Giới thiệu
Cập nhật : 10:39 - 03/01/2020
Logo Trung tâmLogo Trung tâm
 

Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử (TCER) là đơn vị cấp vụ thuộc Văn phòng Quốc hội, có chức năng nghiên cứu, tham mưu, tổ chức phục vụ Ban Công tác đại biểu trong việc giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội về công tác trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu dân cử.

Thành lập từ năm 2004  theo Quyết định số 514/QĐ/VPQH ngày 10 tháng 11 năm 2004 của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử có vị trí là đơn vị cấp phòng, đảm trách nhiệm vụ giúp lãnh đạo Văn phòng Quốc hội điều phối và tổ chức thực hiện các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn cho đại biểu dân cử. Để tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, ngày 03/3/2008 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết 591/2008/NQ-UBTVQH12 về việc nâng cấp Trung tâm từ đơn vị cấp Phòng thành đơn vị cấp Vụ và chuyển từ đơn vị thuộc khối phục vụ chung của Văn phòng Quốc hội thành đơn vị chuyên môn trực tiếp giúp việc cho Ban Công tác đại biểu.

Đến nay, sau một thời gian nỗ lực hoạt động với mục tiêu Củng cố tiềm lực - Nâng cao chất lượng cùng với tinh thần cầu thị, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử đã thu hút được sự đóng góp tâm huyết, trí tuệ của nhiều cơ quan, đơn vị và các cá nhân để xây dựng và phát triển được các chương trình bồi dưỡng đáp ứng được nhu cầu cập nhật kiến thức và nâng cao kỹ năng của các đại biểu dân cử.

 

1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử

Những ngày đầu mới thành lập, đội ngũ cán bộ, công chức của Trung tâm chỉ có 04 người, đến nay con số này đã là 11, trong đó có 01 đồng chí là Giám đốc Trung tâm, 01 đồng chí Hàm Vụ trưởng là Cố vấn Chương trình của Trung tâm, 02 đồng chí Phó Giám đốc và 07 đồng chí là chuyên viên. Ngoài ra, Trung tâm còn có 02 đồng chí là Phó Giám đốc kiêm nhiệm.

Nhằm đảm bảo cho Trung tâm hoạt động một cách chuyên nghiệp, khoa học và hiệu quả, đội ngũ chuyên viên của Trung tâm được phân công thực hiện nhiệm vụ theo 02 nhóm:

+ Nhóm Nghiệp vụ: xây dựng và phát triển các chương trình bồi dưỡng; tổ chức các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng đại biểu dân cử; duy trì, phát triển mạng lưới báo cáo viên; đánh giá chất lượng bồi dưỡng và thực hiện các nhiệm vụ khác về nghiệp vụ bồi dưỡng;

+ Nhóm Thông tin, hợp tác: đảm nhiệm việc duy trì, phát triển Website của Trung tâm; quản lý nguồn tri thức bồi dưỡng đại biểu dân cử; biên soạn, in ấn, phát hành sách, ấn phẩm bồi dưỡng đại biểu dân cử; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế theo sự phân công của lãnh đạo Trung tâm.

Việc phân công nhiệm vụ chuyên môn căn cứ vào năng lực cán bộ và đề cao tính chủ động, ý thức trách nhiệm và tinh thần phối hợp của các nhóm làm việc, qua đó đã thúc đẩy được sự phát triển về chuyên môn nghiệp vụ và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức.

 

2. Về hoạt động chuyên môn

Nhằm thực hiện nhiệm vụ phục vụ Ban Công tác đại biểu trong việc giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội  về công tác trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu dân cử, Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử đã tiến hành các hoạt động chuyên môn:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng theo kế hoạch và khung chương trình bồi dưỡng đại biểu dân cử đã được phê duyệt;

- Xây dựng đội ngũ giảng viên nguồn của Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử; phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước trong công tác nghiên cứu, bồi dưỡng đại biểu dân cử;

- Làm đầu mối phối hợp, triển khai việc biên soạn, thẩm định và ban hành giáo trình, tài liệu bồi dưỡng đại biểu dân cử.

- Duy trì và phát triển Website của Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử nhằm phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng đại biểu dân cử; thực hiện các hoạt động bồi dưỡng từ xa đối với đại biểu dân cử;

- Thực hiện việc tổng kết, đánh giá chất lượng bồi dưỡng đại biểu dân cử và tiến hành các hoạt động chuyên môn khác theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm.

Nhận thức đối tượng bồi dưỡng (đại biểu dân cử) là một đối tượng đặc biệt cần được tiếp cận bằng nội dung và phương pháp đặc thù, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá nhu cầu, tổ chức các hình thức bồi dưỡng đa dạng như tổ chức các Hội nghị tập huấn, các Hội thảo, các buổi Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm với những nội dung và phương pháp phù hợp; đồng thời chủ động xác định hình thức và phương pháp cụ thế, mức độ kết hợp giữa các hình thức và phương pháp đó với nhau cho từng hoạt động bồi dưỡng. Phương pháp bồi dưỡng chú trọng đến việc chia sẻ ý kiến, tương tác, phản hồi giữa báo cáo viên và đại biểu tham dự. Mỗi chuyên đề trong nội dung bồi dưỡng đều được các báo cáo viên dành tối thiểu 2/3 thời gian để các đại biểu thể hiện quan điểm qua các hình thức như: trao đổi, thảo luận nhóm, diễn tập, đóng vai trong những tình huống cụ thể, … Qua đó, các đại biểu chia sẻ những bài học hữu ích từ chính trải nghiệm của mình. Bên cạnh đó, Trung tâm còn xây dựng được cho mình một đội ngũ cộng tác viên đông đảo là các đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND giàu kinh nghiệm, các nhà khoa học, các giảng viên của các trường đại học, các viện nghiên cứu. Đồng thời, Trung tâm cũng thường xuyên tổ chức các Hội nghị tập huấn dành cho các báo cáo viên (TOT) để kịp thời cập nhật các nội dung cũng như các phương pháp sư phạm tiên tiến trên thế giới cho đội ngũ cộng tác viên của mình.

Luôn nỗ lực đổi mới về phương pháp nên các hội nghị do Trung tâm tổ chức đã nhận được sự đánh giá cao của đại biểu tham dự về tính hữu ích, sự phù hợp của chương trình và khả năng vận dụng vào công việc của đại biểu dân cử.

Với các hoạt động đã được triển khai, bước đầu Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử đã tích lũy cho mình những thông tin hữu ích, những kinh nghiệm và bài học cần thiết và xác định rõ hơn về mục tiêu phấn đầu trước mắt cũng như lâu dài để thực sự trở thành nơi Khơi dậy và chia sẻ tiềm năng người đại biểu nhân dân.

CÁC TIN KHÁC
Cán bộ trung tâm
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK