MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI DOẠN 2021-2025
Cập nhật : 17:41 - 20/04/2024


1. Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức vềgiảm nghèo bền vững

a)Nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với côngtác giảm nghèo, xác định giảm nghèo góp phần quan trọng tạo động lực cho pháttriển bền vững của đất nước; phát triển kinh tế phải gắn với thực hiện tiến bộ,công bằng xã hội, đặt con người là trung tâm của sự phát triển trong điều kiệnmới. Xácđịnh công tác giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, lâu dàicủa cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; tuyên truyền, tạo sự thống nhất trongcác cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và toàn xã hội về nhận thức và hành động,nhất là cấp cơ sở.

b) Đẩy mạnh côngtác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, cácngành và toàn xã hội, nhất là người dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhậnthức và hành động trong giảm nghèo bền vững; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoànkết, tinh thần "tương thân, tương ái" của dân tộc ta đối với ngườinghèo.

c) Đổi mới, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phongtrào thi đua Cả nướcchung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tựlực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, khôngtrông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội của người dânvà cộng đồng, phấn đấu Vì một Việt Nam không còn đói nghèo.

2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách giảm nghèo bền vững

a) Tiếp tục rà soát, hoàn thiệncơ chế, chính sách giảm nghèo đachiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếpcận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dântheo Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư; đổi mới cáchtiếp cận về giảm nghèo góp phần đảm bảoan sinh xã hội,xây dựng chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2026-2030,tiếp tục ưu tiên nguồn lực hỗ trợ đầu tư đểđến năm 2030 cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn; ban hành chínhsách hỗ trợ có điều kiện; tăngcường tín dụng chính sáchxã hội cho người nghèo.

Rà soát, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiệnChương trình theo phân công tại Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 củaChính phủ và các văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện các dự án, tiểu dự ánthuộc Chương trình.

b) Có chính sách khuyếnkhích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụsản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộnghèo, cận nghèo; hỗ trợ pháttriển các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi.

c) Đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xãhội liên vùng, tăng cường kết nối vùng đã phát triển với vùng khó khăn;có chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn, gắn với bảo đảm quốcphòng - an ninh.

3. Chỉ đạo, điều hành, phối hợp tổ chức nâng caohiệu quả thực hiện Chương trình

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phân công, phâncấp, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân, nhất làtrách nhiệm người đứng đầu trong công tác giảm nghèo. Chú trọng xây dựng và tổchức thực hiện hiệu quả nghị quyết của cấp ủy về giảm nghèo; phân công cấp ủy,tổ chức đảng, chính quyền và đảng viên giúp đỡ hộ nghèo, địa bàn khó khăn.

4. Tổ chức triển khai thực hiện các dự án, tiểu dựán, chính sách giảm nghèo thườngxuyên, tín dụng chính sách xã hội hỗ trợ giảm nghèo

a) Thực hiện hiệu quả việc lồng ghép việc thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chungvà cơ chế, chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương trình mụctiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn cả nước,nhất là ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khókhăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

b) Tiếptục ưu tiên nguồn lực thực hiện Chương trình, đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả các nguồnlực trong nước và quốc tế.

5. Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo

Nâng cao năng lực đội ngũ những người làm công tác giảm nghèo,những người tham gia thực hiện các nội dung của Chương trình để hỗ trợ ngườinghèo vươn lên thoát nghèo, hỗ trợ người dân nâng cao năng lực, không rơi vàotình trạng nghèo đói. Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nướccho các đối tượng trực tiếp tham gia thực hiện các dự án của Chương trình.

6. Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý các vi phạm

a) Rà soát,nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộihướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mụctiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đảmbảo đơn giản hóa các mẫu biểu báo cáo, gắn các chỉ tiêu, kết quả thực hiện vớithực tế triển khai; bổ sung các nội dung còn chưa hướng dẫn. Xây dựng, hoànthiện Hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia liên thông với Hệ thốnggiám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia; hệ thống cơ sở dữ liệu vàphần mềm quản lý dữ liệu giảm nghèo các cấp.

b) Tiếp tụctăng cường công tác giám sát, đánh giá; thanh tra, kiểm tra thực hiện Chươngtrình tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Cóbiện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xửlý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện Chương trình.

 

Tham khảo :

Báo cáo số 430/BC-CP ngày 03 tháng 9  năm 2023 của Chính phủ về báocáo đánh giá giữa kỳ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn2021-2025.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK