Xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, nói không với buôn bán và tiêu thụ thịt chó, mèo.
Cập nhật : 10:24 - 18/07/2023

Để góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố đã định hướng các mục tiêu gắn với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể. Thủ đô Hà Nội là thành phố vì hòa bình, nơi thu hút hàng triệu du khách đến tham quan, du lịch nên việc kinh doanh, giết mổ, tiêu thụ thịt chó, mèo đã tạo ra những cảm xúc không tốt đối với khách du lịch, nhất là du khách quốc tế, người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Bên cạnh đó, chó, mèo nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ, không được tiêm phòng đầy đủ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh Dại,… và tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh cho những người tham gia quá trình kinh doanh, giết mổ hoặc sử dụng thịt chó, mèo.

Để thực hiện mục tiêu xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại trong đó tiến tới giảm trừ và chấm dứt việc buôn bán và tiêu thụ thịt chó, mèo, trước hết là việc thực hiện các giải pháp phòng, chống bệnh Dại, xây dựng vùng an toàn bệnh Dại, quản lý việc giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó, mèo trên địa bàn Thành phố đang gặp không ít khó khăn và thách thức.

- Việc sử dụng chó, mèo làm thực phẩm là phong tục, tập quán ở nhiều địa phương nên việc thay đổi cần có lộ trình và thời gian nhất định trong khi Việt Nam không thừa nhận việc giết mổ chó sử dụng với mục đích thực phẩm và không quy định việc kiểm tra vệ sinh thú y, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với các cơ sở giết mổ và kinh doanh thịt chó nên nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm và lây truyền bệnh Dại từ việc tiêu thụ; ăn thịt chó, mèo là rất cao; đồng thời qua rà soát không có văn bản nào của Trung ương quy định cấm hoặc cho phép chính quyền địa phương cấm kinh doanh thịt chó, mèo.

- Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về thú y của người dân còn nhiều hạn chế, nhất là người dân ở vùng nông thôn và miền núi; một bộ phận người nuôi chó, mèo chưa chấp hành nghiêm việc tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo; chưa chủ động và tự giác khai báo việc nuôi chó, mèo với chính quyền địa phương; chưa chấp hành nghiêm việc xích nhốt chó trong khuôn viên gia đình, khi ra ngoài phải xích và có người dắt nên chó thả rông có nơi, có lúc còn phổ biến; một bộ phận người kinh doanh, giết mổ, buôn bán thịt chó, mèo chưa chấp hành tốt các quy định của pháp luật về thú y. Hoạt động kinh doanh buôn bán chó, mèo ở các tỉnh, kể cả nước ngoài (Lào, Campuchia ...) chưa được quản lý, xử lý ảnh hưởng nhiều đến công tác phòng chống bệnh Dại, quản lý chó nuôi và mỹ quan đô thị.

- Công tác quản lý đàn chó, mèo nuôi gặp nhiều vướng mắc do chính quyền các cấp tại một số địa phương còn chưa quyết liệt trong công tác quản lý, chỉ đạo; quan tâm chưa đúng mức hoặc chưa thật sự quan tâm. 

- Công tác bắt giữ và xử lý chó thả rông là một nhiệm vụ khó và nhạy cảm do động chạm đến tài sản của người dân, nên quá trình triển khai thực hiện nảy sinh rất nhiều khó khăn; chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về cơ cấu, số lượng, thành phần Đội bắt giữ và xử lý chó thả rông; chưa có quy định về biện pháp xử lý chó bị bắt giữ trong trường hợp không có người nhận; nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của Đội; việc hướng dẫn kỹ năng nghiệp vụ còn nhiều hạn chế vì vậy phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện; phương tiện và dụng cụ bắt chó thô sơ, chủ yếu là tự nghiên cứu, tự chế, tuy phù hợp đi vào ngõ ngách nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người trực tiếp làm nhiệm vụ; đôi khi không bắt được các loại chó ngoại, chó lai có kích thước lớn; chi phí nuôi nhốt và chăm sóc chó bị bắt giữ chưa được quy định định mức chi cụ thể.

       - Việc áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về quản lý chó, nuôi, tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo chưa được thực hiện nghiêm theo quy định, nhiều nơi vẫn chỉ nhắc nhở là chính.

Bên cạnh những khó khăn, thách thức, việc xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại trong đó tiến tới giảm trừ và chấm dứt việc buôn bán và tiêu thụ thịt chó, mèo đã và đang có những thuận lợi và cơ hội nhất định. Đặc biệt những thuận lợi trong công tác triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại; công tác xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Dại trên địa bàn Thành phố. Cụ thể như sau:

       - Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của UBND thành phố Hà Nội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ban ngành, đoàn thể; sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và sự thống nhất, đồng tình ủng hộ của người dân nên đến nay đã có 08 quận (Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên và Hà Đông) được Cục Thú y ra Quyết định công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh Dại. Trong năm 2023, Thành phố phấn đấu hoàn thành xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Dại động vật trên địa bàn quận Hoàng Mai và Cấu Giấy; phấn đấu 12/12 quận hoàn thành xây dựng vùng an toàn bệnh Dại trước năm 2025 theo đúng mục tiêu tại Kế hoạch số 105/KH-UBND, ngày 04/4/2022 của UBND thành phố về thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030.

       - Hàng năm, chính quyền và cơ quan chuyên môn các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, tạo sự chuyển biến dần từ nhận thức đến thay đổi hành vi nhằm tiến tới giảm trừ và chấm dứt tình trạng buôn bán và tiêu thụ thịt chó, mèo trên địa bàn Thành phố; trước hết là tuyên truyền để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người lao động ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dần từ bỏ và không sử dụng thịt chó, mèo; mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực sự đã trở thành một tuyên truyền viên; tuyên truyền để người dân nắm bắt đặc điểm nhận biết, mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng, tránh bệnh Dại, các nguy cơ tiềm ẩn từ việc kinh doanh, giết mổ và tiêu thụ thịt chó, mèo. 

Trong 06 tháng đầu năm 2023, cơ quan chuyên môn thú y phối hợp Chính quyền cơ sở đã tổ chức thành công 35 lớp tập huấn tuyên truyền tại 26 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sóc Sơn và 09 xã huyện Đông Anh cho các đối tượng là Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn; cán bộ thuộc Hệ thống chính trị ở cơ sở tại các xã, thị trấn (Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận, Trưởng thôn, Bí thư Chi Đoàn thanh niên, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ, Chi hội trưởng Chi hội nông dân,…); các hộ chăn nuôi chó, mèo tại các xã, thị trấn. Kết thúc đợt tập huấn, Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn và người dân đánh giá cao giá trị và ý nghĩa của đợt tập huấn tuyên truyền. 

- Công tác quản lý chó nuôi được quan tâm đúng mức, đặc biệt tại các quận đã được Cục Thú y công nhận và cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh Dại: 100% các phường đều thành lập đội bắt chó thả rông theo đúng quy định tại phụ lục 15, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn. Đội bắt chó thả rông duy trì hoạt động định kỳ, có hiệu quả. Định kỳ tổ chức lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng đánh giá tỷ lệ bảo hộ vắc xin Dại theo đúng quy định tại Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật. Chính quyền các cấp một số địa phương đã mạnh dạn đưa kết quả công tác phòng, chống bệnh Dại, quản lý chó nuôi trên địa bàn là một tiêu chí bình xét thi đua, xét gia đình văn hóa tại địa phương….

- Công tác tiêm phòng vắc xin Dại được triển khai hiệu quả trên địa bàn các quận, huyện, thị xã. Kết quả tiêm phòng đạt trên 90% tổng đàn thuộc diện tiêm. 

- Nhu cầu nuôi thú cưng, coi thú cưng như thành viên không thể thiếu trong gia đình của người dân Thủ đô đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là thế hệ trẻ nên người dân đang từ bỏ dần thói quan tiêu thụ, ăn thịt chó, mèo. 

- Bên cạnh đó, nhiều Quốc gia trên thế giới hiện nay đã ban hành các điều luật bảo vệ chó, mèo, các loài vật nuôi khác và các luật này được thực hiện rất nghiêm túc. Đặc biệt, vào tháng 4/2017, Viện Lập pháp Đài Loan thông qua đạo luật bảo vệ động vật sửa đổi, trong đó cấm mọi hành vi giết mổ, buôn bán và ăn thịt chó, mèo.

Để tiến tới giảm trừ và chấm dứt việc buôn bán và tiêu thụ thịt chó mèo, thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh Dại, xây dựng và duy trì vùng an toàn bệnh Dại, quản lý việc giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó, mèo trên địa bàn Thành phố, các cấp chính quyền cần tiếp tục quan tâm tăng cường công tác thông tin, tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức bắt giữ chó thả rông, vô chủ, khuyến khích các hoạt động nhân đạo, phúc lợi động vật,… Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong kinh doanh, buôn bán, vận chuyển, giết mổ chó, mèo và phòng, chống dịch bệnh Dại động vật để từng bước thay đổi nhận thức của cộng đồng./.


TTBD
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK