Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội trong những năm gần đây
Cập nhật : 16:57 - 13/11/2023
Chỉ thị 33-CT/TW 01/3/1994 của Ban Chấp hành trung ương Đảng về lãnh đạo phòng, chống các tệ nạn xã hội khẳng định: “Phòng, chống, khắc phục có hiệu quả các tệ nạn xã hội, trước hết là nạn mại dâm, nghiện ma túy, là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay”. Điều kiện quyết định để phòng, chống có kết quả các tệ nạn xã hội là đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phát động được phong trào nhân dân, tăng cường sự quản lý của các cơ quan nhà nước, phát huy vai trò tích cực của các đoàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng trong cả nước.”…

Chỉ thị 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy cũng chỉ rõ: “Phòng, chống và kiểm soát ma túy là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục và lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, quyết liệt, quyết tâm rất cao và cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội”

Thể chế hóa các quan điểm trên của Đảng, khuôn khổ pháp lý về phòng, chống tệ nạn xã hội cũng ngày càng được bổ sung, hoàn thiện. Cụ thể là:
- Hiến pháp có 12 điều có nội dung quy định liên quan đến lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội, bao gồm các điều: 3, 14, 15, 16, 19, 20, 21, 30, 33, 35, 37, 38, 46.
- Bộ Luật hình sự 
- Luật Phòng, chống ma túy
- Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm
- Luật Xử lý vi phạm hành chính
- Bộ luật Tố tụng dân sự
- Bộ luật Tố tụng hình sự

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội 
1. Công tác đấu tranh tội phạm ma túy
Trong năm 2021 - 2022, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã đấu tranh thành công 50.145 vụ, bắt giữ 74.396 đối tượng phạm tội về ma túy thu giữ 1.421,78 kg heroin, 4.557,57 + 5.981, 586 viên ma túy tổng hợp, 245,33 kg thuốc phiện 1.258,03 kg cần sa và nhiều tang vật liên quan. 

2. Công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy
(1) Công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng: Theo báo cáo của các địa phương, tính đến 31/12/2022 toàn quốc có 93 cơ sở, đơn vị đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng thuộc 15 tỉnh, thành phố. Năm 2022, có 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho 3.656 người nghiện.
(2) Cả nước, hiện có 97 cơ sở cai nghiện ma túy công lập, từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022 đã tổ chức cai nghiện cho 63.253 người, trong đó: tiếp nhận mới là 31.010 người, số chuyển từ năm 2021 sang là 32.243 người. Tại thời điểm 31/12/2022 các cơ sở cai nghiện ma túy đang tổ chức cai nghiện là 29.367 người, trong đó có 23.185 người thuộc diện cai nghiện ma túy bắt buộc theo quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính của Tòa án (45 người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi); số người cai nghiện ma túy tự nguyện là 3.603 người (93 người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi); số người lưu trú tạm thời trong thời gian xác định tình trạng nghiện và trong thời gian lập hồ sơ là 2.579 người. Năm 2022, các cơ sở cai nghiện ma túy công lập đã tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho 7.023 người cai nghiện; tổ chức dạy văn hóa cho 1.221 người.
(3) Cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy do tổ chức, cá nhân thành lập: Hiện nay, cả nước có 13 cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện do tổ chức, cá nhân thành lập; công suất tiếp nhận khoảng 3.000 - 4.000 người. Năm 2022, các cơ sở đã tổ chức cai nghiện cho 2.896 người, trong đó số tiếp nhận mới là 2.465 người, số chuyển từ năm 2021 sang là 431 người, số tái hòa nhập cộng đồng là 2.418 người; các cơ sở này hiện đang quản lý 478 người nghiện ma túy.
(4) Công tác cai nghiện ma túy đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi: thực hiện Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 các cơ sở cai nghiện ma túy đã tổ chức tiếp nhận, điều trị, cai nghiện cho 171 người nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, trong đó 53 người có quyết định cai nghiện bắt buộc của Tòa án và 118 người vào cai nghiện tự nguyện.
(5) 100% các địa phương tổ chức quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú, số người đã hoàn thành chương trình cai nghiện và được hỗ trợ, quản lý sau cai tại cộng đồng là 20.478 người.

3. Tệ nạn mại dâm
(1) Trên phạm vi toàn quốc, ước tính có 9.755 người bán dâm.Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều do tính chất phức tạp, di biến động, thủ đoạntinh vi, trá hình của hoạt động mại dâm.
(2) Công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ: 
Từ năm 2013 đến nay, Đội kiểm tra liên ngành 178/CP tại các địa phương đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đối với nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ, kết quả: kiểm tra 444.810 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ; xử lý vi phạm 82.270 lượt cơ sở vi phạm, trong đó: cảnh cáo, nhắc nhở 25.937 lượt cơ sở; phạt tiền 54.324 lượt cơ sở; đình chỉ 1.495 lượt cơ sở;thu hồi giấy phép kinh doanh 514 cơ sở.
(3) Công tác truy tố, xét xử: 
(i) Theo báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, từ năm 2013 đến năm 2022, Viện kiểm sát các cấp đã truy tố 5.485 vụ với 7.333 bị can. Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử 5.711 vụ với 7.482 bị cáo. Việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đã góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, nâng cao tác dụng giáo dục phòng ngừa.
(ii) Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, tại Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử 6.633 vụ với 8.614 bị cáo về tội phạm mại dâm, trong đó tội chứa mại dâm 3.575 vụ với 4.635 bị cáo; tội mội giới mại dâm 2.991 vụ với 3.862 bị cáo; tội mua dâm người chưa thành niên 67 vụ với 117 bị cáo.

Những vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện khung pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội
(1) Vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật
(i) Điều 24 và Điều 40 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đã có quy định Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử lý trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội. Điều 11, Luật PCMT quy định Bộ đội Biên phòng là một trong các cơ quan chuyên trách về PCMT và công tác đấu tranh PCMT là một trong các nội dung quản lý nhà nước mà Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện (Điều 44, Điều 48 của Luật Phòng phống ma túy năm 2021). Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 4 Điều 78 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 (thay thế Nghị định số 167/2013/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình thì Bộ đội Biên phòng không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định phòng, chống và kiểm soát ma túy (Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền này). Quy định này không phù hợp với Luật Phòng, chống ma túy. 
(ii) Bộ Y tế chưa ban hành khung giá cụ thể trong việc thực hiện xác định tình trạng nghiện ma túy tại các cơ sở y tế. 
(iii) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm có nhiều quy định không còn phù hợp với thực tiễn, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác PCMD trong tình hình mới .

(2) Một số vướng mắt của quy định pháp luật chưa phù hợp với thực tiễn địa phương:
(i) Quy định về cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy quy định tại Điều 3 Nghị định số 109/2021/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ Quy định cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy và hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy.
(ii) Việc xác định tình trạng nghiện ma túy quy định tại Thông tư số 18/2021/TT-BYT ngày 16/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn chẩn đoán và quy trình chuyên môn xác định tình trạng nghiện ma túy.
(iii) Việc khám, điều trị cai nghiện trong cơ sở cai nghiện ma túy, tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 116/2021/NĐ-CP quy định người phụ trách y tế là “y sỹ, bác sĩ đã được đào tạo, tập huấn về xác định tình trạng nghiện ma túy, điều trị, cai nghiện ma túy” không thống nhất với điểm a khoản 3 Điều 26 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP .
(iv) Quy định đưa ra khỏi danh sách người sử dụng trái phép chất ma túy tại khoản 3 Điều 26 và khoản 3 Điều 43 khiến cho một lượng lớn người nghiện đưa ra khỏi danh sách quản lý và tái nghiện không được phát hiện gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.
(3) Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn tinh vi, phức tạp hơn và thường xuyên thay đổi, manh động hơn nhiều so với trước đây, sử dụng vũ khí nóng chống trả lực lượng chức năng đã ảnh hưởng đến công tác đấu tranh đối với tệ nạn ma túy. 
(4) Hoạt động mại dâm ngày càng tinh vi hơn, với nhiều hình thức biến tướng mới, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại nên khó phát hiện, quản lý.
(5) Công tác thống kê, quản lý người nghiện ma túy, sử dụng trái phép chất ma túy còn nhiều hạn chế, bất cập, việc thực hiện đưa ra khỏi danh sách quản lý theo quy định của Luật, cùng với đó người nghiện ma túy thường xuyên thay đổi nơi cư trú và hoặc không có nơi cư trú ổn định đã khiến công tác thống kê, quản lý các đối tượng chưa hiệu quả, chính xác. Do đó, một số lượng không nhỏ các đối tượng nghiện ma túy chưa được quản lý ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.  
(6) Cơ sở vật chất phục vụ công tác cai nghiện ma túy tự nguyện và bắt buộc chưa đủ đáp ứng tiêu chuẩn thực hiện các quy định của Luật PCMT và các văn bản hướng dẫn thi hành.
(7) Công tác hỗ trợ đối tượng sau cai nghiện ma túy, tái hòa nhập cộng đồng cho người hoạt động mại dâm hoàn lương có địa phương chưa được quan tâm, hiệu quả chưa cao. 
(8) Nguồn lực cho công tác PCMT, PCMD còn thiếu, nhất là ở cấp cơ sở. 
(9) Công tác chủ trì, phối hợp của các lực lượng trong công tác PCMT, mại dâm ở một số địa phương còn chưa cao, chưa thống thống nhất, hiệu quả.

Những vân đề đại biểu cần quan tâm đối với vấn đề này
(1) Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
(2) Củng cố, xây dựng lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, mại dâm trong tình hình mới, đặc biệt là việc đấu tranh tội phạm sử dụng không gian mạng để phạm tội.
(3) Giải pháp tháo gỡ bất cập, khó khăn cho công tác cai nghiện, phục hồi, trong đó chú trọng công tác cai nghiện tự nguyện tại gia đình và cộng đồng, công tác quản lý sau cai nghiện ma túy.
(4) Tăng cường nguồn lực (kinh phí, nhân lực) cho công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, đặc biệt đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực làm việc tại các cơ sở cai nghiện ma túy, sớm có giải pháp hỗ trợ các địa phương bảo đảm điều kiện đáp ứng cho công tác cai nghiện ma túy trong tình hình mới.
(5) Chỉ đạo tăng cường phối hợp của các cơ quan trong công tác PCMT, mại dâm, đặc biệt, tăng cường vai trò chủ trì của Bộ Công an và công tác phối hợp với các Bộ Y tế, Lao động - Thương binh xã hội và các ban ngành có liên quan trong công tác này.
(6) Xây dựng dữ liệu quốc gia về phòng chống ma túy và mại dâm. Đánh giá về tình hình, xu hướng để cập nhật đầy đủ, chính xác các tệ nạn xã hội, bao gồm các tệ nạn xã hội mới hiện nay.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK