Cơ sở lý luận thực tiễn nhằm xây dựng và ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Cập nhật : 17:32 - 20/04/2024


Luật Giao thôngđường bộ năm 2008 được Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng11 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. Sau hơn 15 nămthực hiện, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã bộc lộ nhiều bất cập giữa cácquy định của Luật với sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn. 

Nội dung LuậtGiao thông đường bộ năm 2008 được quy định có phạm vi điều chỉnh gồm cả hailĩnh vực là bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xây dựng, pháttriển kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý vận tải đường bộ. Tuy nhiên, trật tự,an toàn giao thông đường bộ thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải đường bộ thuộc lĩnhvực kinh tế – kỹ thuật. Điều này dẫn đến việc không thể quy định được đầy đủ,rõ ràng và khó có sự liên kết chặt chẽ giữa các nội dung, chế định của từnglĩnh vực hoặc nội dung quá lớn. Ngoài ra, yêu cầu thực tiễn cũng đòi hỏi phảixây dựng các luật chuyên ngành để điều chỉnh từng lĩnh vực cụ thể, trong đó xâydựng Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Do đó, nghiên cứu đánh giá cáccơ sở lý luận thực tiến có liên quan đến việc xây dựng, ban hành Luật Trật tự antoàn giao thông đường bộ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 

Một là, khắc phục những tồn tại, bất cập về chínhsách an toàn toàn giao thông đường bộ

Tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong những năm qua tuy đãcó những chuyển biến nhưng chưa thực sự căn bản, vững chắc, còn nhiều diễn biếnphức tạp, tai nạn giao thông vẫn ở mức cao và nghiêm trọng, nhất là số ngườichết, luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho người, phương tiện khitham gia giao thông. Theo thống kê, từ năm2009 đến tháng 01/2023[1],toàn quốc đã xảy ra hơn379 nghìn vụ tai nạn giao thôngđường bộ, làm chết hơn 124 nghìn người, bị thương hơn 367 nghìn người,chiếm hơn 97% số vụ, số người chết, người bị thương trong tổng số vụ tai nạncủa các loại hình giao thông, gây thiệt hại rất lớn về tài sản. Trung bình hàngnăm có gần 9 nghìn người chết, gần 30 nghìn người bị thương, trong đó chủ yếutrong độ tuổi lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế-xã hội.

Tình trạng ngang nhiên vi phạm, coi thường pháp luật khi tham gia giao thông vẫn diễn ra phổ biến,văn hóa giao thông còn nhiều yếu kém. Các loại tội phạm hoạt động trên cáctuyến giao thông đường bộ diễn biến phức tạp. Các vấn đề về an ninh như biểu tìnhtrái pháp luật, tụ tập đông người[2]trên đường bộ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xãhội.

Ùn tắc giao thông phức tạp tại các thành phố lớn do lưu lượng phương tiệntăng đột biến, trong khi quy hoạch giao thông, tổ chức giao thông, hạ tầng giaothông chưa đáp ứng yêu cầu, gây tắc nghẽn trên diện rộng tại các đô thị lớn vàtrên các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng điểm, gây ra những thiệt hại không nhỏ vềkinh tế, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của nhân dân, tác động khôngtốt đến môi trường du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài và hình ảnh của Việt Namđối với bạn bè quốc tế. Tình hình nêu trên cho thấy, an ninh con người tronglĩnh vực giao thông đường bộ chưa được bảo đảm.

Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do Luật Giaothông đường bộ năm 2008 được xây dựng và ban hành trên cơ sở sửa đổi Luật Giaothông đường bộ năm 2001, trong bối cảnh hệ thống hạ tầng giao thông đường bộcòn hạn chế, phương tiện chủ yếu là mô tô, xe gắn máy. Theo đó, một số quy địnhtuy đã được điều chỉnh trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nhưng vẫn cònthiếu, chưa đồng bộ và chưa sát với thực tiễn để tổ chức thực hiện, như:

- Quy tắc giao thông chủyếu là nội luật hóa Công ước Viên năm 1968 về Giao thông đường bộ nhưng việc cụthể hóa các quy định của Công ước này trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008chưa rõ, chưa đầy đủ và sát thực tiễn tình hình giao thông tại Việt Nam[3].

- Khôngquy định đầy đủ, cụ thể về cácchế định bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngliên quan, như: Giải quyết tai nạn giao thông; tổ chức, chỉ huy, điều khiểngiao thông, giải quyết ùn tắc giao thông, giải quyết các vấn đề an ninh trậttự, sự kiện trên các tuyến giao thông...

 - Phương tiện giao thông tăng nhanh, chủ yếu là cácphương tiện cá nhân; trong khi Luật Giaothông đường bộ năm 2008 chưa có các chínhsách, biện pháp, quy định cụ thể về phát triển phương tiện để đảm bảo đồng bộ với sự phát triểncủa cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế-xã hội Việt Nam. Quy định về nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuậtphương tiện giao thông và bảo vệ môi trường chưa đáp ứng tình hình mới.

- Ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trậttự, an toàn giao thông của người điều khiển phương tiện còn hạn chế, vi phạmxảy ra khá phổ biến; kỹ năng điều khiển phương tiện, xử lý tình huống còn kém;trong khi Luật Giao thông đường bộ năm 2008 còn thiếu các biện pháp, chế tài đủmạnh để quản lý, kiểm soát và thực thi.

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chưa cóquy định cụ thể về quản lý, sử dụng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự,an toàn giao thông đường bộ, trung tâm chỉ huy, điều khiển giao thông và chưaxác định cơ quan chịu trách nhiệm chính trong công tác này, dẫn đến đầu tư ứngdụng công nghệ thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Hai là, bổ sung những thiếu hụt về chính sách đầutư, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII chỉ ra tồn tại, hạn chế là phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại chưađạt yêu cầu, chưa cân đối giữa các vùng, miền. Một số dự án hạ tầng giao thông cònchậm tiến độ. Tính kết nối trong pháttriển hạ tầng, đặc biệt là giao thông thiếu đồng bộ, hệ thống đường cao tốc cònhạn chế[4].Nhiều tuyến đường nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu có quy mô kỹ thuậtthấp chưa được cải tạo nâng cấp, mở rộng, chưa đáp ứng nhu cầu vận tải và tiềmẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Hệ thống đường địa phươngnhững năm qua đã có bước phát triển, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế; giaothông tại các đô thị lớn còn thường xuyên ùn tắc, trong đó có một phần là hạtầng chưa đầy đủ, đồng bộ. Các quy định liên quan đến đường cao tốc hiện naymới được quy định tại một điều (Điều 26) về quy tắc giao thông trên đường cao tốctrong Luật Giao thông đường bộ năm2008, các vấn đề liên quan đến quản lý, khai thác, bảo trì đường cao tốc đangđược quy định tại văn bản dưới luật.

Có thể thấy Luật Giao thông đường bộ năm 2008 tuy đã có quy định về chính sách về quy hoạch đầutư, xây dựng kết cấu hạ tầng,vận hành bảo trì,quản lý vận tải đường bộ nhưng chưa đầy đủ và cụ thể, như cơ chế thuhút nguồn lực đầu tư, cơ chế về vốn, về bảo trì, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng...Thực tế cho thấy khi đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông đườngbộ gặp nhiều khó khăn về cơ sở pháp lý[5].

Ba là, khắc phục hạn chế, bất cập trong chính sáchvề vận tải đường bộ

Vận tải đường bộ hiện phải đảmnhận tỷ trọng lớn (chiếm khoảng hơn 70% vận tải hành khách và hàng hóa trong tổng sốcác loại hình vận tải), không cân đối với các phương thức vận tải khác; chấtlượng dịch vụ đã được nâng cao nhưng chưa đồng đều, còn có các đơn vị vận tảinhỏ lẻ, manh mún; hiệu quả kinh doanh chưa cao; công tác quản lý lái xe còn bấtcập; thiếu cơ sở dữ liệu quản lý chặt chẽ người lái xe kinh doanh vận tải. Cácloại hình kinh doanh vận tải chưa được phân định rõ ràng, dẫn đến tình trạngcạnh tranh không lành mạnh, quy định về điều kiện kinh doanhtrong đó có các thiết bị quan trọng như giám sát hành trình, camera hành trìnhchưa rõ ràng dẫn đến hiệu quả quản lý hạn chế[6].

Chưa có quy định cụ thể tráchnhiệm khác của đơn vị kinh doanh vận tải khi thực hiện không đúng các yêu cầuvề kinh doanh và điều kiện kinh doanh dẫn đến tai nạn giao thông. Nhưvậy, kinh doanh vận tải làkinh doanh có điều kiện nhưng Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định chưa rõ, chưa đủ cơchế, chính sáchđể phát triển tương xứng với nhu cầu xã hội và phòng ngừa tai nạn giao thông.

Bốn là, bảo đảm thực hiệnđúng chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành.

Nghịquyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhoá XII đã xác định: Một cơ quanthực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì thựchiện và chịu trách nhiệm chính. Tuynhiên, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 khôngquy định rõ cơ quan nhà nướcchịu trách nhiệm chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, việc phân định nhiệm vụ, quyền hạncủa các cơ quan chức năng về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ thiếurõ ràng, chưa rành mạch dẫn đến quátrình thực hiện còn chồng chéo, thiếu nhất quán, đồng bộ, nhất là giữacơ quan quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và cơ quan quản lý nhà nước về hạtầng, kinh tế, kỹ thuật, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chưagiải quyết được thực trạng phức tạp về trật tự, an toàn giao thông đường bộ nhưmục tiêu đề ra.

Theo thống kê, phân tích của cơ quan chức năng cho thấy tai nạn giaothông do 3 nguyên nhân chính, gồm: Người điều khiển phương tiện tham gia giaothông vi phạm luật; Phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật; Đường sá khôngbảo đảm an toàn kỹ thuật, tổ chức giao thông bất hợp lý. Hiện nay, người điềukiển phương tiện, hoạt động vận tải, chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện vàđường sá do cơ quan về kinh tế - kỹ thuật quản lý, nhưng không có chức năng bảođảm an ninh, an toàn. Trong khi đó, cơ quan có chức năng bảo đảm an ninh, antoàn lại không quản lý các nội dung này, dẫn đến việc phòng ngừa tai nạn giaothông khó đạt hiệu quả mong muốn. Thực tế hiện nay cho thấy, trong nhiều vụ tainạn giao thông, trách nhiệm chủ yếu thuộc về người lái xe gây tai nạn mà chưaxác định được trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.

Năm là, khắc phục những hạnchế, bất cập về phạm vi điều chỉnh của Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Trước năm 2001, cácquy định về trật tự, an toàn giao thông; đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng giaothông và vận tải đường bộ là 3 lĩnh vực khác nhau được điều chỉnh riêng biệt ởcác văn bản dưới luật. Năm 2001, Quốc hội thông qua Luật Giao thông đường bộ vànăm 2008 thông qua Luật thay thế, tiếp tục điều chỉnh đồng thời 3 lĩnh vực khác nhau là: (1) An toàn giao thông; (2) Kết cấu hạ tầnggiao thông; (3) Vận tải đường bộ.

Thực tiễn cho thấy an toàn giaothông, kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải đường bộ là 3 lĩnh vực rất lớn, mụctiêu, đối tượng điều chỉnh khác nhau, nhưng lại được điều chỉnh trong cùng một luật dẫnđến không thể quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng nhiều nội dung quan trọng thuộctừng lĩnh vực, phải ban hành rất nhiều văn bản dưới luật để hướng dẫn thựchiện. Trong đó, an toàngiao thôngthuộc lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội; xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầnggiao thông và vận tải đường bộ thuộc lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, liên quan đến đầu tư,quản lý tài sản, kinh doanh và tuân theo quy luật thị trường.

Sáu là, phù hợp với xu thếlập pháp và kinh nghiệm quốc tế

Trong điều kiện xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay xu hướng xây dựng, hoàn thiện hệthống pháp luật của Việt Nam hiện nay theo hướng chuyên sâu, điều chỉnh mộtlĩnh vực cụ thể để bảo đảm sự phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ trong quảnlý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thựcthi pháp luật.

Bên cạnh đó, tham khảo phápluật của nhiều quốc gia, cho thấy nhiềuquốc gia xây dựng luật về antoàn giao thông (trật tự, an toàn giao thông), luật về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhiều quốc gia xây dựng luật riêngvề xây dựng, vận hành đường bộ caotốc, luật riêng về vận tải đường bộ gắn với dịch vụ logistic[7].Công ước Viên mà Việt Nam tham gia cũng chỉ điều chỉnh về an toàn giao thông.



[1] Tờ trìnhsố 327/TTr-CP về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

[2] Vụ biểu tình phản đối công ty Formosa trên tuyếnquốc lộ 1A vào các năm 2016, 2017; biểu tình phản đối dự Luật Đặc khu trêntuyến quốc lộ 1A tại Bình Thuận vào năm 2018; tụ tập đông người gây cản trởgiao thông tại các trạm thu phí BOT trong các năm 2016, 2017, 2018, 2019…

[3] như: Quy định về sử dụng làn đường, chuyển hướng, vượt xe, nhường đường tại nơi đường giao nhau, nhường đường cho người đi bộ, người khuyếttật, người già yếu, các quy định về bảo đảm an toàn cho trẻ em khi tham giagiao thông chưa đầy đủ và đồng bộ…dẫn đến khó khăn trongviệc duy trì trật tự giao thông,giảm thiểu hậu quả thiệt hại do tai nạn giao thông và thực thi pháp luật.

[4]Trích: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm2021-2025.

[5]Khi thực hiện không thể chỉ áp dụngLuật Giao thông đường bộ mà phải áp dụng nhiều luật khác nhau như: Luật Đất đai, Luật Đấuthầu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tưtheo phương thức đối tác công tư, Luật Đô thị, Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật giá....

[6] Theo báo cáo đánhgiá của Bộ Giao thông vận tải trong Hồ sơ dự án Luật Giao thông đường bộ (sửađổi) trình Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 10.

[7] Như:Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Nga, Đức…

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK