HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 11 – SỐ 3
Cập nhật : 14:09 - 15/11/2023

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình?
Trả lời:
Căn cứ Điều 41 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như sau: 
- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó.

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về kinh phí phòng, chống bạo lực gia đình?
Trả lời:
Căn cứ Điều 42 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, kinh phí phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như sau: 
- Nguồn tài chính phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
+ Ngân sách nhà nước;
+ Nguồn viện trợ, tài trợ, tặng cho, đóng góp, hỗ trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
+ Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
- Ngân sách nhà nước cho phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
- Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều 42 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 và nội dung chi, mức chi hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình được ngân sách nhà nước bảo đảm hằng năm.

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình?
Trả lời:
Căn cứ Điều 43 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như sau: 
- Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình là tập hợp thông tin về nội dung quy định tại Điều 46 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.
- Việc quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện như sau:
+ Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình được liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu quốc gia khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Thông tin trong cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp có giá trị pháp lý;
+ Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình là tài sản của Nhà nước phải được bảo đảm an ninh, an toàn chặt chẽ; nghiêm cấm mọi hành vi truy cập trái phép, phá hoại, làm sai lệch thông tin trong cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu về thông tin, dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình được khai thác, sử dụng qua cổng thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình ở trung ương, địa phương; khi thực hiện khai thác thông tin, dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình phải thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Câu hỏi: Phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Căn cứ Điều 44 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình được pháp luật quy định như sau: 
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp với người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình cùng cấp để triển khai, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình.
- Việc phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, bảo đảm chủ động, hiệu quả; đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức tham gia phối hợp liên ngành.
- Hoạt động phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình ở trung ương và địa phương được thực hiện theo quy chế phối hợp liên ngành và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tham gia phòng, chống bạo lực gia đình?
Trả lời:
Căn cứ Điều 45 Luật Phòng, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được pháp luật quy định như sau: 
- Người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình và kiến thức, kỹ năng cần thiết khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
- Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Công an xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, Chi hội trưởng của các đoàn thể và Ban Chỉ đạo công tác gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình?
Trả lời:
Căn cứ Điều 46 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình được pháp luật quy định như sau: 
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình.
6. Khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phòng, chống bạo lực gia đình.
7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK