Nội dung quản lý Qũy Bảo hiểm xã hội của Việt Nam
Cập nhật : 17:41 - 20/04/2024


Theo quy định hiện hành, việc tổ chứcthực triển chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ Bảohiểm xã hội do cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện và được đặt dưới sựgiám sát, chỉ đạo chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, Hộiđồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội.

Ngoài ra, Quỹ Bảo hiểm xã hội còn đượckiểm toán định kỳ 3 năm một lần. Hàng năm Quốc hội thực hiện việc giám sát tốicao tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội và quản lý, sử dụngquỹ để đảm bảo việc quản lý và sử dụng các quỹ Bảo hiểm xã hội theo đúng luật định,đảm bảo quyền lợi, niềm tin cho người tham gia bảo hiểm xã hội nói riêng vàchính sách an sinh xã hội nói chung. Việc sử dụng các quỹ Bảo hiểm xã hội đểchi cho các mục đích ngoài quy định của luật trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều phảiđược sự phê chuẩn của Quốc hội; trong tình huống cấp bách, phi truyền thống nhưtình hình dịch COVID-19, phải được sự phê chuẩn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Xuất phát từ quan niệm, yếu cầu vànguyên tắc quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội nêu trên, quản lý quỹ Bảo hiểm xã hộibao gồm các nội dung sau đây: (i) Quản lý thu quỹ; (ii) Quản lý chi quỹ; (iii)Quản lý cân đối quỹ và (iv) Quản lý đầu tư quỹ

(1)Quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội

Quản lý thu quỹ Bảo hiểm xã hội bao gồmcác khâu sau đây:

- Quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểmxã hội: Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội chính là các cá nhân, các tổ chức cótrách nhiệm đóng góp để tạo lập nên quỹ Bảo hiểm xã hội.

- Quản lý căn cứ đảm bảo đóng Bảo hiểmxã hội: Trong chính sách Bảo hiểm xã hội, tiền lương tiền công của người lao độngđược chọn làm căn cứ đóng do đây là một khoản thu nhập đều đặn hàng tháng của ngườilao động. Quản lý mức đóng bảo hiểm xã hội bao gồm quản lý căn cứ đóng và tỷ lệđóng thường xuyên có sự thay đổi.

- Quản lý tổ chức thu bảo hiểm xã hội:Mô hình quản lý tổ chức thu bảo hiểm xã hội; Quy trình tổ chức thu bảo hiểm xãhội.

- Quản lý rủi ro thu bảo hiểm xã hội:Quản lý rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và cóhệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mấtmát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro

- Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành vềđóng bảo hiểm xã hội: Trong tất cả các khâu của quy trình thu bảo hiểm xã hội,khâu nào cũng có thể tồn tại những sai phạm, do đó thanh tra, kiểm tra việc chấphành pháp luật về thu bảo hiểm xã hội thường bao gồm: Thanh tra, kiểm tra vềtình hình tham gia bảo hiểm xã hội của NLĐ và NSDLĐ, thanh tra, kiểm tra tìnhhình đóng bảo hiểm xã hội.

Phương thức thu bảo hiểm xã hội: (1)Thu trực tiếp từ NLĐ; (2) Thu gián tiếp qua hệ thống thuế; (3) Thu gián tiếpqua đại lý.

Số lượng người lao động tham gia bảohiểm xã hội ngày càng tăng, dẫn đến nhiệm vụ thu ngày càng lớn. Đến 31/3/2023,có 17,477 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội (chiếm 37,42% LLLĐ trong độ tuổilao động), trong đó 15,978 triệu người tham gia BHXH bắt buộc (chiếm 34,3%) và1,464 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (Bản tin TTLĐ quý I/2023,Bộ LĐTBXH).

Để thực hiện nhiệm vụ thu các khoảnthu của quỹ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức hệ thống thu từtrung ương xuống đến địa phương.

Nguyên tắc thu bảo hiểm xã hội: (1)thu dựa trên các văn bản pháp luật; (2) thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng vàđảm bảo đúng thời gian quy định; (3) bảo đảm quyền lợi người tham gia bảo hiểmxã hội; (4) bảo đảm hoạt động thu bảo hiểm xã hội ổn định, bền vững, hiệu quả.

(2)Quản lý chi Quỹ Bảo hiểm xã hội

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội2014, Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng để: chi trả các chế độ bảo hiểm xã hộicho người lao động; đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu, hoặc nghỉviệc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, hoặc nghỉ việchưởng trợ cấp thai sản khi sinh con, hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởngtrợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữatrị dài ngày; chi phí quản lý bảo hiểm xã hội; trả phí khám giám định mức suygiảm khả năng lao động theo quy định của pháp luật; đầu tư để bảo toàn và tăngtrưởng quỹ.

Quản lý chi quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm:

- Tổ chức bộ máy quản lý chi trả quỹ bảohiểm xã hội bao gồm: bảo hiểm xã hội tỉnh; bảo hiểm xã hội các huyện, thị xã vàcơ quan Bưu điện theo hợp đồng ký kết với cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Tổ chức chi trả cho các đối tượnghưởng chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm: đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hộihàng tháng; đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần và đối tượng hưởngchế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn. Chi mua BHYT cho 1 số đối tượng; Chi cho quảnlý

- Phương thức và hình thức chi trảcác chế độ BHXH: chi trả trực tiếp bằng tiền mặt; chi trả qua đơn vị sử dụnglao động; qua tài khoản cá nhân người hưởng.

Số lượng đối tượng phục vụ chi trảngày càng lớn. Đến 31/3/2023 có 3,3 triệu người hưởng lương hưu và các chế độBHXH hàng tháng; có 2.163. 447 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡngsức phục hồi sức khỏe (Bản tin TTLĐ quý I/2023, Bộ LĐTBXH).

Riêng quỹ hưu trí và tử tuất, số chihàng năm đã rất lớn và tăng nhanh. Đến năm 2021, tổng số chi là gần 177 nghìn tỷđồng, tăng gần 3,2 lần so với năm 2016.

Mọi khoản chi từ quỹ BHXH đều phảituân theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng các quỹ BHXH để chi cho các mụcđích ngoài quy định của luật trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều phải được sự phêchuẩn của Quốc hội.

Mặc dù vậy, việc quản lý thu vẫn cònmột số tồn tại như chưa thu đủ do tình trạng nộp thiếu, nợ, trốn đóng BHXH hoặclà trường hợp thu sai đối tượng. ví dụ, vụ hơn 4.000 chủ hộ kinh doanh cá thể ở54 tỉnh đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhiều năm từ năm 2003 – 2016, có ngườiđóng đến năm 2020, nhưng lại bị “treo” lương hưu[1]

(3) Quản lý cân đốiquỹ BHXH

Trong các mục tiêu quan trọng của quảnlý và sử dụng các quỹ BHXH đó là phải đảm bảo cân đối thu - chi các quỹ BHXH đểđảm bảo nguồn tài chính chi trả các chế độ BHXH cho người hưởng và bù đắp mộtphần lạm phát cho người hưởng các chế độ BHXH thông qua việc thực hiện điều chỉnhlương hưu, trợ cấp BHXH cho người hưởng theo quy định.

Để đảm bảo cân đối thu - chi các quỹBHXH, ngoài việc chi trả các chế độ cho người hưởng, phần kết dư của quỹ BHXHcòn được sử dụng đầu tư để bảo toàn, tăng trưởng quỹ, đảm bảo nguồn kinh phí đểchi trả các chế độ như hưu trí, tử tuất, TNLĐ, BNN cho người lao động trong dàihạn. Nguyên tắc và hình thức đầu tư các quỹ BHXH được pháp luật về BHXH quy địnhrất cụ thể và hoạt động đầu tư được đặt dưới sự giám sát của các cơ quan quảnlý nhà nước về BHXH, Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam, Chính phủ và Quốc hội đảmbảo chặt chẽ, minh bạch.

Theo báo cáo của Chính phủ, các quỹBHXH hiện nay đều đang đảm bảo cân đối thu - chi. Song với vai trò của quỹ BHXHlà đảm bảo an sinh xã hội cho người tham gia theo quy định của Luật BHXH và đảmbảo đúng nguyên tắc đóng - hưởng, có chia sẻ thì mục tiêu bảo đảm cân đối quỹtrong dài hạn cho các chế độ hưu trí, tử tuất, TNLĐ-BNN cần được cân nhắc hết sứcthận trọng, kỹ càng đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với sự thay đổilớn về đặc điểm của quy mô và cơ cấu dân số (già hóa dân số).

Theo dự báo của ILO vào năm 2013[2],nếu giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như lúc đó thì đến năm 2021 tổng chi cho lương hưutheo hệ thống PAYGO sẽ vượt quá mức thu 22% và quỹ sẽ cạn kiệt vào năm 2034.Còn nếu tăng tuổi hưu lên 62 Nam (60 nữ) như hiện nay thì chi vượt thu vào năm2027 và quỹ sẽ cạn kiệt vào năm 2040.

(4)Quản lý đầu tư quỹ

Ba nguyên tắc cổ điển cơ bản được ápdụng trong đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội là: (1) An toàn (bảo vệ người tham gia);(2) Lợi nhuận (tối đa hóa hiệu quả đầu tư); (3) Tính thanh khoản (có đủ dòng tiềnkhi cần thiết).

Tại Việt Nam, hoạtđộng đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọngngay từ khi mới thành lập quỹ Bảo hiểm xã hội vào năm 1995. Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều91. Qy định nguyên tắc đầu tư như sau: (1) Đảo đảm minh bạch; (2) An toàn;(3) Hiệu quả và; (4) Thu hồi được vốn đầu tư.



[2]ILO. 2013. Actuarial valuation of the public pension scheme of the VietnamSocial Security Fund.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK