Đánh giá việc thực hiện chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội trong những năm gần đây
Cập nhật : 16:56 - 21/09/2023
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát và các nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2030 mà Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đã chỉ ra, những vấn đề cần ưu tiên trong chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội (BHXH) đến năm 2030, tầm nhìn 2045, trong đó, phấn đấu đến năm 2030 có 60% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội; nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi, khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Đến hết năm 2022: ước tỷ lệ lao động tham gia BHXH đạt 38,07%, tham gia Bảo hiểm thất nghiệp đạt 31,18%; số người hưởng BHXH một lần là 997.470 người.

1. Nội dung cải cách BHXH:
(1) Xây dựng hệ thống BHXH đa tầng: (i) Trợ cấp hưu trí xã hội; (ii) Bảo hiểm xã hội cơ bản; (iii) Bảo hiểm hưu trí bổ sung.
(2) Sửa đổi quy định về điều kiện thời gian tham gia BHXH tối thiểu; điều chỉnh cách tính lương hưu theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sang các nhóm đối tượng khác;
(3) Tăng cường sự liên kết, hỗ trợ giữa các chính sách BHXH cũng như tính linh hoạt của các chính sách nhằm đạt được mục tiêu mở rộng diện bao phủ;
(4) Cải cách trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách nhằm củng cố niềm tin, tăng mức độ hài lòng của người tham gia vào hệ thống BHXH;
(5) Đẩy nhanh quá trình gia tăng số lao động tham gia BHXH trong khu vực phi chính thức;
(6) Sửa đổi, khắc phục các bất hợp lý về chế độ BHXH hiện nay theo hướng linh hoạt hơn về điều kiện hưởng chế độ hưu trí, chặt chẽ hơn trong quy định hưởng chế độ BHXH một lần, tăng tuổi nghỉ hưu bình quân thực tế của người lao động;
(7) Thực hiện điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình;
(8) Sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng BHXH để đạt mục tiêu mở rộng diện bao phủ;
(9) Điều chỉnh tỉ lệ tích luỹ để đạt tỉ lệ hưởng lương hưu tối đa phù hợp với thông lệ quốc tế;
(10) Đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả;
(11) Thực hiện điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc, thay đổi cách thức điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ.

2. Đánh giá việc thực hiện chính sách BHXH
- Mặt được:
(1) Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, BHXH Việt Nam và các cơ quan có liên quan đã chủ động, tích cực trong việc kịp thời sửa đổi, ban hành các văn bản nhằm vừa đáp ứng công tác quản lý điều hành, vừa điều chỉnh, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng khác trong việc thụ hưởng chế độ, tiếp cận chính sách BHXH, BHTN. Cơ bản các nội dung trong Luật BHXH, Luật Việc làm, Luật An toàn, vệ sinh lao động đã có đầy đủ văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết.
(2) Công tác thanh tra, kiểm tra đạt được nhiều kết quả khả quan, nhiều sai phạm đã được phát hiện và nhìn chung, việc khắc phục các sai phạm được chỉ ra đạt tỷ lệ cao. 
(3) Về cơ bản các quỹ (Quỹ Hưu trí, tử tuất, Quỹ Ốm đau, thai sản, Quỹ TNLĐ-BNN) đều bảo đảm khả năng chi trả và có kết dư lớn.
(4) Hoạt động đầu tư quỹ được thực hiện theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả. Chủ yếu là mua trái phiếu Chính phủ, gửi tiền, mua trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại chiếm tỷ lệ nhỏ.
(5) Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và bộ máy ngành BHXH được đánh giá cao, luôn đi đầu trong những năm gần đây và liên tục duy trì thành quả đã đạt được. Đến nay, đã hoàn thành mục tiêu cung cấp dịch vụ công ở mức độ 4 cho tất cả các thủ tục hành chính của ngành (27/27 TTHC).
- Một số vấn đề cần quan tâm:
(1) Quy định hướng dẫn việc tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện vẫn chưa ban hành được văn bản hướng dẫn. Một số chính sách, quy định đã được ban hành nhưng chưa đi vào cuộc sống như chính sách khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung.
(2) Mặc dù công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH đạt mục tiêu đề ra tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Mức lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc và BHTN chỉ tương ứng với lương tối thiểu vùng. Tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện có xu hướng giảm nhanh.
(3) Công tác thu hồi nợ đã được đẩy mạnh thực hiện, tuy nhiên nhóm chậm đóng từ 03 năm trở lên đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nợ; chưa có chế tài và công cụ xử lý hữu hiệu, nhất là đối với các doanh nghiệp, đơn vị nợ BHXH, BHTN mà đã ngừng hoạt động, đang trong quá trình giải thể, phá sản hoặc chủ bỏ trốn.
(4) Vẫn còn tình trạng lạm dụng, trục lợi Quỹ Ốm đau, thai sản; chi sai, chi chế độ trợ cấp thất nghiệp trùng với thời gian đóng BHXH.
(5) Tỷ lệ người hưởng BHXH một lần so với tổng số người tham gia BHXH những năm qua luôn ở mức khoảng 5% nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác phát triển đối tượng.
(6) Lãi suất đầu tư bình quân có xu hướng giảm nhanh (năm 2021 là 4,39%; năm 2020 là 5,02%; năm 2019 là 5,8%; năm 2018 là 7,25%/năm; năm 2017 là 7,25%; năm 2016 là 6,4%). 

3. Những nội dung đại biểu cần quan tâm khi giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH 
- Thực hiện tốt chính sách BHXH là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân.
- Công tác thông tin, tuyên truyền và phát triển đối tượng tham gia BHXH, nhất là sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan BHXH…) và sự hỗ trợ đặc thù của địa phương cho người tham gia BHXH tự nguyện.
- Công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc thanh tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về BHXH, trong đó có cả việc giải quyết các khoản nợ, chậm đóng BHXH nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
- Việc cân đối, bảo toàn các quỹ, nhất là quỹ Hưu trí, tử tuất, mặc dù vẫn đang kết dư lớn, song cần tính toán thận trọng, kỹ càng hơn nhằm bảo đảm cân đối trong dài hạn, nhất là với sự thay đổi về đặc điểm của quy mô và cơ cấu dân số (tốc độ già hóa dân số và xu hướng dân số già đang diễn ra rất nhanh).

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK