VAI TRÒ LẬP PHÁP TRONG XÂY DỰNG CÁC CHẾ ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIÁM SÁT, KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Cập nhật : 17:42 - 20/04/2024


1. Các quy địnhvề QuỹBHXH, tổ chức, quản lý quỹ BHXH được quy định tại các điều:      

Luật Bảo hiểm xã hộinăm 2014 đã thiết lập các chế định liên quan đến giám sát, kiểm soát rủi ro trongquá trình đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội hướng đến mục tiêu đảm bảo tính bền vững vềmặt tài chính cho quỹ cũng như việc quản lý quỹ một cách hiệu quả phù hợp vớiphát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, cụ thể như sau:

-Về chế độ báo cáo, kiểm toán: Hằng năm, Chính phủ báo cáoQuốc hội về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý vàsử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 1, Điều 16.

- Quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội đượcquy định cụ thể tại Điều 8 đối với hệ thống các cơ quan quản lý như sau:

+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước vềbảo hiểm xã hội.

+Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiệnquản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

+Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quảnlý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

+Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi,bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.

+Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hộitrong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

-Về các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 82 như sau:

+ Người sử dụng lao động đóng theo quy địnhtại Điều 86 của Luật này.

+ Người lao động đóng theo quy định tại Điều 85 và Điều 87 của Luật.

+ Tiền sinh lời của hoạt động đầutư từ quỹ.

+ Hỗ trợ của Nhà nước.

+ Các nguồn thu hợp pháp khác.

Ngoài ra, Luật bảo hiểm xã hội còn quy địnhcác quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội tại Điều 83 bao gồm: Quỹ ốm đau vàthai sản; Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quỹ hưu trí và tử tuất.

- Về chế độ chi quản lý bảo hiểm xã hội đượcquy định tại Điều 90 cụ thể như sau:

+ Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được sửdụng để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

* Tuyên truyền, phổ biến chính sách, phápluật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểmxã hội;

  *Cải cách thủ tục bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quảnlý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội;

    *Tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểmxã hội các cấp.

Nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ trên,hằng năm được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội vàđược Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết. Định kỳ 03 năm, Chính phủ báocáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định về mức chi phí quản lý bảohiểm xã hội.

- Về nguyên tắc đầu tư vàhình thức đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và thu hồiđược vốn đầu tư thông qua việc mua trái phiếu Chính phủ; Gửi tiền, mua trái phiếu,kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt độngtốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Cho ngân sách nhànước vay theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 Luật Bảo hiểm xã hội.

- Cơ quan Nhà nước có chứcnăng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thanh tra việc đóng bảo hiểmxã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và nhiệm vụ khác thuộc chức năng củacơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 93 của Luật Bảohiểm xã hội.

Về chức năng, nhiệm vụ củaHội đồng quản lý bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 94 và Điều 95 như sau:

Hội đồng quản lý bảo hiểmxã hội được tổ chức ở cấp quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát hoạt động củacơ quan bảo hiểm xã hội và tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vàbảo hiểm thất nghiệp.

Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội gồm đạidiện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tổ chức đại diện người sử dụng lao động,cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểmy tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tổ chức khác có liên quan.

Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội có Chủ tịch,các Phó Chủ tịch và các ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội là 05 năm.

Thông qua chiến lược phát triển ngành bảohiểm xã hội, kế hoạch dài hạn, 05 năm, hằng năm về thực hiện các chế độ bảo hiểmxã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đề án bảotoàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Giám sát, kiểm tra việc thực hiện của cơquan bảo hiểm xã hội về chiến lược, kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt.

Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyềnxây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ytế, bảo hiểm thất nghiệp, chiến lược phát triển bảo hiểm xã hội, kiện toàn hệthống tổ chức cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ chế quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểmxã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Quyết định và chịu trách nhiệm trước Chínhphủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở đề nghị của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Thông qua các báo cáo hằng năm về việc thựchiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tình hìnhquản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệptrước khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền.

Thông qua dự toán hằng năm về thu, chi cácquỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; mức chi phí quản lý bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trước khi Bảo hiểm xã hội ViệtNam trình cơ quan có thẩm quyền.

Hằng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ vềtình hình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và kết quả hoạt động.Ngoài ra, Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

 

 

2. Kết quả hoạt động quỹ BHXH

Số thu vào Quỹ Hưutrí, tử tuất chiếm tỷ trọng lớn theo cơ cấu các quỹ thành phần với tổng số gần268,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 87,38% so với tổng số thu).

Tỷ trọng tổng số chi so với tổng số thu của Quỹ bảo hiểm xã hội (bao gồmcả Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp) ở mức 79% (242.234 tỷ đồng/306.939 tỷ đồng). Trong đó, Quỹ Hưu trí và tửtuất: 72,23% (193.708 tỷ đồng/268.194 tỷ đồng).

Tình hình kết dư Quỹ:  Tínhđến hết năm 2022, tổng số kết dư Quỹ Bảo hiểm xã hội ước đạt khoảng 1.137.103 tỷđồng, trong đó Quỹ Hưu trí, tử tuất kết dư 988.426 tỷ đồng.

Việc đầu tư QuỹBảo hiểm xã hội: Các hình thức đầu tư vẫn chủ yếu là mua trái phiếuChính phủ (chiếm 81,8% tổng số dư của quỹ), gửi tiền, mua trái phiếu, chứngchỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại chỉ chiếm 18,2%. Tỷ lệ đầu tư vàotrái phiếu Chính phủ giảm và tỷ lệ gửi tiền, mua trái phiếu, chứng chỉ tiềngửi tại các ngân hàng thương mại đãcó thay đổi theo hướng tích cực so với năm trước (năm 2021 tỷ lệ đầu tư vàotrái phiếu Chính phủ chiếm 86,9%; tỷ lệ gửi tiền, mua trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngânhàng thương mại chiếm 13,1%). Lãi suất đầutư bình quân năm 2022 đạt 4,19%. Theo đánh giá của Ủy ban Xã hội thấy rằng: Các hình thức đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội đã tuân thủ theo đúng quy định. Lãi suất đầu tư bình quân năm 2022 chỉ cao hơn chỉsố giá tiêu dùng 1,04% và vẫn duy trì xu hướng giảm dần qua các năm (năm2021 đạt 4,39%, năm 2020 đạt 5,02%). Nếu trừ đi chi phí quản lý của toànngành thì tiền lãi thực qua đầu tư còn lại chưa đến 31 nghìn tỷ.

3. Đánh giá tính thống nhất, tính phù hợp,tính hiệu quả, tính khả thi đầutư quỹ bảo hiểm xã hội

Như vậy, pháp luật BHXH đã quy định rõ cácchế định liên quan đến giámsát, kiểm soát rủi ro trong quá trình đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, thể hiện tínhthống nhất, tính phù hợp, tínhhiệu quả, tính khả thi, cụthể:

 - Tính thống nhất: Pháp luậtBHXH được ban hành là hợp Hiến, bảo đảm thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bảntrong hệ thống pháp luật. Văn bản hướng dẫn do các cơ quan nhà nước cấp dướiban hành đều phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấptrên. Thống nhất chức năng quản lý theo phân cấp, phân quyền: Nhà nước có chứcnăng quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội;Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội được tổ chức ở cấp quốc gia có trách nhiệm chỉđạo, giám sát hoạt động của cơ quan bảo hiểm xã hội và tư vấn chính sách bảo hiểmxã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, thông qua đề án bảo toàn và tăngtrưởng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, Quyết địnhvà chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư củacác quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở đề nghịcủa cơ quan bảo hiểm xã hội; Quốc hôi giám sát hoạt động BHXH và sử dụng quỹBHXH theo Điều 16. Chế độ báo cáo, kiểm toán: 1. Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hìnhthực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểmxã hội.”. Khoản 2, Đoiều 90: “Định kỳ 03 năm, Chính phủ báocáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định về mức chi phí quản lý bảohiểm xã hội”; Công đoàn và Mặt trận tổ quốc tham gia kiểm tra giám sát việc quảnlý sử dụng quỹ BHXH; Hằng năm, cơquan bảo hiểm xã hội tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về tìnhhình thực hiện bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương quản lý.

-  Tínhphù hợp: pháp luật BHXH phù hợp với các điều kiện kinh tế và chính trị của đấtnước. Đặc biệt là thể chế hóa các chủ trương đường lối và chính sách của Đảng. Đồng thời, hệ thống pháp luật BHXH phù hợp với đạo đức,tập quán, truyền thống và các quy phạm xã hội khác.

- Tính hiệu quả: phápluật BHXH đã thể hiện kết quả cụ thể của sự tác động pháp luật đếncác quan hệ xã hội được đánh giá tác động về kinh tế, xã hội và bảo đảm bình đẵnggiới và được đánh giá theo từng cấp độ khác nhau. Cụ thể: Các hình thức đầu tư theo đúng quy định của luật nhằm bảo đảm an toàn,hiệu quả; tuy nhiên, lãi suất đầu tư bình quân năm 2022 chỉ cao hơn chỉ số giátiêu dùng 1,04% và vẫn duy trì xu hướng giảm dần qua các năm (năm 2021 đạt4,39%, năm 2020 đạt 5,02%)

- Tính khả thi: pháp luật BHXH cơ bảnphù hợp, tương thích với các quy định của pháp luật và trình độ phát triển kinhtê, xã hội, phù hợp với quy tắc chung của cuộc sống, được mọi cá nhân, đơn vịthuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản tự giác chấp hành.

 

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK