Quá trình phát triển của Phật giáo tại Việt Nam
Cập nhật : 17:40 - 20/04/2024


Đạo Phật được truyền vào Việt Nam từđầu Công nguyên và trở thành một tôn giáo của dân tộc. Trải qua suốt chiều dàicủa lịch sử dựng nước và giữ nước, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thốngnhất đất nước, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩangày nay. Theo đó, Phật giáo luôn đóng góp trong khối đoàn kết toàn dân tộc,trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội, chung sức, đồng tâm xây dựng, phát triểnđất nước. Đồng thời, Phật giáo không chỉ khuyên con người dứt bỏ tham, sân, si,phát triển bốn đức tính vô lượng từ, bi, hỷ, xả mà còn khuyên nhủ con ngườitránh những sai lầm có tính giáo điều như quá nệ vào thần khải, quá nệ vàotruyền thống, lập luận đơn thuận, xem xét sự vật một cách hời hợt, chỉ chấpnhận một quan điểm, lý thuyết...

Sau hơn 35 năm, đất nước đổi mới,Phật giáo đã có những bước phát triển đồng bộ, tích cực. Đời sống tôn giáo mởrộng và phát triển từ cảnh quan chùa đến nội dung phương thức hoạt động. Hoạtđộng của Phật giáo có nhiều đóng góp tích cực cho đời sống nhân sinh. Một bộphận không nhỏ người dân đã gửi gắm niềm tin vào Phật giáo, lấy chuẩn mực củađạo đức Phật giáo để điều chỉnh hành vi, cách ứng xử trong các mối quan hệ xãhội. Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, Phật giáovẫn tiếp tục xu hướng nhập thế, ngày càng quan tâm và tham gia nhiều hơn vàocác hoạt của đời sống kinh tế – xã hội.

Phật giáo truyền vào Việt Nam khásớm, có ý kiến cho rằng ngay từ đầu TK III trc.CN. Đầu công nguyên khi miền NamTrung Quốc chưa biết đến Phật giáo, Việt Nam đã có trung tâm Phật giáo Luy Lâu(nay thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh).

Thời kỳ đầu, Phật giáo được truyềnbá vào Việt Nam thông qua các nhà sư Ấn Độ, tuy nhiên trong lịch sử Phật giáoViệt Nam thì từ thế kỷ thứ VI cho đến thế kỷ X vẫn được xem là giai đoạn truyềngiáo của đạo Phật, song giai đoạn này các nhà truyền giáo của Ấn Độ bắt đầugiảm dần và các nhà truyền giáo của Trung Quốc bắt đầu tăng lên, dẫn theo đóbắt đầu có các phái thiền của Trung Quốc du nhập vào Việt Nam.

Từ thế kỷ X, nước ta bước vào kỷnguyên độc lập, tự chủ sau một ngàn năm Bắc thuộc. Việc này đã tạo điều kiệncho Phật giáo phát triển sang một bước mới. Dưới hai triều đại Đinh - Lê, tuykhông tuyên bố Phật giáo là Quốc đạo nhưng đã công nhận Phật giáo là tôn giáochính của cả nước. Các triều Vua Đinh - Lê có nhiều chính sách nâng đỡ đạoPhật. Đặc biệt Vua Lê Đại Hành và Vua Đinh Tiên Hoàng đã trọng dụng và phongthưởng cho nhiều nhà sư có công giúp Vua lo việc triều chính. Ở hai triều Đinh- Lê không chỉ trọng dụng các tăng sĩ mà còn hỗ trợ cho Phật giáo phát triển.Vua Lê Đại Hành và Đinh Tiên Hoàng đã cho xây dựng nhiều chùa tháp ở vùng HoaLư, biến nơi đây không chỉ là một trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội mà cònlà một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước.

Tuy nhiên, đến triều nhà Lý thì mớiđược xem là triều đại Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam vì Lý Công Uẩn - Lý TháiTổ (người sáng lập triều Lý) xuất thân từ chốn thiền môn nên ônghết lòng ủng hộ cho Phật giáo. Sau lễ đăng quang, Lý Thái Tổ ra sắc chỉ ban phẩmphục cho hàng tăng sĩ. Năm 1010, sau khi dời đô về Thăng Long, ông cho xây dựngmột số chùa lớn ở Thăng và cho tu bổ lại các chùa bị hư hỏng. Dưới triều Lý đãcó rất nhiều nhà sư nổi tiếng về việc tu hành và có những đóng góp cho đấtnước.

Dưới triều nhà Trần, Phật giáo ViệtNam phát triển tới mức cực thịnh và trở thành tôn giáo chính thống của cả nước.Vị vua đầu tiên của Triều Trần là vua Trần Thái Tông trong ba mươi ba năm giữngôi (1225-1258), ông vừa trị quốc vừa nghiên cứu Phật giáo và trở thành ngườicó trình độ Phật học uyên thâm. Bản thân ông cũng đã viết rất nhiều sách vănthơ mang tư tưởng Phật giáo. Dưới thời nhà Trần, ngoài Vua Trần Thái Tông thìcòn có nhiều vị Vua, quan khác đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triểncủa đạo Phật được lịch sử ghi nhận và tôn vinh.

Từ triều Lê Sơ (thế kỷ XV) trở đi,chế độ Phong kiến ở Việt Nam phát triển lên một bước mới, lấy Nho giáo làm chỗdựa cho tư tưởng chính trị và đạo đức nên Phật giáo từ chỗ phát triển cực thịnhđã suy yếu dần. Tuy nhiên với truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc thìPhật giáo vẫn giữ được gốc rễ sâu bền trong lòng nhân dân; đồng thời với tháiđộ khoan dung, Phật giáo đã làm cho tư tưởng Tam giáo (Phật, Lão, Nho) vốn cótừ trước bắt đầu mang một sắc thái mới.

Thời kỳ Nam - Bắc triều, khi chúa Trịnhở đàng ngoài, chúa Nguyễn ở đàng trong, Phật giáo có sự khởi sắc trở lại khicác Chúa Trịnh, Nguyễn đều tạo điều kiện cho việc tôn tạo, sửa chữa chùa chiền.

Từđầu thế kỷ XX, thực dân Pháp cai trị Việt Nam với công cụ hỗ trợ là Kitô giáođã làm cho vị thế của Phật giáo tiếp tục bị suy giảm. Do vậy từ những năm 30 củathế kỷ XX, một số nhà tu hành cùng các nhân sĩ có tinh thần dân tộc đã vận động“Chấn hưng Phật giáo”. Phong trào Chấn hưng Phật giáo không chỉ diễn ra ở ViệtNam mà còn diễn ra ở nhiều nước; đó là kết quả tất yếu của những biến đổi lớn vềkinh tế, văn hóa, xã hội, tư tưởng. Phong trào Chấn hưng Phật giáo nổ ra ởTrung Quốc, Nhật Bản sau đó lan ra nhiều nước Châu Á với các khẩu hiệu cách mạnggiáo lý, cách mạng giáo chế, cách mạng giáo hội. Phong trào chấn hưng Phật giáongoài mang ý nghĩa tôn giáo thì còn có ý nghĩa chính trị xã hội tích cực gắn vớicông cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; đó là một số nhà sư cùng một số nhân sĩtrí thức yêu nước, mến đạo, muốn đạo Phật phát triển nên đã sử dụng ngọn cờ Phậtgiáo để đoàn kết, tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp.

Phong trào Chấn hưng Phật giáo diễnra ở Sài Gòn và một số tỉnh miền Nam vào năm 1920 gắn với tên tuổi của các nhàsư tiên phong như Khánh Hòa (1877-1947), Thiện Chiếu (1898-1974)... Từ miềnNam, Phong trào Chấn hưng Phật giáo lan ra miền Trung, miền Bắc với các nhà sưnhư: Hòa thượng Giác Tiên (1880-1936), Thượng tọa Tố Liên (1903-1977), Thượngtọa Trí Hải (1906-1979)...Phong trào chấn hưng Phật giáo kéo dài đến năm 1950đã đưa lại những kết quả hết sức quan trọng đó là:

Thứ nhất: Đưa Phật giáo đi vào hoạt động có tổchức; khác với sự rời rạc lỏng lẻo trước đó. Một loạt tổ chức Phật giáo ra đờiở 03 miền nhưng trong giai đoạn này có 06 tổ chức quan trọng của tăng, ni, cưsĩ đó là:

- Ở miền Nam có 02 tổ chức, trong đó: Hội Nam kỳnghiên cứu Phật học do Hòa thượng Khánh Hòa lập vào năm 1930 (năm 1951,Cư sĩ Mai Thọ truyền lập lại lấy tên là Hội Phật học Việt Nam) và HộiTăng già Việt Nam được lập vào tháng 6/1951.

- Ở miền Trung có 02 tổ chức, trong đó: An Nam Phậthọc hội do Cư sĩ Lê Đình Thám lập năm 1932 và Hội Tăng già Trung Việt lập năm1949.

- Ở miền Bắc có 02 tổ chức, trong đó: Hội Phật giáoBắc Kỳ do cư sĩ Nguyễn Năng Quốc lập năm 1934 và Hội chỉnh lý Tăng ni Bắc Việtdo Thượng tọa Tố Liên thành lập năm 1949 (năm 1950 đổi tên thành HộiTăng già Bắc Việt).

Thứ hai: Một sự kiện quantrọng nữa trong lịch sử Phật giáo Việt Nam và cũng là kết quả của Phong tràoChấn hưng Phật giáo đó là năm 1951, tại Huế, các tổ chức Phật giáo nói trên đãhọp lại để lập ra Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Đây được coi là một cuộc vậnđộng thống nhất Phật giáo đầu tiên về mặt tổ chức của Phật giáo Việt Nam ở thếkỷ XX.

Thứ ba: Phong trào Chấnhưng Phật giáo đã xây dựng được một số cơ sở tôn giáo để đào tạo tăng, ni vàđưa việc đào tạo tăng ni trở thành quy củ, nề nếp. Sau đó kinh sách Phật giáođược biên dịch và phát hành rộng rãi, theo đó các tạp chí Phật học cũng được rađời để làm phương tiện chấn chỉnh về giáo lý, giáo luật.

Đến năm 1954, khi đất nước bị chi cắt thành 02 miềnthì tình hình Phật giáo ở 02 miền cũng bắt đầu có sự khác nhau, cụ thể:

Ở miền Bắc, trước nguyện vọng của tăng, ni phật tử,tháng 9/1957, các bậc cao tăng tiêu biểu đã tiến hành cuộc vận động thành lậptổ chức mới. Đến tháng 3/1958, giới Phật giáo các tỉnh miền Bắc tổ chức Đại hộiĐại biểu với sự tham dự của hơn 200 tăng, ni và tín đồ và thành lập tổ chức lấytên Hội Phật giáo Thống Nhất Việt Nam với mục đích hoạt động được xác định là"Hòa hợp tăng sự, cư sỹ, các nhà nghiên cứu Phật học để hoằng dương Phậtpháp, lợi lạc quần sinh, phụng sự tổ quốc và bảo vệ hòa bình". Sau khi rađời, Hội Phật giáo Thống Nhất Việt Nam vừa hoạt động tôn giáo vừa hoạt động xãhội, tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt Hội Phật giáo ThốngNhất Việt Nam đã động viên tín đồ, tăng ni ủng hộ, đóng góp tích cực vào sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống Mỹ cứunước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Có thể nói Hội Phật giáo ThốngNhất Việt Nam ra đời và hoạt động là bước chuyển quan trọng trong tiến trìnhgắn bó với dân tộc của Phật giáo miền Bắc.

Ở miền Nam, những năm 1954-1975, tình hình Phật giáocó những diễn biến phức tạp, đáng chú ý là có sự ra đời của nhiều tổ chức, hệphái. Tính đến năm 1975 có hàng chục tổ chức Phật giáo như: Giáo hội Phật giáoViệt Nam thống nhất, Phật giáo Nam tông Khơ me, Phật giáo Khất sỹ, Thiên thaiQuán tông, tịnh độ cư sỹ Phật hội, Việt Nam nghiên cứu Phật học hội, Cổ sơnmôn, Tịnh độ tông, Thiền tông lâm tế, Thiền định đạo tràng, Quan Âm phổtế...Trong số các tổ chức Phật giáo nói trên, phải kể đến sự ra đời của Giáohội Phật giáo Việt Nam thống nhất. Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất đượcthành lập năm 1964 trên cơ sở tập hợp được một số tổ chức hệ phái Phật giáo,trong đó nòng cốt là Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, sau một thời gianhoạt động, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất bắt đầu có sự phân rẽ thànhhai phái, một phái do Thượng tọa Thích Tâm Châu đứng đầu tách ra đặt trụ sở ởchùa Việt Nam Quốc tự nên được gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhấtQuốc tự (hay phái Việt Nam Quốc tự); phái còn lại đặt trụ sở ở chùa Ấn Quangnên gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất Ấn Quang (hay còn gọi phái ẤnQuang). Đến nhưng năm 1970, phái Ấn Quang tiếp tục có những bất đồng nội bộ vàcùng thời gian này phái Việt Nam Quốc tự cũng bị cô lập và tự tiêu vong vì cónhững hoạt động đi ngược lại nguyện vọng của tăng ni phật tử.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đấtnước hòa bình, độc lập, thống nhất đã tạo cơ duyên thuận lợi cho giới Phật giáothực hiện một phận sự lớn được đặt ra từ lâu. Tháng 11/1981, Đại hội đại biểuthống nhất Phật giáo Việt Nam diễn ra ở Hà Nội và thành lập “Giáo hội Phật giáoViệt Nam”. Trong đó đã bầu được hai cơ quan cao nhất lãnh đạo giáo hội là “Hộiđồng trị sự” và “Hội đồng chứng minh”. Đây là lần đầu tiên, đại hội được tiến hànhtrong hoàn cảnh dân tộc độc lập và nước nhà hoàn toàn thống nhất, điều kiệnthuận lợi cho Phật giáo phát huy vai trò của mình.

Có thể nói thống nhất Phật giáo ViệtNam là sự kiện cực kỳ quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam vì nó đáp ứngnguyện vọng tha thiết của tăng, ni phật tử trong cả nước; đồng thời tạo điềukiện hơn bao giờ hết  cho giới Phật giáo Việt Nam tiếp tục pháttriển, phát huy truyền thống gắn bó với dân tộc để "Hộ trì hoằng dươngPhật pháp, phục vụ tổ quốc Việt Nam xã hội Chủ nghĩa, góp phần đem lại hòabình, an lạc cho thế giới". 

Về ý nghĩa to lớn của việc thốngnhất Phật giáo, báo cáo tại Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam chỉrõ "Đây là lần đầu tiên sau hơn trăm năm bị nô lệ hóa bởi phong kiếnthực dân và đế quốc, Phật giáo Việt Nam chúng ta nay được nêu cao ngọn cờ độclập và tự do trong cộng đồng Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, một thời vàng son chođạo Phật Việt Nam mà chúng ta chỉ tìm thấy trong thời đại nhà Trần với Trúc lâmTam tổ. Nay thời đại vàng son đó đã đến và đang nằm trong tay chư vị đại biểucủa chín tổ chức hệ phái Phật giáo Việt Nam. Từ nay, chúng ta không còn phânbiệt phật tử miền Nam, Phật tử miền Trung, phật tử miền Bắc. Chúng ta chỉ gọibằng một danh từ quý báu nhất thiêng liêng nhất là Phật tử Việt Nam".

Phật giáo là tôn giáo thế giới đượctruyền vào Việt Nam sớm nhất và cũng là tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảonhất ở Việt Nam. Việc thống nhất Phật giáo và việc ra đời Giáo hội Phật giáoViệt Nam đã đáp ứng được tình cảm, nguyện vọng của tuyệt đại đa số tăng, niPhật tử, lại được đảm bảo chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo củaĐảng và Nhà nước nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không ngừng trưởng thành,ngày càng khẳng định vị trí của mình trong lòng dân tộc.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK