Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022
Cập nhật : 8:58 - 05/06/2023

I. Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm 2022

Năm 2022 được đánh giá là một năm thách thức của kinh tế thế giới. Tuy kinh tế toàn cầu trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid nhưng tốc độ còn chậm và phải đối mặt với nguy cơ suy thoái trên diện rộng. Sau các biện pháp hỗ trợ kinh tế trong đại dịch Covid19, lạm phát đã tăng mạnh tại nhiều quốc gia khiến nhiều nền kinh tế phải điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt với nhịp độ nhanh, mạnh nhằm kiểm soát lạm phát. Động thái thắt chặt chính sách tiền tệ trên thế giới làm dấy lên lo ngại về rủi ro “suy thoái – lạm phát” ở một số quốc gia. Các tổ chức quốc tế theo đó cũng liên tục điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 và 2023: IMF (10/2022) hạ mức dự báo xuống còn 3,2% cho năm 2022 và 2,7% cho năm 2023, trong khi Ngân hàng thế giới (9/2022) ước tính tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm xuống còn 0,5% trong năm 2023.

Tình hình địa chính trị thế giới cũng tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường trong năm qua. Xung đột Nga – Ukraine, căng thẳng giữa các nước lớn và chiến lược Zero-Covid của Trung Quốc tiếp tục được triển khai đã làm trầm
trọng hơn tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu; giá cả lương thực, năng lượng theo đó tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp, đồng thời làm gia tăng áp lực lạm phát lên các nền kinh tế.

Trong bối cảnh kinh tế - chính trị diễn biến phức tạp, Thị trường chứng khoán trên thế giới cũng trải qua nhiều biến động trong năm 2022. Tính đến ngày 30/11/2022, chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI ACWI đã giảm 18,2%; chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 5,8%, chỉ số DAX của Đức giảm 9,4%, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 17%, chỉ số Shang Hai của Trung Quốc giảm 12,9%, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 20,5%, chỉ số S&P500 của Mỹ giảm 14,4% so với cuối năm 2021.

Tại Việt Nam, trong năm 2022, bất chấp những khó khăn mà nền kinh tế thế giới phải đối mặt, nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ. Các hoạt động kinh tế được khôi phục, tiêu dùng nội địa phục hồi, hoạt động du lịch quốc tế cũng được mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19. Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2022 của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam tăng 8,6%; số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động lũy kế 11 tháng tăng 32,2%; xuất khẩu hàng hoá 11 tháng năm 2022 của Việt Nam cũng tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong khi đó, lạm phát vẫn được kiểm soát tốt; bình quân 11 tháng năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,02% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lạm phát cơ bản tăng 2,38%.

Tuy nhiên, sau các bước điều chỉnh lãi suất liên tục của FED trong thời gian vừa qua, trước áp lực điều hành tỷ giá khi đồng USD tăng, tiềm ẩn nguy cơ nhập khẩu lạm phát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hai lần điều chỉnh tăng lãi suất điều hành nhằm kiểm soát lạm phát và giảm tác động từ bên ngoài. Mặt bằng lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại theo đó cũng liên tục gia tăng, thu hút dòng tiền quay trở lại hệ thống ngân hàng.

II. Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022

1. Thị trường cổ phiếu

Trước ảnh hưởng của các biến động về kinh tế - chính trị trên thế giới cũng như các bước điều chỉnh chính sách trong nước, Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022 cũng đã trải qua nhiều biến động, với xu hướng giảm điểm bắt đầu từ tháng 4, trong đó có những nhịp phục hồi vào tháng 5 và tháng 8 và cuối tháng 11 đến nay. Tính đến ngày 30/11/2022, chỉ số VN-Index đạt 1048,42 điểm, giảm 30% so với cuối năm 2021. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 208,79 điểm, giảm 56% so với cuối năm trước. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM ngày 30/11/2022 ước đạt 5.383 nghìn tỷ đồng, giảm 30,7% so với cuối năm 2021, tương đương 63,5% GDP.

Về quy mô niêm yết và đăng ký giao dịch, đến cuối tháng 11/2022, thị trường có 757 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán và 859 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM với tổng giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch đạt 1.970 nghìn tỷ đồng, tăng 13,26% với cuối năm 2021, tương đương 23,2% GDP.

Thanh khoản thị trường cũng có xu hướng giảm liên tục trong giai đoạn này, với giá trị giao dịch bình quân giảm từ 26.299 tỷ đồng/phiên trong tháng 4 xuống còn 13.017 tỷ đồng/phiên trong tháng 11. Tính chung 11 tháng năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 20.556 tỷ đồng/phiên, giảm 22,7% so với bình quân năm 2021. Những biến động trên Thị trường chứng khoán nêu trên chủ yếu xuất phát từ tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực về kinh tế - chính trị thế giới.

2. Thị trường trái phiếu

Trái phiếu Chính phủ

Đến cuối tháng 11/2022, thị trường có 389 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt hơn 1.651 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm 2021. Về quy mô giao dịch, tính chung 11 tháng năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 8.062 tỷ đồng/phiên.

Trái phiếu doanh nghiệp

Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, khối lượng phát hành có xu hướng giảm trong thời gian qua. Tính đến ngày 25/11/2022, khối lượng phát hành phiếu doanh nghiệp là 331.811 tỷ đồng, giảm 31,6% so với cùng kỳ năm 2021 và có xu hướng giảm dần qua các Quý1. Về cơ cấu phát hành, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp bất động sản, xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng phát hành.

Tính đến ngày 25/11/2022, các Ngân hàng thương mại phát hành chiếm 41%, các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng chiếm lần lượt 28,59 % và 7,73% tổng khối lượng phát hành, doanh nghiệp sản xuất chiếm 6,72% tổng khối lượng phát hành.

Về cơ cấu nhà đầu tư, các Ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán là các nhà đầu tư chính mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, sở hữu lần lượt 45,3% và 23,91% tổng khối lượng phát hành. Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân chiếm 9,44% tổng khối lượng phát hành.

Hoạt động mua lại trước hạn gia tăng, với tổng khối lượng trái phiếu mua lại lũy kế từ đầu năm là 161.656 tỷ đồng, tăng 14,1% so với cả năm 2021. Trong khi đó, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn tháng 12/2022 là 42,2 nghìn tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp bất động sản là 19.287 tỷ đồng (99,5% có tài sản đảm bảo), tổ chức tín dụng là 9.828 tỷ đồng, doanh nghiệp sản xuất là 7.854 tỷ đồng (Vinfast là 7,72 nghìn tỷ đồng), doanh nghiệp thương mại, dịch vụ là 2.100 tỷ đồng. Trong năm 2023, khối lượng đáo hạn cả năm là 282,167 nghìn tỷ đồng. Riêng quý I/2023, dự kiến đến hạn 35,9 nghìn tỷ đồng.

Thị trường trái phiếu thời gian qua có nhiều khó khăn, chủ yếu xuất phát từ sự sụt giảm niềm tin của thị trường do sai phạm của một số doanh nghiệp vừa bị xử lý, cũng như việc một số phương tiện đưa tin không chính thống, tin thất thiệt về một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và tâm lý nhà đầu tư; việc kiểm tra, giám sát tập trung vào giám sát mục đích phát hành trái phiếu cũng dẫn đến tâm lý quan ngại của cả doanh nghiệp phát hành và tổ chức cung cấp dịch vụ. Thanh khoản của thị trường cũng gặp khó khăn5 trong thời gian qua khi lãi suất ngân hàng tăng, dòng tiền có xu hướng dịch chuyển sang hệ thống Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp khó khăn trong cân đối nguồn vốn kinh doanh và trả nợ trái phiếu đến hạn.

3. Thị trường chứng khoán phái sinh

Thị trường chứng khoán phái sinh tiếp tục diễn ra sôi động, với khối lượng giao dịch bình quân của hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 tính chung 11 tháng năm 2022 đạt 259.478 hợp đồng/phiên, tăng 37% so với bình quân năm 2021. Khối lượng mở (OI) toàn thị trường tính đến ngày 30/11/2022 đạt 51.635 hợp đồng, tăng 66% so với cuối năm 2021. 

Về sản phẩm chứng quyền có bảo đảm, tính chung 11 tháng năm 2022, khối lượng giao dịch chứng quyền đạt 31,97 triệu chứng quyền/phiên, tăng 50% so với bình quân năm 2021; tuy nhiên, giá trị giao dịch bình quân chỉ đạt 22,18 tỷ đồng/phiên, giảm 69% so với bình quân năm 2021.

Về sản phẩm hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ 5 năm, tính chung 11 tháng năm 2022, tổng khối lượng giao dịch đạt 110.986 hợp đồng. Sản phẩm hợp đồng tương lai trên Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm chính thức được đưa vào giao dịch vào ngày 28/6/2021, với tổng khối lượng giao dịch tính từ đầu năm đến nay đạt 10.000 hợp đồng.


TTBD 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK