MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT TRONG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2023 (Phần 2)
Cập nhật : 14:14 - 15/11/2023

5. Tập trung phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng số. Tập trung bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên
5.1. Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia. Về đường bộ, đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 659 km đường bộ cao tốc , nâng tổng số km đường cao tốc đưa vào khai thác đến nay là 1.822 km; khởi công và đẩy nhanh thủ tục đầu tư để phấn đấu khởi công một số dự án, công trình xây dựng cơ sở hạ tầng chiến lược cho đất nước  cuối năm 2023; khẩn trương hoàn thiện các thủ tục về đầu tư để phấn đấu khởi công một số dự án vào cuối năm 2023 . Nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền nội dung thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn vướng mắc về quy định liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. 
5.2. Công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai có nhiều chuyển biến tích cực. Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 đã quyết liệt chỉ đạo triển khai các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng, hướng tới mục tiêu hoàn thành các cam kết của Việt Nam tại COP26. 
Công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, như tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc phòng cháy chữa cháy tại địa phương có nguy cơ cao. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2023 ước duy trì khoảng 42%. Dự kiến lũy kế đến hết năm 2023, tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung đạt 92%.
6. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng KHCN, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp
Tích cực tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tiếp tục được triển khai hiệu quả, bảo đảm đủ các điều kiện, đáp ứng yêu cầu đề ra tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14; phê duyệt Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 
Đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cùng văn hóa khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho sinh viên. KHCN tiếp tục đồng hành với các ngành, lĩnh vực trong quá trình cơ cấu lại, cải thiện và nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Khoa học xã hội và nhân văn đã đóng góp vào xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách, quan điểm, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Nhiều thành tựu KHCN hiện đại đã được ứng dụng nhanh chóng và rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, y tế, công nghệ thông tin… 
7. Chú trọng quan tâm, phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, hài hòa với phát triển kinh tế, có kết quả rõ nét hơn; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân
7.1. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế phát triển văn hóa. Tích cực xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình. Đã ban hành Kế hoạch xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Kế hoạch triển khai xây dựng môi trường văn hóa cơ sở giai đoạn 2023 - 2025, Kế hoạch “Tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 88-KL/TW ngày 18/2/2014 của Bộ Chính trị về tổ chức kỷ niệm 100 năm, trên 100 năm ngày sinh… Ban hành hướng dẫn thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; ban hành Quyết định tổ chức 04 Ngày hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi …
7.2. Về lao động, việc làm
Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, thu nhập bình quân của người lao động tăng 6,8% so với cùng kỳ; quy mô lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 52,3 triệu người, cao hơn 760 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm đạt 51,2 triệu người, tăng 778 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt 68,9%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ tăng, đạt mức 26,8%; tỷ lệ thất nghiệp là 2,28%, giảm 0,07 điểm phần trăm. Ước cả năm 2023, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị là 2,76%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.  
7.3. Chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng, bảo trợ, an sinh xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nghèo, trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới, tôn giáo... được thực hiện đầy đủ, kịp thời. 
a) Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 14/7/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng; chuẩn hóa các điều kiện, tiêu chuẩn xem xét công nhận người có công với cách mạng theo đúng nguyên tắc chặt chẽ, thật sự xứng đáng, tôn vinh đúng đối tượng; chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân được quy định thống nhất, rõ ràng; kịp thời bổ sung cả về đối tượng và chế độ thụ hưởng đối với người có công, thân nhân người có công với cách mạng. 
b) Đối tượng yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội được quan tâm, tiếp cận, thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, học nghề, tìm việc làm để ổn định cuộc sống; bảo đảm 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 100% người dân bị thiệt hại do thiên tai lũ lụt, thiếu đói được trợ giúp đột xuất kịp thời, không người dân nào bị đói. 
c) Tạo môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để phát triển trẻ em toàn diện; tăng cường giáo dục đạo đức lối sống cho thanh, thiếu niên; chăm lo và phát huy vai trò người cao tuổi; thực hiện tốt công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Thực hiện đồng bộ các chính sách, pháp luật trong công tác cai nghiện ma túy, phòng, chống mại dâm và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về …
d) Đẩy mạnh triển khai các Chương trình MTQG; phấn đấu thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng. 
7.4. Tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, triển khai hiệu quả chính sách phát triển, hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ. Đẩy mạnh triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội; 12 địa phương đã công bố danh mục 25 dự án đủ điều kiện với nhu cầu vay hơn 13 nghìn tỷ đồng . Trong 6 tháng đầu năm 2023, số lượng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đã được khởi công là 09 dự án với tổng số khoảng 18.768 căn, trong đó, nhà ở xã hội 06 dự án quy mô 7.730 căn; nhà ở công nhân 03 dự án quy mô 11.038 căn. Đến ngày 30/9/2023 đã hoàn thành 41 dự án, 20.000 căn, đang triển khai 294 dự án, có 108 đã được cấp phép xây dựng.
7.5. Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trên cả nước cơ bản ổn định, tuân thủ pháp luật; không xảy ra các vụ việc phức tạp lớn ảnh hưởng tới an ninh, trật tự về tín ngưỡng, tôn giáo. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về tín ngưỡng, tôn giáo được chú trọng. Thường xuyên hướng dẫn các tổ chức tôn giáo hoạt động theo đúng đường hướng, phương châm hành đạo; đặc biệt là công tác đấu tranh để đưa Việt Nam ra khỏi danh sách quan tâm đặc biệt về tôn giáo (SWL).
8. Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội
Thường xuyên nắm chắc, dự báo đúng tình hình, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước xử lý linh hoạt, hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ, nhất là chủ trương, đối sách bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới, biển, đảo và xử lý tác động từ xung đột quân sự Nga - Ucraina. Toàn quân tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm các chủ trương, kết luận của Bộ Chính trị về tăng cường quốc phòng, an ninh; triển khai sâu rộng, hiệu quả các chiến lược, đề án, hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng với các bộ, ban, ngành, địa phương; duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, quản lý chặt chẽ vùng trời, vùng biển, biên giới, nội địa, không gian mạng.
Chú trọng xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phòng thủ quân khu và khu vực phòng thủ các cấp vững chắc. Tích cực rà soát, điều chỉnh, bổ sung vị trí đóng quân, thao trường huấn luyện; đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, ưu tiên các tuyến đảo trọng điểm, tạo thế phòng thủ liên hoàn, vững chắc. Điều chỉnh hợp lý, phát huy tốt vai trò nòng cốt của các binh đoàn, đoàn, khu kinh tế - quốc phòng tham gia phát triển KTXH ở địa bàn chiến lược, trọng điểm, nhất là vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, biển, đảo, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng, bảo vệ vững chắc “phên dậu” Tổ quốc. Quan tâm xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ, chi bộ và ban chỉ huy quân sự cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ…
9. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả với nhiều hoạt động đối ngoại diễn ra sôi động, liên tục và là điểm sáng nổi bật của năm 2023, góp phần giữ vững cục diện đối ngoại thuận lợi, môi trường hòa bình, ổn định, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước
Tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII, tạo khuôn khổ cho việc triển khai đồng bộ, toàn diện công tác đối ngoại theo Nghị quyết 34-NQ/TW của Bộ Chính trị. Chủ động đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, cả song phương và đa phương, nhất là với các nước lớn, các nước láng giềng và các đối tác quan trọng, bảo đảm hài hòa, linh hoạt và cân bằng, góp phần thúc đẩy, làm sâu sắc quan hệ hợp tác nhiều mặt, củng cố tin cậy chính trị. Các chương trình đối ngoại cấp cao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước được tổ chức chu đáo, thành công…
Công tác đối ngoại đa phương được tích cực thúc đẩy, góp phần nâng cao vị thế, bảo đảm lợi ích của đất nước và đóng góp vào giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh và phát triển trên thế giới. 
Công tác ngoại giao kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế được triển khai chủ động, tích cực, bài bản, toàn diện, tích cực tìm kiếm và huy động nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước. 
Công tác biên giới, lãnh thổ được triển khai bài bản, kịp thời. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, triển khai các biện pháp nhằm giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của ta trên biển; duy trì đường biên giới trên bộ hòa bình, hợp tác và phát triển. 
Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân tiếp tục được chú trọng; nhiều hoạt động gắn kết kiều bào với quê hương đã được nối lại sau dịch Covid-19…
10. Công tác thông tin, truyền thông được quan tâm, đẩy mạnh, góp phần củng cố niềm tin, tạo đồng thuận xã hội
Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các sự kiện lớn của đất nước; chú trọng đưa tin gương người tốt, việc tốt, mô hình tốt, cách làm hay; đồng thời xử lý kịp thời, hiệu quả những vấn đề "nóng", "bức xúc" trong xã hội. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường, đổi mới công tác truyền thông chính sách . Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm quy hoạch báo chí đã được phê duyệt; các cơ quan báo chí hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích, phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo sự đồng thuận, lan toả năng lượng tích cực, tạo niềm tin xã hội, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên. Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt . Truyền thông, báo chí, xuất bản đã góp phần truyền tải ra thế giới những thông tin sinh động, đa chiều về đất nước, con người Việt Nam ổn định, thân thiện, năng động và giàu tiềm năng phát triển. Kiên trì thực hiện đấu tranh với các hành vi đưa, lan truyền thông tin xấu, độc, sai sự thật, xuyên tạc, các quan điểm, tư tưởng sai trái, nhất là trên không gian mạng. 

Tham khảo:
Báo cáo số 539/BC-CP Về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK