Những quy định về điều hòa phân bổ tài nguyên nước trong Luật Tài nguyên nước 2012 của Việt Nam
Cập nhật : 9:19 - 24/07/2023

Phân bổ Tài nguyên nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan quản lý Nhà nước. Việc điều hòa phân bổ tài nguyên nước cho các mục đích sử dụng phải có căn cứ pháp luật, khả năng thực tiễn, mức độ cung ứng của nguồn nước; đảm bảo an ninh nguồn nước, công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân sử dụng nước trên cùng một lưu vực sông, đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, ngưỡng khai thác nước dưới đất,... 

Liên quan đến chế định quy định về điều hòa phân bổ tài nguyên nước, Luật Tài Nguyên nước 2012 đã đề cập khá đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề còn bất cập về điều hòa sử dụng nguồn nước như quy định về ứng phó trong tình trạng khan hiếm nguồn nước, khai thác sử dụng tài nguyên nước với khối lượng lớn, ... Trong bối cảnh dự thảo Luật Tài nguyên nước sửa đổi đang được trình xin ý kiến tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, bài viết dưới đây xin đưa ra một số đề xuất chính sách trong điều hòa phân bổ tài nguyên nước.

Luật Tài nguyên nước 2012 hiện không đưa ra các nguyên tắc hoặc cơ chế để đối phó với tình trạng khan hiếm nguồn nước. Tại Điều 19 (cụ thể là tại điểm c, khoản 1) của Luật quy định: “c) Xác định tỷ lệ phân bổ tài nguyên nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước, thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ trong trường hợp hạn hán, thiếu nước; xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước; …”. Theo đó, “thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ trong trường hợp hạn hán, thiếu nước” sẽ được đề ra trong các Quy hoạch tài nguyên nước. Vấn đề này là mối quan tâm chính về an ninh nguồn nước bởi vì nếu không có các nguyên tắc như vậy, không có cách tiếp cận có kiểm soát để chia sẻ sự khan hiếm nguồn nước, điều này có thể ảnh hưởng tới những vấn đề khác không có trong quy hoạch, hoặc dẫn đến việc khai thác quá mức làm ảnh hưởng đến các mục đích sử dụng nước khác, bao gồm cả mục đích sử dụng nước trong nước và sử dụng môi trường.

Ngoài ra, Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012 có quy định các yêu cầu về giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với những đối tượng khai thác, sử dụng nước quy mô lớn. Cụ thể:
“Điều 44. Đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép:
a) Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;
b) Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
c) Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;
d) Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;
đ) Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
2. Trường hợp khai thác nước dưới đất quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật này cấp giấy phép trước khi quyết định việc đầu tư.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước”.

Như vậy, theo khoản 2, Điều 44, bước đầu có thể quản lý an ninh nguồn nước trong trường hợp khan hiếm nước ở những đối tượng khai thác, sử dụng nước được cấp giấy phép. Tuy nhiên, cần xem xét thận trọng hơn về cách chia sẻ mức giảm sử dụng cần thiết, và có thể các nguyên tắc khác nhau có thể được sử dụng ở các lưu vực sông khác nhau theo các thỏa thuận lập Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực để đáp ứng các mối quan tâm của các bên liên quan (ví dụ: một lưu vực có thể chia sẻ tình trạng thiếu hụt khác nhau dựa trên mục đích sử dụng để bảo vệ các mục đích sử dụng có mức độ ưu tiên cao, trong khi mục đích sử dụng khác có thể yêu cầu mức giảm như nhau ở tất cả các chủ giấy phép). Những cải cách sau đó có thể mở rộng các yêu cầu về giấy phép và chia sẻ sự khan hiếm nguồn nước, dần dần tăng cường giám sát việc khai thác, sử dụng nước khi hệ thống hoàn thiện.

Theo ý kiến của các chuyên gia quốc tế, Luật Tài nguyên nước sửa đổi nên bao gồm các nguyên tắc chia sẻ tình trạng khan hiếm giữa những đối tượng có giấy phép khai thác, sử dụng nước. Những điều này có thể được thực hiện khác nhau ở các lưu vực sông khác nhau. Các nguyên tắc này có thể được thực hiện với thủ tục thay đổi tạm thời các điều kiện của tất cả các giấy phép trong thời kỳ khan hiếm nước đã được công bố trong một khu vực tuân theo quy hoạch tài nguyên nước.

Việc điều hòa, phân bổ tài nguyên nước, chuyển nước lưu vực sông đã được quy định cụ thể trong dự thảo Luật Tài nguyên nước, theo đó, việc điều hòa, phân bổ nguồn nước trên các lưu vực sông được giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trên cơ sở nghiên cứu, quy định các cơ chế, chính sách liên quan điều hòa phân bổ tài nguyên nước trong điều kiện xảy ra hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng; trên cơ sở kịch bản nguồn nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, các bộ, ngành, địa phương sẽ xây dựng phương án khai thác, sử dụng nước trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ của mình đồng thời khi xảy ra hạn hán, phải tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại. Bộ Tài nguyên và Môi trường đóng vai trò chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện việc điều tiết nước hồ chứa phục vụ sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế khác theo phương án điều hoà, phân phối tài nguyên nước khi xảy ra hạn hán, thiếu nước; quyết định việc hạn chế phân phối nguồn nước cho các hoạt động sử dụng nhiều nước, chưa cấp thiết. 

TTBD
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK