Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang, ngày 20-21/10/2020
Cập nhật : 1:05 - 17/12/2020
Hội nghị có sự tham dự củađồng chí NguyễnVăn Tiến, Phó Chủtịch Hộiđồng nhân dân tỉnh HậuGiang; đồng chí Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử; cùng gần 360 đại biểulà Lãnh đạo Hội đồng nhân dân, lãnh đạo các Ban, đại biểu Hội đồng nhân dântỉnh và Thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh đạo các Ban Hội đồng nhân dân cáchuyện, thành phố; lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủyban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; cán bộ Trung tâm Bồi dưỡngđại biểu dân cử, các cơ quan báo đài Trung ương và của tỉnh Hậu Giang. 
 
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Tiến, PhóChủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang chào mừng toàn thể các đại biểu, các báo cáo viên vàđại diện của Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu thuộc Ban Công tác đại biểu về dự Hộinghị tập huấn 2 ngày tại Hậu Giang. Đồng chí khẳng định, đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, chịutrách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu củamình. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng, cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới,trao đổi phương pháp, kỹ năng và kinh nghiệm hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân là cần thiết, giúp đại biểu có thêm kiếnthức, kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn, từ đó tăng cường hoạt động để làmtròn trách nhiệm trước cử tri và nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hộitại địa phương. 

Những chuyên đề được chọnlựa trình bày tại Hội nghị do các báo cáo viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễntrong hoạt động dân cử trình bày, trao đổi trực tiếp về một số vấn đề nhằm giúpđại biểu hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về kỹ năng, nhiệm vụ của người đại biểu dâncử.  

Với tinh thần cầu thị, nghiêm túc, đồng chí Nguyễn Văn Tiến cho rằng những vấn đề được chia sẻ tại hộinghị sẽ là những tư liệu quý báu, do đó đề nghị các đại biểu tham dự hội nghịchú ý lắng nghe những chia sẻ của Báo cáo viên để bổ sung thêm kiến thức, kinhnghiệm phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân hiệu quả hơn. 

Theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang, Trung tâm bồi dưỡng đại biểudân cử đã xây dựng chương trình tập huấn gồm các nội dung: 
- Một số điểm mới của Luật tổ chức Chính phủ;
- Một số điểm mới của Luật tổ chức Chínhquyền địa phương;
- Những kỹ năng trong soạn thảo nghị quyếtchứa quy phạm pháp luật và nghị quyết cá biệt;
- Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân trong thẩmtra, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Kỹ năng thảo luận, chất vấn và tranh luậntại Nghị trường;
- Kỹ năng vận động bầu cử cần thiết cho ứngcử viên. 

Ngoài ra, về phía tỉnh, Thường trực Hội đồngnhân dân tỉnh Hậu Giang cũng đã dành thời gian giới thiệu thêm các nội dung mới,cần thiết cho hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong thời giantới; đó là: Giới thiệu Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh HậuGiang và Báo cáo tình hình vận hành các hệ thống thông tin của tỉnh Hậu Giang.

Trong thời gian 2 ngày với lượng nội dungtruyền đạt lớn, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử không thể xây dựng cácchuyên đề bồi dưỡng với phương pháp trao đổi thảo luận nhiều như các địa phươngkhác. Tuy nhiên, để phù hợp giữa nội dung và thời lượng, đồng thời thu hút đạibiểu vào những nội dung của từng chuyên đề, Trung tâm đã cùng với báo cáo viênthiết kế bài giảng có lồng ghép những cụm câu hỏi ngắn giúp các đại biểu có thểtrao đổi, tìm hiểu kỹ hơn về nội dung của các bài giảng. Bên cạnh đó, các chuyênđề cũng tập trung lấy ví dụ minh họa là những vấn đề cụ thể của địa phương đanggặp phải để đại biểu có thể tham khảo và hình dung được rõ hơn. Phương pháp truyền đạt khoa học của các báo cáo viêncùng sự trao đổi trực tiếp với các đại biểu tham dự đã nâng cao tính tích cực,chủ động cho đại biểu, giúp đại biểu tiếp thu các nội dung bồi dưỡng một cáchhiệu quả nhất.

Hội nghị bồi dưỡng phối hợp hàng năm giữaTrung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu và Thường trựcHội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang là cơ hội để đại biểu tiếp tục được trang bịthêm những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và phương pháp hoạt động cho đạibiểu Hộiđồng nhân dân các cấp. Đồng thời, đâycũng là dịp để các đại biểu Hội đồng nhân dân học hỏi, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm tốt, cùngtháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của ngườiđại biểu dân cử. Đánh giá kết quả hội nghị, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnhHậu Giang cho rằng, Hội nghị đã giúp đại biểu hiểu thêm về các nội dung đượcbồi dưỡng và nắm được rõ hơn một số nội dung đổi mới của các Luật. Đồng thờibày tỏ mong muốn Ban Công tác đại biểu trongnhiệm kỳ tới, tiếp tục hỗ trợ các địa phương, trong đó có Hậu Giang để bồidưỡng những kỹ năng hoạt động cơ bản và chuyên sâu cho các đại biểu Hội đồngnhân dân khóa mới. 

Trong nhiệm kỳ 2016-2021, hai đơn vị đãthường xuyên giữ mối liên hệ và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong công tác hoạtđộng bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của tỉnh Hậu Giang. Những kếtquả mà Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua có mộtphần nhờ sự quan tâm sát sao của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đối vớicông tác bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực, trình độ của đại biểu và mộtphần bởi sự đóng góp, đầu tư về nội dung chuyên môn các Hội nghị tập huấn từphía Ban Công tác đại biểu mà trực tiếp là Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dâncử.
 
TTBD
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK