KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC ẢNH HƯỞNG TỚI TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2023
Cập nhật : 16:50 - 27/11/2023
1. Khó khăn liên quan đến công tác tổ chức thực hiện
a) Về công tác tổ chức xây dựng, hoàn thiện thể chế: 
- Công tác hoàn thiện thể chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia từ trung ương đến địa phương còn chậm, chưa kịp thời, đồng bộ, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai các khâu từ phân bổ, giao kế hoạch thực hiện, tổ chức thực hiện và giải ngân vốn chương trình tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. 
- Công tác nghiên cứu, khảo sát, đánh giá đặc điểm tự nhiên, xã hội, văn hóa, rà soát mặt bằng pháp lý trong xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chưa được tiến hành đồng bộ, kỹ lưỡng ngay từ trước khi ban hành chính sách, quy định. Điều đó đã dẫn đến tình trạng còn có một số chính sách của chương trình mục tiêu quốc gia không phù hợp với thực tiễn hoặc thiếu cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện, phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh. 
- Công tác xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách thuộc thẩm quyền của các địa phương còn chậm. Đến hết tháng 7 năm 2023, vẫn còn 06 địa phương  chưa hoàn thành việc ban hành cơ chế lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương; còn 06 địa phương  chưa ban hành quy định về mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn, định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong thực hiện các cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất; còn 02 địa phương chưa hoàn thành đầy đủ việc ban hành các văn bản cụ thể hóa các Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo phân cấp.
b) Về công tác cân đối, phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia:
- Tiến độ phân bổ, sử dụng nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 tại cả trung ương và các cấp tại địa phương còn chậm, phải báo cáo Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân vốn sang năm 2023 (tại Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội), dồn áp lực giải ngân vốn trong năm 2023.
- Trong công tác xây dựng kế hoạch, nhiều địa phương chưa chủ động chuẩn bị tốt việc xác định nhu cầu danh mục, nguồn lực đầu tư dự án các cấp (đặc biệt công trình quy mô nhỏ gắn với nhu cầu đầu tư của cấp cơ sở, của cộng đồng) ngay từ đầu giai đoạn, đầu năm kế hoạch, có tâm lý đợi có vốn mới triển khai thực hiện. Điều này dẫn đến không thể tiến hành ngay việc phân bổ, giao kế hoạch dự toán sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
- Cơ chế giao chi tiết dự toán chi ngân sách trung ương (vốn sự nghiệp) đảm bảo cho công tác thống kê, kiểm soát theo định mức chi tiêu ngân sách nhà nước; nhưng đã làm hạn chế sự chủ động của các địa phương trong sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, không tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện được việc lồng ghép nguồn vốn, tích hợp chính sách để thực hiện mục tiêu theo yêu cầu của Quốc hội tại Nghị quyết số 25/2021/QH15.
d) Về công tác tổ chức thực hiện và sử dụng vốn nguồn ngân sách sách nhà nước trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia:
- Trong quá trình tổ chức thực hiện, có nhiều địa phương đã rất chủ động, tích cực nghiên cứu quy định pháp luật, có nhiều giải pháp hay áp dụng tại địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương chưa thực sự chủ động nghiên cứu, xây dựng ban hành các quy định áp dụng tại địa phương theo thẩm quyền, tiếp tục kiến nghị nhiều lần các nội dung đã được giải quyết tại các Nghị định, Thông tư, văn bản mới được sửa đổi, bổ sung.
- Một số nội dung thuộc Dự án 3, Dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Dự án 1, Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững chưa được thực hiện, chưa giải ngân vốn ngân sách nhà nước. Do vậy, dự kiến khó hoàn thành mục tiêu giải ngân toàn bộ kế hoạch vốn (bao gồm vốn năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023 và kế hoạch vốn của năm 2023) ngay trong năm kế hoạch.

2. Khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách
Trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục phản ánh còn gặp khó khăn trong áp dụng một số quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, số 38/2023/NĐ-CP, cụ thể về: (1) Lập kế hoạch đầu tư công hằng năm trong lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Điều 7 ; (2) Thẩm định, phê duyệt đầu tư dự án đầu tư công thuộc chương trình mục tiêu quốc gia ; (3) Lồng ghép nguồn vốn của 03 chương trình mục tiêu quốc gia với nhau và giữa chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án khác tại địa phương theo quy định tại Điều 10 ; (4) Việc sử dụng ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội để thực hiện các chính sách hỗ trợ tín dụng theo quy định tại tại Điều 11 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP) chưa có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện ; (5) Việc đáp ứng tiêu chí tổng mức dự án dưới 5 tỷ đồng trong thực hiện cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp quy định tại từ Điều 13 đến Điều 19 Chương IV ; (6) Cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại từ Điều 20 đến Điều 24 ; (7) Thời điểm điều chỉnh dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định tại Điều 53 Luật Ngân sách nhà nước chưa phù hợp với đặc điểm triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia; (8) Việc tính thuế giá trị gia tăng đối với gói thầu giao cộng đồng thi công, hàng hóa mua trực tiếp từ người dân theo quy định Luật Thuế giá trị gia tăng.
Qua rà soát, một số kiến nghị nêu trên, có thể phân loại kiến nghị của địa phương theo các nhóm vấn đề: (1) Nhóm vướng mắc liên quan đến áp dụng quy định của một số Luật chuyên ngành (Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, …) cần nghiên cứu, báo cáo Quốc hội tháo gỡ; (2) Nhóm vướng mắc về thể chế mang tính đặc thù cá biệt của 01 địa phương, chưa phù hợp với mặt bằng pháp lý áp dụng chung cho các địa phương trên cả nước; (3) Nhóm vướng mắc về thể chế thuộc thẩm quyền xử lý của địa phương (cơ chế lồng ghép , xác định chi phí quản lý dự án, chi phí bảo trì công trình đặc thù , việc phân cấp trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất).

Tham khảo:
1. Tờ trình số 444/TTr-CP về kết quả thực hiện, khó khăn, vướng mắc trong triển khai 03 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2023 và đề xuất giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình trong thời gian tới
2. Các báo cáo số 100/BC-CP ngày 01 tháng 4 năm 2023, số 388/BC-CP ngày 16 tháng 8 năm 2023, số 445/BC-CP ngày 12 tháng 9 năm 2023

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK