Tại sao quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội là quan trọng?
Cập nhật : 17:34 - 20/04/2024


Quỹbảo hiểm xã hội là gì?

Quỹ Bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sáchnhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao độngvà có sự hỗ trợ của Nhà nước. Quỹ thành lập năm 1995 theo Nghị định số 12/NĐ-CPvề việc ban hành Điều lệ Bảo hiểmxã hội, ngày 26/1/1995. Hiệnnay quỹ Bảo hiểm xã hội đươc hình thành từ các nguồn, bao gồm: Người sử dụnglao động đóng theo quy định; người lao động đóng theo quy định; tiền sinh lời củahoạt động đầu tư từ quỹ; hỗ trợ của nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác (LuậtBảo hiểm xã hội 2014, Điều82). Cơ quan Bảo hiểm xã hội thucác nguồn đóng góp, thực hiện nhiệm vụ chi trả, xây dựng các quỹ dự trữ và đầutư sinh lời.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 83 và 86, các quỹ thành phầncủa quỹ Bảo hiểm xã hội baogồm:

1. Quỹ ốm đau và thai sản (NSDLĐ đóng3%).

2. Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp (NSDLĐ đóng 1%).

3.Quỹ hưu trí và tử tuất (NSDLĐ đóng 14%, NLĐ đóng 8%). Đối với người lao độngtham gia Bảo hiểm xã hội tựnguyện thì đóng 22%

 

Tại sao quản lý quỹBảo hiểm xã hội là quan trọng?

Quỹ Bảo hiểm xã hội được tính toán và thiết kế nhằm chi trảcho những cá nhân và gia đình tham gia Bảo hiểm xã hội, khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc gặp phải rủiro, mất khả năng lao động hoặc mất việc làm từ sự đóng góp bằng tiền của cácbên tham gia bảo hiểm. Mặc dù tại một thời điểm nhất định, số kết dư các quỹnày là tương đối lớn, tuy nhiên dưới tác động của chính sách, lạm phát, các cuộckhủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và nước ngoài tác động, quỹ Bảo hiểm xã hội phải đối mặt vớinhững nguy cơ rủi ro, mất cân đối.

Trước thực trạngđó, ở tất cả các quốc gia, quỹ Bảo hiểm xã hội phảiđược quản lý cẩn trọng, đặc biệt là hoạt động đầu tư tăng trưởng để tránh bị bộichi, đảm bảo tính bền vững. Bảo toàn giá trị và tăng trưởng Quỹ Bảo hiểm xã hội là một đặc trưng cơ bản trong quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội. Quản lý quỹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì:

1. Đảm bảo an sinh xã hội, ổn định xãhội và an ninh quốc gia. Hoạt động đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội là một yêu cầu khách quan, đảm bảo chosự tồn tại, phát triển bền vững và phát huy tác dụng của chính sách Bảo hiểm xã hội trong việc bảo đảman sinh xã hội.

2. Nguồn đầu tư lớn của quốc gia chophát triển KT-XH. Theo công ty nghiên cứu và tư vấn quốc tế Willis TowersWatson, tính đến đầu năm 2017, có 300 quỹ hưu trí lớn nhất thế giới, quản lý15,73 nghìn tỷ USD. Trong đó, Mỹ có 134 quỹ, Anh có 26 quỹ, Canada có 18 quỹ vàNhật Bản, Australia mỗi nước có 16 quỹ. Tại Việt Nam hiện nay, Quỹ Bảo hiểm xã hội đã trở thành quỹtài chính công có quy mô lớn nhất nước, góp phần tích cực vào việc phát triểnthị trường vốn tại Việt Nam, đảm bảo ổn định lãi suất và thanh khoản tại thịtrường trái phiếu chính phủ. Tình đến hết năm 2020: Quỹ Ốm đau thai sản kết dư13.400 tỷ đồng; Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp kết dư 54.000 tỷ đồng (gấp6 lần số chi trong cùng năm) và Quỹ hưu tri và tử tuất kết dư gần 975.000 tỷ đồng[1].Lượng tiền lớn của người đóng góp cần phải được quản lý hiệu quả.

Quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội có thể được hiểu là quá trình các cơquan quản lý có thẩm quyền xây dựng kế hoạch, tổ chức, kiểm tra, theo dõi vàđánh giá quá trình thực hiện kế hoạch thu, chi, đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội nhằm thực hiện cóhiệu quả chính sách Bảo hiểm xã hội.

Quỹ Bảo hiểm xã hội là trụ cột, xương sống thực hiện chínhsách Bảo hiểm xã hội. Dođó, quản lý quỹ Bảo hiểm xã hộiđảm bảo hiệu quả, hiệu lực là rất quan trọng nhằm tập trung đầy đủ các nguồn lựctài chính để trang trải các chi phí, giữ quỹ Bảo hiểm xã hội luôn ở trạng thái cân bằng tài chínhvà đảm bảo minh bạch để giám sát, quản lý.

Ngoài ra, quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội cũng cần tính đếncác nhân tố ảnh hưởng đến quỹ Bảohiểm xã hội như:

1. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tếvà thu nhập bình quân của người lao động;

2. Chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội;

3. Tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội;

4. Cấu trúc dân số;

5. Hệ thống tổ chức cung ứng các dịchvụ liên quan (Thu, chi trả, y tế,…)

Các quỹ Bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất,công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theocác quỹ thành phần. Việc sử dụng quỹ được quy định rất rõ tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (Điều84).

Yêu cầu đối với quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội là đảm bảo tráchnhiệm giải trình đối với: Người lao động/người hưởng lợi; Chính phủ, giám sátviên, nhà quản lý và người sử dụng lao động và những người đóng góp không thụhưởng khác.

Những yếu tố quản lý tốt Bảo hiểm xã hội, bao gồm: Cấutrúc quyết định mạch lạc; Sự tham gia của các bên liên quan; Giám sát và điềuchỉnh; Tính nhất quán và ổn định và: Minh bạch và thông tin

Để quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội đảm bảo hiệu lực,hiệu quả phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây: (i) Nguyên tắc cân đối thuchi; (ii) Nguyên tắc tập trung, thống nhất; (iii) Nguyên tắc công khai, minh bạch;(iv) Nguyên tắc hiệu quả.

Trên thế giới, việc quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội được thực hiện bằngnhiều công cụ khác nhau. Mỗi nước, tùy theo hệ thống chính trị, thể chế nhà nướcvà trình độ phát triển có thể sử dụng các bộ công cụ khác nhau. Nhìn chung cáccông cụ chủ yếu bao gồm: (1) Công cụ pháp luật; (2) Công cụ kế hoạch, dự báo;(3) Công cụ kế toán; (4) Công cụ thống kê; (5) Kiểm soát nội bộ; (6) Kiểm toán,kiểm tra, giám sát; (7) Công nghệ thông tin/số hóa.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK