Phát triển thị trường lao động bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Hà Nội
Cập nhật : 13:31 - 11/07/2023

Thủ đô Hà Nội với vị trí là trung tâm chính trị - hành chính; trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là đô thị đặc biệt với 30 quận, huyện, thị xã, dân số đông, gia tăng cơ học nhanh. Toàn Thành phố có trên 4,2 triệu người trong độ tuổi lao động. Ước có trên 4,1 triệu lao động có việc làm, trong đó khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 60,58%, tương đương 2,48 triệu người, lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 32,41%, tương đương gần 1,32 triệu người, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 7,00%, tương đương 0,3 triệu người. Các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy thị trường lao động luôn được thành phố quan tâm đẩy mạnh, triển khai có hiệu qauả trên hệ thống 14 sàn giao dịch việc làm, trong đó có 01 sàn giao dịch việc làm trung tâm và 13 sàn giao dịch việc làm vệ tinh tại các quận, huyện, thị xã; tạo cơ hội cho người lao động tìm kiếm, lựa chọn việc làm phù hợp.

Đặc biệt trong 02 năm dịch bệnh COVID-19 đã tác động trực tiếp và ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập và đời sống của Nhân dân. Hà Nội đã tập trung các nguồn lực, triển khai các giải pháp quyết liệt, hiệu quả để phòng, chống dịch bệnh và hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn. Cùng với các chính sách của Trung ương, thành phố Hà Nội cũng đã ban hành một số chính sách đặc thù để hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp, người lao động, người có công với cách mạng, hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em... gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Tổng nguồn lực thực hiện trên 10.640,4 tỷ đồng.

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội nói chung và tình hình lao động việc làm nói riêng trong thời gian qua trên địa bàn Thành phố có nhiều chuyển biến tích cực, thành phố Hà Nội tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động trong điều kiện bình thường mới song song với thích ứng an toàn, linh hoạt trong kiểm soát dịch bệnh Covid-19 theo tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ. Vì vậy, năm 2022 đã có gần 200.000 lao động được giải quyết việc làm, đạt trên 120% so với Kế hoạch, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2021. Bằng các giải pháp, nhiệm vụ giải quyết việc làm hiệu quả, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị năm 2022 là 3,18%, giảm 0,79% điểm so với năm 2021.

Để đạt được các kết quả trên, Thành phố đã chỉ đạo các sở ngành liên quan quyết liệt thực hiện 05 nhóm giải pháp: (1) Nhóm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm; (2) Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (3) Nhóm giải pháp phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm; (4) Nhóm giải pháp về tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động; (5) Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động vay vốn giải quyết việc làm từ nguồn ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng đạt kết quả tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại; tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng, khu vực nông nghiệp giảm. Diện mạo Thủ đô có nhiều thay đổi, ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp hơn. Hà Nội thường xuyên rà soát, đánh giá, ban hành kịp thời các chính sách đặc thù, góp phần đảm bảo và đáp ứng các nhu cầu, dịch vụ cơ bản của người dân. Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành phố trong công tác chăm lo đời sống Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, góp phần tạo nên một xã hội hạnh phúc, hài hòa và công bằng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thành phố vẫn còn một số khó khăn, như: Chuyển dịch cơ cấu lao động chưa đồng bộ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nhiều người dân có nhu cầu chuyển đổi nghề, tìm việc làm mới, đặc biệt sau đợt dịch bệnh Covid-19; việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của một bộ phận chủ sử dụng lao động chưa nghiêm, hệ thống dịch vụ xã hội còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Năm 2023, dự báo là một năm khó khăn đối với sự phát triển kinh tế Thủ đô, Thành phố đề ra chỉ tiêu giải quyết việc làm cho 162.000 lao động trên địa bàn thành phố, tăng 2.000 người so với năm 2022. Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu: Giải quyết hài hòa, hiệu quả giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội và quản trị xã hội, góp phần xây dựng Thành phố phát triển nhanh, bền vững và tiến bộ. Cụ thể một số nội dung như sau:

Một là: Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền công tác đảm bảo việc làm, an sinh xã hội và nâng cao phúc lợi cho người lao động.

Hai là: Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với người lao động, đảm bảo tính đa dạng, đồng bộ, toàn diện, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của Thành phố. Các chính sách được ban hành phải đảm bảo linh hoạt, phù hợp, khả thi.

Ba là: Tập trung phát triển thị trường lao động linh hoạt, bền vững, hội nhập. Hình thành mạng lưới thông tin thị trường lao động trực tuyến hiện đại để kết nối cung cầu lao động. Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, nhất là nguồn lao động có chất lượng cao. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách.

Bốn là: Phát triển mạnh khu vực dân doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhanh chóng tạo ra việc làm và thu hút lao động vào sản xuất. Tiếp tục phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao, kết hợp giữa phát triển các làng nghề với phát triển du lịch để tạo việc làm.

Năm là: Thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng khả năng tiếp cận, thụ hưởng các chính sách, dịch vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; xử lý nghiêm các đơn vị nợ đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội là chủ trương xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và Thành phố để đảm bảo đời sống Nhân dân và ổn định chính trị, xã hội. Trong đó, phát triển thị trường lao động bền vững góp phần quan trọng để tạo nguồn lao động ổn định, có chất lượng, đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng Thủ đô tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, hiện đại.

TTBD
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK