Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An tại Tp Vinh, ngày 14-15/3/2019
Cập nhật : 10:17 - 18/03/2019
Sáng ngày 14/3/2019 diễn ra Hội nghị Bồi dưỡng Kỹ năng đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An, tham dự Hội nghị đại diện Ban Công tác đại biểu có Đ.c Đặng Xuân Phương, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu; các báo cáo viên có đ.c Phan Trung Lý, Nguyên Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, đ.c Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đ.c Bùi Đức Thụ, Nguyên Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, đ.c Bùi Nguyên Suý, Nguyên Phó Trưởng Ban Dân Nguyện; đại diện HĐND tỉnh có đ.c Cao Thị Hiền - Uỷ viên Thường Vụ HĐND tỉnh, PCT HĐND tỉnh, đ.c Hoàng Viết Đường - PCT HĐND tỉnh và 250 đại biểu đại diện MTTQ tỉnh, đại biểu HĐND cấp tỉnh - huyện - xã, các phòng Ban thuộc HĐND tỉnh và đại diện báo đài địa phương.



Bà Cao Thị Hiền - Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An phát biểu khai mạc Hội nghị
 
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị Uỷ viên Ban thường vụ tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An - Bà Cao Thị Hiền đánh giá cao tầm quan trọng của việc nâng cao kỹ năng dành cho đại biểu HĐND. Chính vì vậy, hằng năm, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An luôn phối hợp cùng Ban Công tác đại biểu lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn dành cho đại biểu HĐND các cấp của tỉnh. 

Các chuyên đề được trình bày tại Hội nghị gồm: Hội đồng nhân dân trong quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công ở địa phương; Kỹ năng tổ chức phiên giải trình của HĐND; Kỹ năng giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri; Kỹ năng truyền thông; Kỹ năng đối thoại và phản hồi; Kỹ năng phân tích chính sách và đánh giá tác động của chính sách, tham vấn công chúng; Giám sát hoạt động tư pháp đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thực thi quyết định của toà án; Xem xét và quyết định phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương....

Hội đồng nhân dân trong quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công ở địa phương. Năng lực ban hành quyết định của HĐND là rất quan trọng. Quyết định chủ trương đầu tư ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và môi trường sống của địa phương, vì vậy việc ra quyết định về chủ trương, cho phép đầu tư các chương trình dự án đầu tư công tại địa phương một cách chính xác là vô cùng quan trọng. Xác định được các dự án trọng điểm mang tính quyết định ở thời điểm hiện tại, hoặc các dự án tuy không mang lại lợi ích ngay nhưng có lợi đường dài trong tương lai của địa phương là một kỹ năng cần được đại biểu HĐND rèn dũa, tích lũy theo thời gian. Để đưa ra những quyết định cho chủ trương đầu tư đúng đắn thì đại biểu cần có kỹ năng phân tích và đánh giá tác động chính sách tại địa phương của mình. 



Toàn cảnh Hội nghị

Tham vấn công chúng là “hỏi” ý kiến của cử tri, của các chuyên gia, của cơ quan soạn thảo để đại biểu HĐND có cơ sở ra một quyết định về chính sách. Đại biểu HĐND nên tham vấn đối tượng chịu tác động và các bên có liên quan, chỉ nghe những người chịu tác động của chính sách thì mới có thể quyết định một cách chính xác và cảm nhận được sự cần thiết và phù hợp với chính sách được đưa ra. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, phiên giải trình gần giống với phiên chất vấn để quy trách nhiệm. Ưu điểm của phiên giải trình là có thể thường xuyên tổ chức, phản ứng kịp thời với những hoạt động ở địa phương, Tại phiên giải trình, một đại biểu có thể phát biểu nhiều lần để làm rõ vấn đề. Vì vậy để đưa ra được câu hỏi chất lượng, đại biểu nên lựa chọn kỹ vấn đề cần hỏi, thu thập thông tin, số liệu, chứng cứ làm rõ bản chất vấn đề … Do HĐND không hoạt động thường xuyên nên các phiên giải trình của HĐND là rất quan trọng. Các phiên giải trình vừa giúp thực hiện chức năng giám sát, vừa giúp thực hiện chức năng quyết định để các bên liên quan có thể phát biểu lên ý kiến của mình. 

Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu dân cử, kỹ năng xem xét và quyết định phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương do UBND trình Hội đồng nhân dân cũng là một chuyên đề được nhiều đại biểu quan tâm. Do tính chất phức tạp, nặng về chuyên ngành, nên trên thực tế có khá nhiều đại biểu HĐND còn lúng túng khi nghiên cứu và thông qua quyết định phê chuẩn dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách của địa phương. Đây là chuyên đề được các đại biểu tham gia thảo luận sôi nổi và trao đổi tích cực với các báo cáo viên của Trung tâm BD ĐBDC.

Một kỹ năng được nhiều đại biểu HĐND quan tâm tại Hội nghị bồi dưỡng lần này là Kỹ năng Giám sát đối với các hoạt động tư pháp. Quy chuyên đề, đại biểu HĐND nắm rõ hơn về kỹ năng giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri. Hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo (của đại biểu dân cử) được quy định cụ thể tại các điều luật của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. 
 
Một kỹ năng bổ trợ rất cần thiết giúp hoạt động của đại biểu dân cử hiệu quả hơn chính là Kỹ năng tiếp cận truyền thông và truyền thông. Truyền thông như một mũi tên có thể trúng nhiều đích, và cũng là một công cụ hiệu quả tác động đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri nhanh hơn và minh bạch hơn. Trong truyền thông, kỹ năng đối thoại và phản hồi rất quan trọng. Cách đối thoại và phản hồi tích cực của đại biểu dân cử với người dân và cử tri của mình sẽ quyết định đến niềm tin của nhân dân đối với các chủ trương, chính sách do HDND đưa ra. Mục tiêu của đối thoại chính là để chính quyền gần dân hơn, hiểu dân hơn. 

02 ngày của Hội nghị đã diễn ra theo đúng kế hoạch, chương trình, với nhiều chuyên đề được trình bày; thu hút sự quan tâm, trao đổi của đông đảo đại biểu tham dự. Phát biểu kết thúc Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An - Cao Thị Hiền một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc nâng cao các kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND, đồng thời trân trọng sự truyền tải tâm huyết của các báo cáo viên; trân trọng sự kết nối của Ban Công tác đại biểu thông qua Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử với HĐND tỉnh Nghệ An để tổ chức các khoá tập huấn theo yêu cầu của HĐND. Thường trực  HĐND tỉnh Nghệ An mong muốn Trung tâm Bồi dưỡng ĐBDC và Ban Công tác đại biểu tiếp tục có những chương trình tập huấn chất lượng và sát thực tiễn hơn nữa dành cho tỉnh nhà trong thời gian tới. 


TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK