Một số kết quả bước đầu trong công tác quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
Cập nhật : 17:35 - 20/04/2024


1.Xây dựng, ban hành các văn bản triển khai thực hiện Chương trình

Triển khai Nghị quyết số 24/2021/QH15 của Quốchội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chươngtrình mục tiêu quốc gia, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã cơ bảnhoàn thành việc ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn để quản lý, tổ chứcthực hiện Chương trình, cụ thể:

a)Trung ương

- Văn bản quy phạm pháp luật

Chính phủ trình Quốc hội đã ban hành 04 Nghị quyết; Chính phủ ban hành 02Nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 02 Quyết định; các bộ ban hành 11 Thôngtư.

- Văn bản quản lý, điều hành

Chínhphủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 02 Nghị quyết; Thủ tướng Chínhphủ ban hành 12 Quyết định; các bộ ban hành 04 Quyết định.

Đến ngày30/8/2022, toàn bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốcgia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1705/QĐ-TTg ngày 12/10/2021 thuộc thẩmquyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ đã được ban hành đầy đủ tạokhung pháp lý để thực hiện Chương trình.

Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc giađã quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc các bộ, cơ quan trung ương và địa phương[1]phối hợp triển khai thực hiện Chương trình, đồng thời kịp thời giải quyết cáckhó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình[2].

b) Địa phương

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CPngày 19/4/2022 của Chính phủ[3],các địa phương đã tích cực xây dựng, ban hành các văn bản quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình theo thẩm quyền phân cấp, cụ thể:

- Văn bản quy phạmpháp luật: (1) Đến ngày 15/7/2023, có 48/48 địa phương được hỗ trợ từ ngân sáchtrung ương ban hành quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngânsách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; (2) Có 47/48 địaphương ban hành quy định về cơ chế lồng ghép; (3) Có 42/48 địa phương huy độngcác nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; (4) Có 42/48 địaphương ban hành văn bản thực hiện cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư đối với dựán quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp; (5) Có 45/48 địa phương ban hành cơ chếtổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất.

- Văn bản quản lý, điều hành: 63/63 địa phương báo cáo đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mụctiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và năm 2023; 63/63 địaphương đã ban hành Kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình năm 2023,Kế hoạch truyền thông về Chương trình năm 2023; 43/48địa phương báo cáo đã ban hành quy định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiệncác chương trình mục tiêu quốc gia.

-Nhiều địa phương đã ban hành các chính sách của địa phương thực hiện mục tiêugiảm nghèo bền vững như: hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ miễn, giảm học phí, hỗtrợ chi phí học tập; hỗ trợ tiền điện, trợ giúp pháp lý; hỗ trợ đào tạo nghề, kếtnối việc làm... cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

-Căn cứ Nghị định số 38/2023/NĐ-CPngày 24/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thựchiện các chương trình mục tiêu quốc gia, hiện nay các địa phương đang khẩntrương rà soát, hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiệnChương trình theo thẩm quyền của địa phương quy định tại Điều 40 Nghị định số38/2023/NĐ-CP.

2. Thành lập, hoạt động Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia

- Hệ thống Ban Chỉđạo thực hiện Chương trình đã được thành lập, kiện toàn từ trung ương tới địaphương, đã ban hành đầy đủ quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ, chương trìnhcông tác để thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ. Đây là thiết chế quan trọng để tậptrung điều phối, chỉ đạo, điều hành và tăng cường công tác phối hợp giữa cácbộ, cơ quan trung ương; phối hợp giữa các sở, ban ngành, cơ quan tại địa phươngtrong triển khai thực hiện 03 chương trình; rà soát, cập nhật những khó khănvướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách để đề xuất cấp có thẩm quyền, chỉ đạocác cơ quan liên quan tháo gỡ.

- Mô hình tổ chức, quản lý Chương trình tương đốiphù hợp. Bên cạnh sự quản lý, chỉ đạo của cơ quan chủ chương trình, cơ quan chủquản chương trình, có sự quản lý của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo địaphương là sự lồng ghép, phối hợp giữa quản lý theo nội dung chuyên môn (là cácbộ, cơ quan trung ương, địa phương) và quản lý tập trung theo hệ thống dọc (BanChỉ đạo các cấp).

- Có sựphân công, phân cấp trong quản lý, điều hành giữa các thành viên Ban Chỉ đạotheo vai trò đại diện của cơ quan chủ chương trình, cơ quan chủ quản chươngtrình, cơ quan quản lý nhà nước. Có sự tham gia của các tổ chức chính trị,chính trị - xã hội để tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội trong quátrình tổ chức thực hiện.

- Việc có một đầu mối chỉ đạo là Ban Chỉ đạoTrung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giúp việc chỉ đạo, điều hành đượctập trung, tinh gọn đầu mối, có được ý kiến thống nhất, đồng thuận trong trườnghợp nội dung liên quan đến chức năng quản lý của nhiều bộ, ngành, cơ quan. Cácbộ, cơ quan trung ương, địa phương quyết liệt, trách nhiệm trong chỉ đạo, điềuhành thực hiện Chương trình theo nội dung, nhiệm vụ được phân công. Ban Chỉ đạoTrung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 đã tổ chứchọp Ban Chỉ đạo, tổ chức họp trực tuyến với các địa phương 01 tháng/lần, tổng kết hàng năm, sơ kết03 năm để cập nhật tình hình, chỉ đạo,đôn đốc việc xây dựng cơ chế, triển khai thực hiện các chương trình; kịp thờitháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Tuy nhiên, do chỉ đạo tập trung 03 chươngtrình mục tiêu quốc gia nên khối lượng công việc lớn hơn, yêu cầu chỉ đạo caohơn; bên cạnh đó, sự phối hợp giữa một số bộ, cơ quan trung ương, giữa các cơquan trung ương và địa phương trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách và tổchức thực hiện Chươngtrình có lúc, có nơi còn chưa chặt chẽdẫn đến một số cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, thống nhất giữa các chươngtrình (như giao nhiệm vụ hướng dẫn lồng ghép vốn giữa các chương trình mục tiêuquốc gia, thẩm quyền quy định định mức kinh tế - kỹ thuật tại địa phương); mộtsố hướng dẫn còn thiếu hoặc chưa rõ ràng, chưa phù hợp với thực tiễn (hướng dẫnvề giáo dục nghề nghiệp, việc làm); công tác phối hợp xây dựng kế hoạch, tổchức thực hiện chưa chặt chẽ nên triển khai một số nội dung còn chậm so với yêucầu (xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ vốn, chế độ báo cáo).

3. Công tác tuyên truyền,giáo dục, nâng cao nhận nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị về côngtác giảm nghèo bền vững

a) Đẩy mạnhcông tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp,các ngành và toàn xã hội, nhất là người dânnhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong giảm nghèo bềnvững; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tươngái" của dân tộc ta đối với người nghèo. Khơi dậy ý chí tự lực, tự cườngcủa người nghèo, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sựgiúp đỡ của Nhà nước và xã hội.

Cơ quan chủChương trình (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) ban hành Kế hoạch truyền thông về Chương trình giai đoạn2021-2025[4], trong đó tậptrung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảmnghèo bền vững đến năm 2030; Nghị quyết số 24/2021/QH15ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu mụctiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 90/QĐ-TTgngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốcgia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Cơquan chủ Chương trình theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương phối hợp vớicơ quan Báo, Đài phát thanh, truyền hình bằng nhiều hình thức đa dạng, phongphú thực hiện biên soạn, in và phát hành các tin bài, phim tài liệu, tuyên truyềnvề chính sách, chương trình giảm nghèo, gương hộ nghèo làm kinh tế giỏi vươnlên thoát nghèo, các tổ chức, đoàn thể, cá nhân thực hiện tốt công tác an sinhxã hội và giảm nghèo. Qua đó, các nội dung thông tin về các huyện nghèo, xã đặcbiệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và hộ nghèo được truyền tải đếnvới người dân; trong đó, các đơn vị cũng chú trọng sản xuất các chương trình,truyền hình phát thanh có nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức chung về giảmnghèo dành riêng cho các tỉnh cùng khu vực.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nângcao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầutrong công tác giảm nghèo. Động viên, khuyến khích, hướng dẫn người nghèo, hộnghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lênthoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.

b) Đổi mới phong trào thi đua “Cả nước chung tay vìngười nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; khơi dậy ý chí tự lực, tựcường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” củangười dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”.

Thủ tướng Chính phủ đãban hành Quyết định số 666/QĐ-TTg ngày 02/6/2022 phê duyệt Kế hoạch tổ chứcthực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”giai đoạn 2021-2025. Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ đạo cơ quan chủ Chương trình phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương vàcác bộ, ngành có liên quan xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thiđua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025. Phối hợp với Trung ương Ủy ban Mặt Trận Tổ quốcViệt Nam huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện hỗ trợ người nghèo, bảo đảman sinh xã hội, khuyến khích người nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo bềnvững. Phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị và các cơ quan báo chí tuyêntruyền gương các hộ nghèo làm kinh tế giỏi vươn lên thoát nghèo, các tổ chức,đoàn thể, cá nhân thực hiện tốt công tác an sinh xã hội và giảm nghèo, đặc biệttrong tháng “Ngày vì người nghèo” năm 2022.

Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia phối hợp với Uỷ ban Trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, các tổ chứcchính trị - xã hội các cấp phát động và tổ chức thực hiện hiệu quả phong tràothi đua “Vì người nghèo - Không để ai bịbỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025.

Tại Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội- Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ký Chươngtrình phối hợp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vữnggiai đoạn 2021-2030[5] và tạiđịa phương, ngành lao động - thương binh và xã hội - Mặt trận Tổ quốc cùng cấpký chương trình phối hợp[6]để tuyên truyền, vận động, giám sát thực hiện Chương trình gắn với Phong tràothi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

c) Các địa phương đã chủ động xâydựng kế hoạch truyền thông thực hiện Chương trình với các hình thức, phươngthức phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm tập quán vùng miền và khảnăng ngân sách của địa phương như sản xuất các ấn phẩm truyền thông, tổ chứccác buổi tọa đàm, đối thoại, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp vềcông tác giảm nghèo nói chung và thực hiện Chương trình nói riêng...

 

 

Tham khảo :

Báo cáo số 430/BC-CP ngày 03 tháng 9  năm 2023 của Chính phủ về báo cáo đánh giá giữakỳ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vữnggiai đoạn 2021-2025.

 



[1] Công điện số 71/CĐ-TTgngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắctrong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn2021-2025.

Chỉ thị số08/CT-TTg ngày 23/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọngtâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 03 chương trình mục tiêu quốcgia năm 2023, thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

[2] Các bộ cơ bản đã trả lời đầy đủ các vướng mắc, kiến nghị của địaphương (12 văn bản giải đáp 55 khó khăn, vướng mắc); ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung các Nghịđịnh, Thông tư (đã ban hành 01 nghị định, 03 thông tư; hiện đang hoàn thiện hướngdẫn về thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 4 để ban hành).

[3] Được sửa đổi, bổ sung tại Nghịđịnh số 38/2023/NĐ-CP ngày24/6/2023 của Chính phủ.

[4] Quyết định số 650/QĐ-LĐTBXH ngày 21/7/2022 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH vềphê duyệt kế hoạch truyền thông về Chương trình MTQG GNBV giai đoạn 2021-2025.

[5] Chương trình số 109/CTr-BLĐTBXH-MTTQ ngày 11/01/2023 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam.

[6] Công văn số 393/LĐTBXH-VPQGGN ngày 16/02/2023 của Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội về việc xây dựng, triển khai Chương trìnhphối hợp.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK