NHỮNG KẾT QUẢ NỔI BẬT SAU 5 NĂM THI HÀNH LUẬT ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
Cập nhật : 17:37 - 20/04/2024


Ngày 17/11/2016, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Đấugiá tài sản với 8 chương, 81 điều, đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện,thống nhất khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu giá tài sản, góp phần giảiquyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật, nâng cao tính công khai, minh bạch,hiệu quả trong việc xử lý tài sản, đặc biệt là tài sản công; hoạt động đấu giá tài sản từng bước được chuyên mônhóa, chuyên nghiệp hóa, xã hội hóa một cách mạnh mẽ, hiệu lực, hiệu quả của công tác quảnlý nhà nước về hoạt động đấu giá tài sản từng bước được nâng cao.

Để đánh giá một cách khách quan những kết quả đạt được, nhữngbất cập, hạn chế trong thực tiễn, ngày 09/8/2022, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hànhQuyết định số 1689/QĐ-BTP về kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết 05 năm thi hànhLuật. Trên cơ sở báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương, một số kết quả nổi bậtsau 05 năm thi hành Luật Đấu giá tài sản như sau:

Tổ chức triển khai thực hiện Luật Đấu giá tài sản từTrung ương tới địa phương

- Ngay sau khi Luật Đấu giá tài sản được ban hành,Bộ Tư pháp đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 410/QĐ-TTg ngày 04/4/2017 ban hànhKế hoạch triển khai thi hành Luật Đấu giá tài sản. Triển khai Quyết định số 410/QĐ-TTg, Bộ Tư pháp đã banhành Quyết định số 652/QĐ-BTP ngày 09/5/2017 ban hành Kế hoạch triển khai LuậtĐấu giá tài sản của Bộ Tư pháp; ban hành Công văn triển khai thihành Luật; tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt nội dung Luật Đấu giá tài sảntại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; cử cán bộ trực tiếp làm báo cáo viên thamgia Hội nghị triển khai Luật Đấu giá tài sản tại một số địa phương trong cảnước.

- Tại địa phương, hoạt động triển khai thi hành Luật Đấu giá tài sản đượccác địa phương quan tâm thực hiện. 63/63 Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đều ban hànhKế hoạch về việc thi hành Luật Đấu giá tài sản, đồng thời, chủ động, tích cựctriển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các nội dung mới của Luật như:tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung cơ bản của Luật Đấugiá tài sản thông qua các hình thức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giới thiệu quabáo hình, báo giấy, lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đấu giá tài sảntrong sinh hoạt thông qua “Ngày pháp luật”... nhằm nâng cao nhận thức cho cơquan, tổ chức, cá nhân về đấu giá tài sản...

Chủ động ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đấu giá tài sảnvà các văn bản có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản

Triển khai Luật Đấu giá tài sản, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với cáccơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theothẩm quyền 02 Nghị định, 03 Thông tư và 01 Quyết định[1]; phối hợpvới các cơ quan liên quan ban hành 01 Nghị định, 04 Thông tư quy định chi tiếtmột số điều và biện pháp thi hành Luật[2]. Các Bộ:Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Công an, Ngânhàng Nhà nước... đã rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các vănbản có liên quan về đấu giá các loại tài sản như quyền khai thác khoáng sản,quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, kho số viễn thông…

Bên cạnh đó, do hoạt động đấu giá tài sản bao gồm nhiều giai đoạn, chịusự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật thuộc phạm vi quản lý của nhiều Bộ,ngành nên đồng thời với việc ban hành các quy định hướng dẫn Luật, Bộ Tư phápđã thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực đấu giá tài sảnvà các văn bản pháp luật khác có liên quan (với tổng số văn bản đã được rà soátlà 37 văn bản gồm 12 Luật, 14 Nghị định, 09 Thông tư và 02 Quyết định trong năm2021 và 03 Luật, 07 Nghị định và 06 Thông tư trong năm 2022).

Tại địa phương, Sở Tư pháp các địa phương đã phối hợp với các cơ quanliên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, sửa đổi, bổ sung và banhành các văn bản pháp luật, đảm bảo phù hợp, thống nhất với Luật Đấu giá tài sảnnhư các quy định đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất, đấu giátài sản công, đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịchthu sung quỹ Nhà nước tại địa phương...

Như vậy, Luật Đấu giá tài sản và các văn bản pháp luật liên quan được ban hành đầy đủ, đúng thờihạn và được triển khai trong thực tế, nhờ đó đã từng bước khắc phục những tồn tại, bất cập trướcđây. Luật Đấu giá tài sản có nhiều quy định mới, cụ thể, nhất là các quy trìnhvề trình tự, thủ tục đấu giá; bổ sung hình thức đấu giá gián tiếp, đấu giá trựctuyến, nhiều quy định cụ thể nhằm hạn chế tình trạng thông đồng, dìm giá, gâythất thoát tài sản nhà nước; tăng cường trách nhiệm của người có tài sản, đảmbảo an ninh, trật tự cho cuộc đấu giá; có cơ chế kiểm soát hữu hiệu các tiêu cực trong hoạt động đấu giá tài sản. Đồng thời, Luật Đấu giá tài sản đã phân định thẩmquyền, trách nhiệm của người có tài sản đấu giá trong giai đoạn trước khi đấugiá (quyết định đưa tài sản ra đấu giá, lựa chọn tổ chức đấu giá, định giá, xácđịnh giá khởi điểm), giai đoạn sau đấu giá (yêu cầu người trúng đấu giá nộp tiền,giao tài sản trúng đấu giá) và trách nhiệm của tổ chức đấu giá tài sản tronggiai đoạn đấu giá (niêm yết, thông báo công khai đấu giá, tổ chức cuộc đấugiá).

Tập trung phát triển đội ngũ đấugiá viên và tổ chức đấu giá tài sản

Tính đến tháng 08/2022, cảnước có 1.200 đấu giá viên; gần 600doanh nghiệp đấu giá tài sản; 58/63 Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tạicác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương[3].

Các doanh nghiệp đấu giá hiệnnay phần lớn tập trung tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội có 99 doanh nghiệp,thành phố Hồ Chí Minh có 66 doanh nghiệp, Nghệ An có 22 doanh nghiệp, Thanh Hoácó 29 doanh nghiệp, Đà Nẵng có 10 doanh nghiệp...[4]. Các doanh nghiệp đấu giá tài sản đã có sự phát triểnđáng kể về số lượng. Một số doanh nghiệp đấu giá tài sản đã có sự đầu tư bài bảnvề cơ sở vật chất, số lượng đấu giá viên, đội ngũ nhân viên nghiệp vụ và thànhlập các chi nhánh để mở rộng phạm vi hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Cả nướccó 08 tổ chức đấu giá tài sản được phê duyệt đủ điều kiện thực hiện đấu giá trựctuyến, trong có doanh nghiệp đấu giá tài sản chiếm đa số với 07 tổ chức.

Các doanh nghiệp đấu giá tài sản thành lập tại Sở Kế hoạchvà Đầu tư đã hoàn thành việc chuyển đổi đăng ký hoạt động sang Sở Tư pháp đảm bảosự thống nhất quản lý theo quy định của Luật Đấu giá tài sản và tính hoạt độngliên tục, ổn định của doanh nghiệp. Hoạt động của Trung tâm dịch vụ đấu giá tàisản tại nhiều địa phương khá hiệu quả, đóng vai trò nòng cốt trong việc dẫn dắt,định hướng cho hoạt động đấu giá tài sản tại địa phương, nhất là tại các tỉnhmiền núi, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, góp phần đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,Nhà nước, phòng tránh lãng phí, thất thoáttài sản công, đặc biệt trong đấu giá tài sản thi hành án dân sự, tài sảndoanh nghiệp phá sản, tài sản giá trị nhỏ tại vùng sâu, vùng xa mà doanh nghiệpđấu giá tài sản từ chối do yếu tố lợi nhuận, đảm bảo hiệu quả thi hành các bảnán của Tòa án liên quan đến thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp. Các Trungtâm dịch vụ đấu giá tài sản đã và đang từng bước đổi mới mô hình tổ chức, hoạtđộng, chuyển dần sang cơ chế tự chủ về tài chính, hoạt động theo mô hình doanhnghiệp theo lộ trình phù hợp theo chủ trương đổimới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tạiNghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hànhTrung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng caochất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Nhìn chung, các tổ chức đấu giá tài sản đã cósự phát triển mạnh mẽ về số lượng, chất lượng, quy mô, tính chuyên nghiệp, đáp ứngngày càng cao nhu cầu đấu giá tài sản của các địa phương.

Hoạt động đấu giá tài sản đạt hiệu quả cao

Các tổ chức đấu giátài sản đã tổ chức thành công nhiều cuộc đấu giá với giá trị tài sản bán đượccao hơn nhiều so với giá khởi điểm, thu ngân sách Nhà nước thông qua hoạt độngđấu giá đạt hiệu quả cao. Theo số liệu thống kê thì từ tháng 07/2017 đến ngày31/12/2021, các tổ chức đấu giá tài sản đã tổ chức hơn 169.000 cuộc đấu giá, sốtiền thu lao dịch vụ đấu giá tài sản thu được đạt hơn 2.096 tỷ, nộp ngân sáchnhà nước hơn 1.500 tỷ. Số liệu thốngkê cho thấy thời gian qua hoạt động đấu giá tài sản đã có những chuyển biếntích cực, rõ nét, số lượng các cuộc đấu giá ngày càng tăng, tỷ lệ đấu giá thànhchiếm tỷ lệ lớn, giá trúng đấu giá cao hơn thậm chí có những cuộc đấu giá cógiá trúng cao hơn nhiều lần so với giá khởi điểm trong đó các cuộc đấu giá tàisản công, tài sản là quyền sử dụng đất... đã tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước,đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương[5].

Ngoài ra, theo quy địnhcủa Luật Đấu giá tài sản thì trong trường hợp Luật quy định hoặc không lựa chọnđược tổ chức đấu giá tài sản theo quy định của Luật Đấu giá tài sản thì Hội đồngđấu giá tài sản được người có tài sản thành lập để đấu giá tài sản mà pháp luậtquy định phải bán thông qua đấu giá. Do đó, bên cạnh các cuộc đấu giá thực hiệnbởi tổ chức đấu giá tài sản còn có hoạt động đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sảnthực hiện như đấu giá quyền khai thác khoáng sản do Hội đồng đấu giá tài sản doBộ Tài nguyên và Môi trường thành lập...


Tham khảo:

Báo cáo số 345/BC-BTPvề việc tổng kết 05 năm thi hành Luật Đấu giá tài sản

 



[1]- Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ngày 16/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thihành một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản.

- Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hônnhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Thông tư số06/2017/TT-BTP ngày 16/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về chương trìnhkhung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá, việc tập sự vàkiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá và biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giátài sản.

- Thông tư số14/2018/TT-BTP ngày 16/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy tắc đạođức nghề nghiệp đấu giá viên.

- Thông tư số 02/2022/TT-BTPngày 08/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tàisản.

- Quyết định số 2069/QĐ-TTgngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệpcông cơ bản, thiết yếu thuộc ngành Tư pháp (trong đó có dịch vụ đấu giá tàisản).

[2] - Nghị định số 61/2017/NĐ-CP ngày16/5/2017 của Chính phủ quy định việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấuvà tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

- Thông tư số 45/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 củaBộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thù lao dịch vụ đấu giá theo quy định tạiLuật Đấu giá tài sản.

- Thông tư số 48/2017/TT-BTCngày 15/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính trong hoạtđộng đấu giá tài sản.

- Thông tư số 106/2017/TT-BTC ngày 06/10/2017của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sửdụng phí thẩm định tiêu chuẩn hành nghề đấu giá tài sản, phí thẩm định điềukiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản.

- Thông tư số 108/2020/TT-BTCngày 21/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều củaThông tư số 45/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 quy định về thù lao dịch vụ đấu giátheo quy định tại Luật Đấu giá tài sản.

[3] Các Trung tâm dịch vụ đấu giá tàisản đã giải thể gồm có: Trà Vinh, Long An, Vĩnh Long, Kiên Giang, Sóc Trăng;theo Báo cáo số 145/BC-UBND ngày 13/6/2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dươngthì Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Bình Dương đang tạm ngừng hoạt động.

[4] Sốliệu tính đến tháng 8/2022.

[5]Theo số liệu báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì bên cạnh tài sản đấugiá là quyền sử dụng đất, kể từ thời điểm Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực thihành đến nay, hoạt động đấu giá tài sản khác như quyền khai thác khoáng sảncũng đạt nhiều kết quả tích cực như có 32/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt kếhoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên 500 khu vực khoáng sản, trong đóđã có 18/41 tỉnh, thành phố tổ chức đấu giá thành công, tổ chức đấu giá trên232 khu vực. Với giá trị trúng đấu giá tăng từ 1,5 - 2 lần so với giá khởiđiểm.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK