Báo cáo kết quả cuộc Tọa đàm “Tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm” tổ chức tại Hà Nội
Cập nhật : 14:25 - 29/05/2023

Ngày 24/3/2023, thực hiện hoạt động hợp tác với Văn phòng Dự án Tổ chức TRAFFIC International tại Việt Nam (Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã toàn cầu) trong khuôn khổ Dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì thực hiện, Ban Công tác đại biểu đã chỉ đạo Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử tổ chức Tọa đàm "Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật và công tác tuyên truyền bảo tồn động, thực vật hoang dã nguy cấp" tại Hà Nội. Ban Công tác đại biểu đánh giá kết quả Tọa đàm như sau.

1. Bối cảnh tổ chức tọa đàm

Những năm gần đây, thế giới đang phải đương đầu với nguy cơ xuất hiện và lan truyền của các bệnh truyền nhiễm mới nổi hoặc tái bùng phát ở người, vật nuôi và động vật hoang dã. Những bệnh này xuất phát từ mối tương tác con người - động vật - hệ sinh thái và có khả năng gây hậu quả khôn lường đối với sức khỏe con người, sinh kế, sự phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác. Tổ chức Y tế thế giới đã có những minh chứng khoa học cho thấy có khoảng 70% bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật.

Như vậy, có thể thấy rằng ngăn chặn hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép là hành động cần thiết và cần thực hiện ngay nhằm đảm bảo an toàn quốc gia, an ninh kinh tế và sức khỏe cộng đồng cũng như vì mục tiêu gìn giữ các hệ sinh thái quý giá của Việt Nam. 

Trước thực trạng này, Ban Công tác đại biểu cùng với với Mạng lưới giám sát giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã toàn cầu (TRAFFIC) tổ chức buổi Tọa đàm: Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật và công tác tuyên truyền bảo tồn động, thực vật hoang dã nguy cấp với mục đích cung cấp, cập nhật cho đại biểu dân cử kiến thức, thông tin chính sách pháp luật và công tác tuyên truyền về bảo tồn động, thực vật hoang dã nguy cấp. Đồng thời, tọa đàm là diễn đàn để các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, đại diện các Bộ, ngành và các chuyên gia trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan.

2. Thành phần và thời gian, chương trình:

Tọa đàm đã được tổ chức trong buổi sáng này 24/3/2023 tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 22 Hùng Vương, Ba Đình Hà Nội. Tọa đàm có sự tham gia của hơn 50 đại biểu gồm có: Lãnh đạo Ban Công tác đại biểu; Đại diện tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam; Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương; đại diện lãnh đạo các vụ, cục của Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Y tế (Cục Y Dược), … Ngoài ra, đến dự và đưa tin về Tọa đàm còn có các phóng viên từ hơn 10 báo đài tại Việt Nam.

3. Chương trình và nội dung tọa đàm 

Chương trình tọa đàm có các nội dung chính là: 
- Đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo tồn, quản lý ĐTVHD và công tác tuyên truyền nhằm giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ ĐTVHD.
- Định hướng tuyên truyền về công tác bảo tồn, quản lý ĐTVHD.
- Vai trò của ngành Công an trong công tác tuyên truyền và ngăn chặn các hành vi sử dụng trái phép các sản phẩm từ ĐTVHD. 
- Vai trò của ngành Y tế trong công tác tuyên truyền về thực chất hiệu quả sử dụng các sản phẩm từ ĐTVHD. 

Tại buổi tọa đàm, các vị đại biểu Quốc hội, các chuyên gia đã thảo luận và trao đổi các nội dung:
- Đánh giá chế định về bảo tồn, quản lý động thực vật hoang dã.
- Đánh giá nguyên nhân suy giảm động vật hoang dã tại Việt Nam và một số kiến nghị đối với Quốc hội nhằm bảo tồn động vật hoang dã.
- Vai trò của Quốc hội trong thúc đẩy hoạt động bảo vệ động thực vật hoang dã quý hiếm.
- Đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo tồn, quản lý động thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm.

Đối với các nội dung được đề cập, các đại biểu tham dự, đặc biệt là các đại biểu Quốc hội, đánh giá đây là những vấn đề ý nghĩa, quan trọng và thực sự cần thiết, việc bảo vệ động thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm là vấn đề tiên quyết để bảo vệ môi trường, bảo vệ con người tương lai. Các đại biểu tham dự Tọa đàm đưa ra nhiều ý kiến chia sẻ, phân tích, và thảo luận sôi nổi, sâu sắc với nhiều góc cạch tiếp cận khác nhau về việc bảo vệ động thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm. Tại đây, các đại biểu đánh giá nguyên nhân của tình trạng sử dụng động, thực vật hoang dã cùng các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã tại Việt Nam được đến từ cơ hội, kinh tế, trào lưu, tâm lý, quan điểm, văn hóa... Đồng thời đề xuất các phương án trước mắt cũng như lâu dài để hạn chế và tiến tới xóa bỏ tình trạng này, thúc đẩy tích cực các hoạt động bảo vệ động thực vật hoang dã, nguy cấp quý hiếm tại Việt Nam.

4. Đánh giá chung kết quả Tọa đàm và một số đề xuất 

a. Ý kiến đánh giá của đại biểu 

Để tiếp thu ý kiến của đại biểu, Ban Tổ chức đã thiết kế phiếu đánh giá tọa đàm và gửi tới các đại biểu tham dự tọa đàm. Từ kết quả thu thập từ phiếu đánh giá cho thấy: hơn 90% đại biểu tham dự đại biểu cho rằng, Hội thảo đã đáp ứng đúng mong đợi của đại biểu và khả năng áp dụng vào công việc được nhiều. 
Về phía các chuyên gia chia sẻ nội dung, hơn 80% đại biểu cho rằng, khả năng chia sẻ của các chuyên gia đạt mức điểm khá tốt (4 hoặc 5 điểm trên thang điểm 5). 
Về không khí thảo luận của tọa đàm, hơn 90% đại biểu đánh giá ở mức điểm tuyệt đối (5 điểm). 
Sau hội nghị, các đại biểu cho rằng, nội dung của hội nghị có thể giúp đại biểu trong thay đổi nhận thức về bảo tồn động vật hoang dã; xác định rõ vai trò của cơ quan công an, y tế trong trong bảo vệ động thực vật hoang dã cũng như vai trò của hoạt động truyền thông; hệ thống lại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nội dung tọa đàm;... Từ các kiến thức được cung cấp tại hội nghị, đại biểu có thể vận dụng vào các công việc trong lập pháp, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ của mình. 

Để làm tốt hơn công tác tổ chức tọa đàm, đại biểu tham dự cũng đề xuất bổ sung nội dung về kinh nghiệm quốc tế, bổ sung việc cung cấp thông tin của công ước Cites, hoặc tổ chức hoạt động thực tiễn như tham quan rừng quốc gia, nơi nuôi giữ các động vật rừng hoang dã nguy cấp là tang vật của các vụ án,...

b. Đánh giá chung và một số đề xuất 

Đánh giá tổng thể kết quả Tọa đàm, Ban Công tác đại biểu cho rằng Tọa đàm được tổ chức thành công theo đúng kế hoạch, mục đích đề ra với sự tham gia của nhiều đại biểu là đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ương và các cơ quan tại Trung ương. Nội dung buổi Tọa đàm mang ý nghĩa thực tế cao, các chuyên gia chuẩn bị tham luận công phu, nhiều nội dung thực tế, sinh động. Các ý kiến của đại biểu tham dự Tọa đàm có chất lượng cao, sâu sắc gợi mở nhiều vấn đề trong hoạt động bảo vệ động thực vật hoang dã, nguy cấp quý hiếm. Công tác phối hợp về nội dung và hậu cần giữa Ban công tác đại biểu và Tổ chức Traffic tại Việt Nam diễn ra nhịp nhàng, hiệu quả.



Trên cơ sở nội dung Tọa đàm và công tác phối hợp thực tế, Ban Công tác đại biểu đưa ra một số đề xuất sau: 

Thứ nhất, mở rộng đối tượng tham dự: Nội dung của buổi Tọa đàm mang tính thời sự, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đấy các biện pháp bảo vệ môi trường nói chung, cũng như các loại động thực vật hoang dã sống trong môi trường tự nhiên nói riêng. Ngoài đối tượng cần được cung cấp thông tin là đại biểu Quốc hội và các cơ quan Trung ương, nội dung này cần phổ biến sâu rộng hơn tới các địa phương, trong đó đại biểu Hội đồng nhân dân và các cơ quan của Hội đồng nhân dân tại các địa phương của Việt Nam. Điều này thúc đẩy việc ban hành các quyết định các chính sách đặc thù, cũng như thúc đấy giám sát việc thực thi các chính sách bảo vệ môi trường và động thực vật hoang dã, nguy cấp quý hiếm tại từng địa phương. Đây là đối tượng gần gũi, trực tiếp nhất đối với các hoạt động ban hành và giám sát thực thi các chính sách pháp luật tại Việt Nam; 

Thứ hai, mở rộng hình thức hợp tác: Ban Công tác đại biểu đề nghị Tổ chức Traffice mở rộng thêm các hình thức hợp tác khác như xây dựng video bồi dưỡng từ xa, xây dựng ấn phẩm, mở rộng hoạt động thực tiễn cho đại biểu tham dự các tọa đàm,....

Thứ ba, các tài liệu hội nghị sẽ là tài liệu tham khảo cho các đại biểu Quốc hội và cán bộ công tác trong cơ quan Quốc hội.

Trên đây là đánh giá nhanh kết quả Tọa đàm “Tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm” tại Hà Nội. Ban Công tác đại biểu trân trọng báo cáo.


TTBD
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK