Một số giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao sức chống chịu - chủ động giành cơ hội, phục hồi bền vững
Cập nhật : 9:23 - 24/07/2023

Qua đại dịch Covid-19, chúng ta có thể nhận thấy, các doanh nghiệp Việt Nam bộc lộ các yếu tố Nội tại – Năng lực chịu đựng rõ nhất qua hệ thống được xây dựng và quản trị với 3 nguồn lực (1) Nguồn lực tài chính (2) Nguồn Lực Lao động (3) Nguồn lực Xã hội. Một số Doanh nghiệp có hệ thống quản trị tốt đã ứng phó thành công, phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển bền vững. 

Nhóm tư vấn của Công ty Tư vấn & Kiểm toán Deloitte Việt Nam đã thực hiện cuộc nghiên cứu các doanh nghiệp trong bối cảnh nêu trên và chỉ ra 4 nhóm hành động mà các doanh nghiệp nên thực hiện để đảm bảo “Hoạt động kinh doanh liên tục” – liên tục ứng phó với các rủi ro bất ổn không chỉ bởi đại dịch, mà trong mọi điều kiện. Đây là những nguyên tắc cơ bản mà mọi doanh nghiệp nên và cần làm để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, tăng sức cạnh tranh. 

Nhóm 1 - Các hành động cần ưu tiên cao để tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp, có hiệu quả tức thì, hoàn toàn trong khả năng thực thi và kiểm soát của mỗi doanh nghiệp: Tập trung vào các ưu tiên quan trọng và lâu dài, quản trị dòng tiền. 

Nhóm 2 - Các hành động giúp tối ưu hóa hệ thống và doanh nghiệp hoàn toàn chủ động được trong khâu thực thi: Tập trung vào Thị trường và các sáng tạo để thích ứng với việc thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Xây dựng các chính sách gắn kết với các nhà cung ứng đảm bảo tính liên tục của chuỗi Giá trị và chuỗi Cung ứng. 

Nhóm 3 - Các hành động mang tính chiến lược, dài hạn, là sự lựa chọn khôn ngoan của doanh nghiệp để phục hồi kiên cường, bền vững: Tập trung vào Điều chỉnh/ thay đổi/ nâng cao chất lượng các sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp; Tái thiết các nhóm sản phẩm trọng tâm; tối ưu hóa Thương mại điện tử. 

Nhóm 4 - Các hành động thực chất đến từ tư duy lãnh đạo doanh nghiệp doanh nghiệp về Phát triển bền vững liên quan đến ESG – Môi trường, Xã hội và Quản trị tốt. 

Trong bối cảnh hiện nay, ESG không chỉ là một xu hướng tất yếu mà những vấn đề về Môi trường, Xã hội và Quản trị là những vấn đề then chốt đối với Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp Việt Nam. Những vấn đề này được coi là quan trọng trong việc tuân thủ và quản trị tốt, thương hiệu và danh tiếng, khả năng tiếp cận thị trường và tài chính bền vững. Mặc dù nhiều doanh nghiệp đang nhìn nhận ESG là một rủi ro, tuy nhiên, trên thực tế, đây chính là yếu tố cơ hội cho doanh nghiệp, đặc biệt khi các Quỹ đầu tư quốc tế cũng đang lấy các yếu tố ESG làm cơ sở để đánh giá hiệu quả đầu tư của một doanh nghiệp, giúp tạo dựng uy tín và danh tiếng trên thị trường. 

Trong điều kiện mới, phát triển bền vững gắn với quản trị biến đổi khí hậu với các thông số liên quan và các yếu tố của 2 tiêu chí này được sử dụng để đánh giá cam kết của một công ty đối với các điều kiện về môi trường. Sự tập trung vào quản trị biến đổi khí hậu và phát triển bền vững chủ yếu chịu sự thúc đẩy từ người tiêu dùng, các cơ quan quản lý và nhà đầu tư, vì ngày càng có nhiều nhu cầu về các thực hành môi trường bền vững và công bằng từ các công ty trên khắp Việt Nam, khắp Đông Nam Á và trên toàn cầu.

Cụ thể: 
- Với các vấn đề về quản trị biến đổi khí hậu, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố về: (1) Phát thải carbon và khí nhà kính; (2) Quản lý chất thải và ô nhiễm; (3) Sử dụng tài nguyên thiên nhiên. 
- Với các vấn đề đề hướng đến phát triển BỀN VỮNG, doanh nghiệp cần xem xét các các khía cạnh của nhân viên, phúc lợi xã hội và cộng đồng, và quản trị công ty, ví dụ như:
Các vấn đề đa dạng, bình đẳng và bao trùm
Lao động công bằng và cơ chế lương thưởng
An toàn, đào tạo và phát triển nhân viên
Đa dạng Hội đồng quản trị
Minh bạch và trách nhiệm giải trình
Các thực hành mang tính gần gũi với cổ đông

Bên cạnh các yếu tố về môi trường và xã hội, yếu tố Governance – Quản trị cũng được xem là nền tảng cho phát triển bền vững. Khi sở hữu hệ thống quản trị tốt, doanh nghiệp có thể có được nhiều lợi ích về mặt tài chính như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng tiếp cận thị trường vốn, giảm chi phí; nâng cao uy tín của công ty, hội đồng quản trị và ban điều hành và hướng tới mục đích cuối cùng là phát triển bền vững. 

Một số nhóm giải pháp cụ thể với doanh nghiệp ở một số ngành, lĩnh vực trọng tâm cụ thể như sau:

1. Lĩnh vực Nông nghiệp và Chế biến sản phẩm từ nông nghiệp

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong và sau đại dịch, hàng hóa từ nông, lâm, thủy hải sản đa phần là mặt hàng thiết yếu, và nhìn từ đòn bẩy là các Hiệp định EVFTAs, CPTPPs, bài toán lớn nhất đặt ra với các doanh nghiệp lĩnh vực Nông nghiệp và Chế biến sản phẩm từ nông nghiệp lúc này là tối ưu hóa hoạt động, tăng sức cạnh tranh, xây dựng thương hiệu và chất lượng cho sản phẩm để vươn mạnh ra “cuộc chơi” toàn cầu. Các hành động thiết thực mà doanh nghiệp trong lĩnh vực này nên ưu tiên thực hiện là hành động thuộc Nhóm 2 và Nhóm 3 để làm chủ cuộc chơi ngay từ trên sân nhà.

2. Lĩnh vực Du lịch và Dịch vụ du lịch 

Du lịch và dịch vụ du lịch nằm trong số các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, mặc dù trước đó đây là ngành có tăng trưởng đặc biệt ấn tượng. 

Minh chứng cho khuyến nghị này, một số nghiên cứu từ Hội đồng tư vấn du lịch - TAB trong 2 năm qua đã chỉ ra 5 xu hướng du lịch của người Việt Nam sau giãn cách xã hội bao gồm: Xu hướng đầu tiên là nhu cầu của thị trường bắt đầu phục hồi trở lại vào giữa tháng tư với trên 50% du khách sẵn sàng du lịch trở lại; Thứ hai là ưu tiên về sự an toàn và ưu đãi của dịch vụ; Thứ ba là hầu hết người đi du lịch hiện tại đều muốn du lịch biển và thiên nhiên; Thứ tư là đi tour ngắn ngày, gần nơi mình sinh sống và đi cùng nhóm nhỏ, bạn bè; Thứ năm là xu hướng khách muốn đặt tour trực tiếp với nhà cung cấp, thông qua giải pháp số. 

Những xu hướng này không mới nhưng có thay đổi so với bối cảnh trước dịch, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt lại cụ thể hơn về hành vi nhóm khách hàng trọng tâm của mình và sự cạnh tranh khi hết giãn cách xã hội để định hướng lại sản phẩm, dịch vụ bao gồm cả vấn đề tối ưu giá, kênh tiếp thị... để phục hồi khi có cơ hội.

Năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được cộng hưởng và gia tăng khi được chia sẻ một cách đầy đủ trong sự kết nối với các hiệp hội ngành nghề, cũng như nhận được sự lắng nghe, hỗ trợ và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, từ Trung ương đến địa phương. Điều này cũng thể hiện cho sự quan tâm và cùng đồng hành, chia sẻ giá trị và trách nhiệm của các cơ quan quản lý với cộng đồng doanh nghiệp. 

Đặc biệt, câu chuyện về phát triển bền vững sẽ là một hành trình dài hạn. Để các doanh nghiệp đang thực sự quan tâm đến vấn đề này có thể phát triển một cách tốt hơn, Chính phủ cần có một cơ chế cho các doanh nghiệp đang đi tiên phong về môi trường, với các thể chế liên quan đến những ưu tiên, ưu đãi về thuế và đất đa cho những địa điểm đặt các nhà máy sản xuất, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn./.

TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK