HỎI ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 7 – SỐ 1
Cập nhật : 10:42 - 06/07/2023
HỎI ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 7 – SỐ 1

Câu hỏi: Khi nào thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền? Cơ quan nhà nước nào có trách nhiệm trong đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền? 

Trả lời: 

1. Thời gian thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
Định kỳ 05 năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và trình Chính phủ phê duyệt kết quả đánh giá, kế hoạch thực hiện sau đánh giá. Việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thực hiện đối với cả hoạt động mới phát sinh có thể có rủi ro về rửa tiền. (Khoản 1 Điều 7 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022)

2. Trách nhiệm trong đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
Các Bộ, ngành có trách nhiệm sau đây:
- Phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền trong nội bộ Bộ, ngành mình và đến các đối tượng báo cáo thuộc phạm vi quản lý, đồng thời có biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro đã xác định;
- Cập nhật rủi ro về rửa tiền dựa trên việc triển khai kế hoạch thực hiện sau đánh giá hoặc khi có rủi ro phát sinh thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành mình gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trên cơ sở kết quả cập nhật rủi ro của các Bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt kết quả cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền, kế hoạch thực hiện sau cập nhật.
(Khoản 2 Điều 7 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022)

Câu hỏi: Những nguyên tắc, tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền? Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền gồm bằng phương pháp gì?

Trả lời: 

1. Nguyên tắc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
Nguyên tắc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được quy định tại Điều 3 Nghị định 19/2023/NĐ-CP, bao gồm:
- Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo các tiêu chí, phương pháp được pháp luật quy định, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
- Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền phải xác định được mức độ rủi ro về rửa tiền của quốc gia.
- Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện sau đánh giá và cập nhật chính sách, chiến lược về phòng, chống rửa tiền tương ứng trong từng thời kỳ.
- Thông tin, tài liệu, dữ liệu phục vụ việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thu thập từ cơ sở dữ liệu của các cơ quan có thẩm quyền, đối tượng báo cáo, tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo đảm tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.

2. Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
- Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền; tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền và tiêu chí hậu quả rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực.
- Tiêu chí nguy cơ rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực, cụ thể như sau:
+ Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng tội phạm nguồn trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá;
+ Tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng ngành, lĩnh vực trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá.
- Tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền bao gồm tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý và tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật, cụ thể như sau:
+ Tiêu chí tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý bao gồm tính đầy đủ của các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực;
+ Tiêu chí tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật bao gồm tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật của quốc gia; của ngành, lĩnh vực và mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền gắn với một số sản phẩm, dịch vụ chính của ngành, lĩnh vực.
- Tiêu chí hậu quả của rửa tiền bao gồm:
+ Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với nền kinh tế;
+ Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với hệ thống tài chính;
+ Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với ngành, lĩnh vực;
+ Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với xã hội.
(Điều 4 Nghị định 19/2023/NĐ-CP)

3. Phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
Phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là phương pháp chấm điểm. Phương pháp chấm điểm được thực hiện trên cơ sở sử dụng bộ công cụ tính điểm đối với từng tiêu chí tại mục 4 để xếp hạng theo thang điểm từ 1 đến 5, cụ thể như sau:
- Đối với tiêu chí nguy cơ rửa tiền:
+ Điểm 5 là có nguy cơ rửa tiền cao;
+ Điểm 4 là có nguy cơ rửa tiền trung bình cao;
+ Điểm 3 là có nguy cơ rửa tiền trung bình;
+ Điểm 2 là có nguy cơ rửa tiền trung bình thấp; 
+ Điểm 1 là có nguy cơ rửa tiền thấp.

- Đối với tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền:
+ Điểm 5 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền thấp;
+ Điểm 4 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình thấp;
+ Điểm 3 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình;
+ Điểm 2 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình cao;
+ Điểm 1 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền cao.

- Đối với tiêu chí hậu quả của rửa tiền:
+ Điểm 5 là có hậu quả của rửa tiền cao;
+ Điểm 4 là có hậu quả của rửa tiền trung bình cao;
+ Điểm 3 là có hậu quả của rửa tiền trung bình;
+ Điểm 2 là có hậu quả của rửa tiền trung bình thấp;
+ Điểm 1 là có hậu quả của rửa tiền thấp.

- Đối với tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền:
+ Điểm 5 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền cao;
+ Điểm 4 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình cao;
+ Điểm 3 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình;
+ Điểm 2 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình thấp;
+ Điểm 1 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền thấp.

Thông tin, số liệu, dữ liệu để đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 19/2023/NĐ-CP.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp bộ công cụ tính điểm phù hợp với chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
(Điều 5 Nghị định 19/2023/NĐ-CP).

TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK