Tin Hội nghị sinh hoạt chuyên đề “Tham quan và tìm hiểu di tích lịch sử cách mạng số 5D, Hàm Long”, ngày 3/4/2023
Cập nhật : 14:42 - 04/04/2023
Thực hiện kế hoạch sinh hoạt chuyên đề năm 2023 của Chi bộ Bồi dưỡng đại biểu dân cử, thiết thực chào mừng Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023), vào ngày 3/4/2023, Chi bộ Bồi dưỡng đại biểu dân cử phối hợp với Chi bộ Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề quý I/2023 với nội dung: Tham quan và tìm hiểu di tích lịch sử cách mạng số 5D Hàm Long – nơi thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.



Đánh giá cao vai trò của di tích Nhà 5D Hàm Long trong hệ thống di tích cách mạng của Hà Nội, việc tổ chức thăm quan, tìm hiểu về di tích 5D Hàm Long của Chi bộ Bồi dưỡng đại biểu dân cử cũng đồng thời nhằm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của các đảng viên về ý nghĩa lịch sử, truyền thống cách mạng vẻ vang của các thế hệ tiền bối. 
Theo tài liệu lịch sử, ngôi nhà số 5D phố Hàm Long là nơi thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên trong cả nước vào tháng 3-1929. Đây là một sự kiện mang nhiều ý nghĩa với lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, với cách mạng Việt Nam nói riêng và đất nước, dân tộc Việt Nam nói chung.
Trong phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, nhiều tổ chức yêu nước đã hình thành. Tháng 6-1927, Tỉnh bộ Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội của Hà Nội ra đời và đến năm 1928 thì tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Hà Nội đã có cơ sở trong nhiều nhà máy ở nội thành và một số làng xã ngoại thành. Cuối năm 1928, tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội đã thuê ngôi nhà số 5D phố Hàm Long làm trụ sở bí mật, giao cho đồng chí Trần Văn Cung (Quốc Anh) và vợ là đồng chí Nguyễn Thị Liên ở và trông coi. Tại ngôi nhà này đã diễn ra nhiều cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề phải tổ chức đảng cộng sản ở Việt Nam để lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng, dẫn đến sự thống nhất chung về tư tưởng và phương hướng hoạt động.



Một đêm tháng 3-1929, tại đây đã diễn ra cuộc họp quan trọng, quyết định thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Chi bộ gồm 8 người, nòng cốt là các đồng chí Trần Văn Cung, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Đỗ Ngọc Du, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Phong Sắc... Đồng chí Trần Văn Cung được bầu làm Bí thư chi bộ. Tại cuộc họp này, chi bộ đã đề ra một số nhiệm vụ, trong đó có việc đưa vấn đề thành lập đảng cộng sản ra Đại hội Thanh niên Bắc Kỳ lần 2 để vận động các đại biểu tán thành... Các đồng chí trong chi bộ kêu gọi công nông đấu tranh, quyết định xuất bản báo chí của Đảng, dịch các tài liệu về Cách mạng Tháng Mười Nga gửi về các địa phương, và xúc tiến phát triển cơ sở Đảng...
Ngay sau khi ra đời, chi bộ đã chủ trương đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng, nhất là trong các xí nghiệp để rèn luyện và phát triển đảng viên. Đến ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng chính thức ra đời tại số nhà 312 phố Khâm Thiên. Ban Chấp hành Trung ương lâm thời gồm các đồng chí trong chi bộ 5D Hàm Long. Chi bộ 5D Hàm Long trở thành nòng cốt của Đông Dương Cộng sản Đảng, tiếp tục lãnh đạo phong trào ở Hà Nội và cả nước.
Ngày 25-11-1959, nhà số 5D Hàm Long được khôi phục thành nhà lưu niệm, trưng bày các tài liệu, kỷ vật gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Bộ tràng kỷ, bộ ấm tích, 4 ghế đẩu, một giường gỗ, 2 hòm gỗ, nồi chảo, bát đĩa… là những hiện vật đã được phục chế.
Năm 1964, Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội chính thức công nhận nhà số 5D Hàm Long là Di tích cách mạng và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định số 29-VH/QĐ-1964 công nhận là Di tích cách mạng Hà Nội.



Năm 2000, nhà 5D Hàm Long đã được tu bổ, cố gắng khôi phục diện mạo như thời điểm ra đời Chi bộ Cộng sản đầu tiên (tháng 3/1929).
Di tích 5D Hàm Long hiện nay do Bảo tàng Hà Nội trực tiếp quản lý; kết cấu kiến trúc cũ của ngôi nhà được bảo tồn, các đồ đạc bày biện trong nhà còn lại gần như nguyên vẹn. Hiện tại, di tích Nhà 5D Hàm Long gồm phòng lưu niệm, phòng trưng bày, phòng khánh tiết, phòng làm việc và khu phụ với diện tích trên 500m2. Sau khi tiếp quản từ Bảo tàng Hà Nội vào năm 2012 đến nay, Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội tiếp tục thực hiện tu bổ di tích Nhà 5D Hàm Long trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng. Di tích 5D Hàm Long cùng với các di tích 90 Thợ Nhuộm, 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… đã tô thêm cho trang sử hào hùng của Cách mạng Việt Nam.



Bên cạnh việc tiếp tục bảo tồn di tích 5D Hàm Long một cách nguyên vẹn, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá di tích, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố để đưa di tích này trở thành một trong những điểm tham quan cần có trong chương trình ngoại khóa nhằm trang bị cho quần chúng, đảng viên hiểu biết lịch sử và niềm tự hào về đất nước mình.

TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK