Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến môi trường đầu tư Việt Nam
Cập nhật : 17:48 - 20/04/2024


Thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu (gọi tắt làThuế tối thiểu toàn cầu) là một trong hai trụ cột chính của Chương trình hànhđộng chống xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận (Base erosion and profitshifting - BEPS) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng vàotháng 6/2013.

Mức thuế tối thiểu toàn cầu được quy định là 15%, áp dụng đốivới các công ty đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất toàn cầu từ 750 triệuEUR (800 triệu USD) trong ít nhất hai năm của bốn năm liền kề gần nhất.

Thuế tối thiểu toàn cầu đang là vấn đề nhận được nhiều sựquan tâm của cả cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài và các quốc gia nhận đầutư. Là điểm đến của nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam được nhận địnhlà sẽ chịu tác động đáng kể từ việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, đặc biệtlà trong công tác xúc tiến, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư nước ngoài.

1. Giảm tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xem chính sách ưu đãithuế nói chung, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng là một trong nhữngcông cụ quan trọng đểthực hiện mục tiêu thu hút đầu tư. Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng ưu đãi thuếnhư một công cụ đòn bẩy tài chỉnh để tác động đến xu hướng đầu tư.
Những hình thức ưu đãi, miễn giảm thuế được áp dụngcho các lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích phát triển.

Với vị trí là quốc gia nhận vốn và là nước đang phát triển, nếukhông sớm có giải pháp ứng phó, Việt Nam đứng trước nguy cơ giảm khả năng cạnhtranh trong thu hút ĐTNN do các nước phát triển sẽ tiến hành thu thuế tối thiểuđối với công ty mẹ dẫn đến ưu đãi thuế TNDN của Việt Nam không còn tác dụng đốivới các công ty này. Trong khi đó, môi trường đầu tư kinh doanh, hạ tầng kỹ thuật,hạ tầng công nghệ, chất lượng nguồn lao động, ngành công nghiệp hỗ trợ... củaViệt Nam chưa thực sự cạnh tranh, cần tiêp tục cải thiện. Khi đó, cùng với việcmất đi lợi thế so sánh về ưu đãi thuế TNDN sẽ dẫn đến việc giảm khả năng cạnh tranhtrong thu hút ĐTNN của Việt Nam so với các nước trong khu vực.

Hiện nay, hầu hết các đối tác đầu tư lớn của Việt Nam (Hàn Quốc,Nhật Bản,
Singapore...) đã có động thái rõ ràng về kế hoạchtriển khai quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu. Các quốc gia cạnh tranh thu hút ĐTNNvới Việt Nam trong khu vực đã và đang nghiên cứu, ban hành những hình thức ưuđãi đầu tư mới, vượt trội nhằm đảm bảo lợi thế cạnh tranh, duy trì sức hấp dẫnđối với các nhà ĐTNN.

2. Ảnh hưởng đến mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Bên cạnh khả năng cải thiện các nguồn thu thuế từ các công tycông nghệ đa quốc gia có doanh thu lớn (các Big Tech như: Netflix, Facebook,Google và các nền tảng thương mại điện tử khác), việc tham gia thỏa thuận thuếtối thiểu toàn cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng vốn ĐTNN trên thế giới,trong đó các nước thu hút
FDI thông qua các ưu đãi thuế như Việt Nam sẽ gặpnhiều khó khăn. Mục tiêu thu hút vốn ĐTNN đầy tham vọng sẽ gặp thách thức rất lớn(giai đoạn 2021-2025 khoảng 150 - 200 tỉUSD; giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 200 - 300 tỉ USD).

Đặc biệt, nền kinh tế toàn cầu đang đứng trước nhiều thách thứcnhanh chóng, khó lường. Năm 2023, World Bank dự báo triển vọng tăng trưởng GDPtoàn cầu đạt 1,7%, thấp nhất trong gần 3 thập kỷ qua; IMF đưa ra dự báo lạcquan hơn ở mức 2,9%, tuy nhiên, vẫn thấp hơn đáng kể so với mức 3,4% ước tính củanăm 2022. Bên cạnh đó, UNCTAD cho biết dòng vốn ĐTNN đã có dấu hiệu bão hòa vàchững lại kể từ giữa năm 2022 và có thể giảm hoặc đi ngang trong năm 2023 so vớimức phục hồi tích cực của năm 2021.

3. Tác động đến kế hoạch mở rộng đầu tư của các dự án hiện hữu

Việc mở rộng đầu tư của các dự án hiện hữu cũng có nguy cơ giảmsút (trong khi Việt Nam đặt mục tiêu vốn thực hiện 20 -30 tỉ USD/năm cho giaiđoạn 2021
- 2025; 30 -40 tỉ USD/năm cho giai đoạn 2026 -2030). Nguyên nhân là do nhiều dự án quy mô lớn thuộc lĩnh vực công nghệ cao,ngành ưu đãi đầu tư với mức
thuế suất thấp hơn 15%. Nếu áp dụng mức thuế tốithiểu toàn cầu là 15%, thì những lợi ích mang lại từ chính sách ưu đãi thuế màcác công ty này được hưởng tại Việt Nam sẽ không còn, từ đó ảnh hưởng đến tínhhấp dẫn của thị trường Việt Nam trong thu hút ĐTNN.

4. Khả năng xung đột với nguyên tắc bất hồi tố với ưu đãi đầutư

Luật Đầu tư nước ngoài trước đây và Luật Đầu tư hiện hành củaViệt Nam luôn nhất quán nguyên tắc bất hồi tố đối với các ưu đãi đầu tư đã đượccấp, hoặc đã cam kết với nhà đầu tư khi bắt đầu triển khai dự án tại Việt Nam.Theo đó,
"trường hợp văn bản pháp luật mới được banhành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trướcđó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đócho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư.

Trong trường hợp Việt Nam điều chỉnh mức thuế suất ưu đãi lênmức tối thiểu 15% mà không có các giải pháp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mớithì sẽ xung đột với nguyên tắc bất hồi tố đối với ưu đãi đầu tư theo quy định củapháp luật đầu tư

5. Niềm tin của các nhà đầu tư giảm sút

Việc giữ nguyên ưu đãi cho các dự án đã cấp trước đó, vềnguyên tắc sẽ không ảnh hưởng đến cam kết của Việt Nam với nhà đầu tư; nhưng nếukhông có giải pháp, thì mức ưu đãi này sẽ là vô nghĩa với họ (vì vẫn phải nộp mứcchênh lệch tại quốc gia đặt trụ sở). Qua đó, ảnh hưởng đến mức độ "thiệnchí đồng hành" của Việt Nam với cộng đồng nhà đầu tư.

6. Gia tăng áp lực đối với công tác quản lý nhà nước về đầutư nước ngoài

Công tác quản lý nhà nước về ĐTNN, đặc biệt trong việc thuthuế đối với các công ty đa quốc gia trước mắt sẽ có những khó khăn do: (i) yêucầu phải có hệ thống hành lang pháp lý hoàn chỉnh, nguồn nhân lực và hạ tầngcông nghệ phát triển để rà soát, bóc tách từng giao dịch, xác định chính xác, đầyđủ từng loại doanh thu, lợi nhuận của các công ty đa quốc gia; (ii) việc kết nốihệ thống cơ sở dữ liệu, thu thập, trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năngtrong và ngoài nước phục vụ công tác quản lý thuế các công ty đa quốc gia còn hạnchế; (iii) mức độ hoàn thiện các quy trình quản lý chưa được đồng bộ, mức độliên kết và tích hợp giữa các quy trình nghiệp vụ chưa cao do chưa có mô hình tổngthể tái thiết kế các quy trình nghiệp vụ theo luồng công việc gắn kết với ứng dụngcông nghệ thông tin; (iv) chất lượng nguồn nhân lực, các phương pháp, kỹ năngthanh tra, kiểm tra chưa theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của các công tyđa quốc gia và các mô hình kinh doanh mới.

 

Tham khảo:

Tờ trình 414/TTr-CP về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việcáp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK