợp tác; quyết tâm mở rộng và phát huy mối quan hệ giữa hai Quốc hội bằng nhiều hình thức để giúp đỡ nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan lập pháp một cách hiệu quả.



Đồng chí Trần Văn Túy (phải), Ủy viên BCH TW Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Lào chủ trì buổi làm việc 

Giới thiệu sơ lược về đặc điểm, tình hình của Ban Công tác đại biểu và Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Đặng Xuân Phương cho biết, theo Nghị quyết số 575/UBTVQH12, Ban Công tác đại biểu là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH); có chức năng tham mưu, giúp UBTVQH về công tác đại biểu, tổ chức bộ máy và nhân sự thuộc thẩm quyền của UBTVQH. Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử được thành lập theo Quyết định số 514/QĐ-VPQH ngày 10/11/2004 của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, là đơn vị cấp phòng trực thuộc Văn phòng quốc hội. Đến ngày 03/3/2008, Ủy ban thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 591/2008/NQ-UBTVQH12 về việc nâng cấp Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử thành đơn vị cấp vụ của Văn phòng Quốc hội và trực tiếp giúp việc Ban Công tác đại biểu, tham mưu, phục vụ UBTVQH tổ chức và điều phối các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn đại biểu dân cử.



Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Đặng Xuân Phương phát biểu tại buổi làm việc 

Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu cũng nêu rõ, nội dung bồi dưỡng đại biểu Quốc hội hàng năm được dựa trên nhu cầu đã tìm hiểu đầu nhiệm kỳ và trên thực tế hoạt động của Quốc hội mỗi năm. Năm đầu nhiệm kỳ sẽ tập trung xây dựng các khóa tập huấn cung cấp kiến thức cơ bản cho đại biểu Quốc hội lần đầu trúng cử tạo điều kiện cho đại biểu mới và cũ chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động. Các năm giữa nhiệm kỳ sẽ tập trung xây dựng các khóa tập huấn kỹ năng chuyên sâu, cập nhật kiến thức; năm cuối tập trung các khóa bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng báo cáo viên nguồn, tổng kết nhiệm kỳ và tập huấn kỹ năng vận động bầu cử cho các ứng cử viên đại biểu Quốc hội…

Về các hoạt động bồi dưỡng cho đại biểu HĐND các cấp, trên cơ sở nhu cầu và công văn đề nghị của thường trực HĐND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử sẽ hỗ trợ xây dựng chương trình, nội dung tập huấn, mời báo cáo viên, phối hợp với thường trực HĐND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lớp bồi dưỡng cho đại biểu HĐND các cấp. Các Hội nghị đều được Thường trực Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân các tđịa phương đánh giá cao về tính thiết thực, hữu ích về nội dung chương trình bồi dưỡng góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đại biểu Hội đồng nhân dân. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng biên soạn và phát hành sách, tập san, video clip và duy trì, phát triển website với tên miền ttbd.gov.vn, để trở thành những công cụ hữu ích trong việc phục vụ nhu cầu tự bồi dưỡng, cập nhật kịp thời kiến thức của đại biểu dân cử. 

Phó Trưởng ban cũng nhấn mạnh, được sự đồng ý của lãnh đạo Quôc hội, lãnh đạo Ban Công tác đại biểu hàng năm vẫn chỉ đạo Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử duy trì hoạt động hỗ trợ Trung tâm Tập huấn của Viện Nghiên cứu pháp luật Quốc hội Lào xây dựng các chương trình bồi dưỡng ĐBQH cả nhiệm kỳ; tổ chức các hội nghị bồi dưỡng; xây dựng website và bồi dưỡng từ xa; cung cấp một số tài liệu, thông tin chuyên đề về bồi dưỡng ĐBQH. 



Viện trưởng Viện nghiên cứu pháp luật Khăm-phởi Pan–ma-lay-thoong phát biểu tại buổi làm việc

Viện trưởng Viện nghiên cứu pháp luật Khăm-phởi Pan–ma-lay-thoong trân trọng cảm ơn sự tiếp đón chu đáo của Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy. Viện trưởng Viện nghiên cứu pháp luật Quốc hội Lào cho biết, trong thời gian qua đã nhận được sự giúp đỡ chu đáo, nhiệt tình từ phía Việt Nam đối với công tác đào tạo, tập huấn. Đặc biệt là mối quan hệ tốt đẹp giữa Ban Công tác đại biểu và Viện Nghiên cứu pháp luật Lào trong hoạt động bồi dưỡng đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Hàng năm Ban Công tác đại biểu đã cử nhiều Đoàn chuyên gia, báo cáo viên sang phối hợp với Viện Nghiên cứu pháp luật Lào cung cấp kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đại biểu.

Trong thời gian tới, Viện trưởng Khăm-phởi Pan–ma-lay-thoong mong muốn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ chia sẻ từ phía Việt Nam về nhiều kỹ năng cho các đại biểu Quốc hội như kỹ năng về truyền tải thông điệp, kỹ năng phát biểu tại nghị trường; các phương pháp, các bước tiến hành đánh giá một đợt tập huấn cho các đại biểu Quốc hội như thế nào để có hiệu quả. Cũng tại buổi họp, các thành viên trong đoàn Bạn đã tham khảo, tìm hiểu, đặt câu hỏi về hoạt động bồi dưỡng từ xa cho các đại biểu dân cử mà Trung tâm Bồi dưỡng đang thực hiện.

Kết thúc buổi làm việc, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy và Viện trưởng Viện nghiên cứu pháp luật Quốc hội Lào Khăm-phởi Pan–ma-lay-thoong đã thống nhất nhiều nội dung mà hai bên đã trao đổi. Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy tin tưởng rằng, với sự tin cậy, nỗ lực trách nhiệm cao, quan hệ giữa Quốc hội và các cơ quan chuyên môn của hai Quốc hội ngày càng phát triển tốt đẹp, không ngừng vun đắp tình đoàn kết đặc biệt và toàn diện giữa hai nước Việt Nam- Lào.

TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK