Khái quát thực trạng bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt
Cập nhật : 9:37 - 14/12/2022


Nướclà nguồn sống của mọi người, là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội, cũngnhư các hoạt động khác của xã hội. Việt Namcó tổng lượng nước mặt khoảng 830-840 tỷ m3/ năm, trong đó khoảng 520-525 tỷ m3(chiếm 63%) từ nước ngoài chảy vào Việt Nam,còn nguồn nước nội sinh trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 310-315 tỷ m3/năm (chiếm37%)[1].

Nước sạch có vai trò quan trọng đốivới đời sống hàng ngày của mọi người, cũng như các nhu cầu khác. Mọi ngườidân đều có quyền được sử dụng nước sinh hoạt. Việc đảm bảo cung cấpnước sinh hoạt cho người dân là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo sứckhỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần phát triển kinhtế - xã hội. Chính vì vậy, trong nhữngnăm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về bảo đảm anninh nước cho sinh hoạt và cấp nước sinh hoạt an toàn cho nhân dân với mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt trên95%. Việc bảo đảm nước chosinh hoạt bao gồm: quy hoạch nguồn nước cho sinh hoạt; xây dựng công trình khaithác, cấp nước sinh hoạt cho nhân dân; sử dụng nước sinh hoạt tiết kiệm, hiệuquả; bảo đảm vệ sinh môi trường nước; quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra,giám sát các hoạt động liên quan nước sinh hoạt; ứng dụng tiến bộ khoa học côngnghệ vào quản lý, khai thác, cấp nước sinh hoạt; hợp tác quốc tế về nước và cácvấn đề khác có liên quan đến bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt. Trong bài viếtnày sẽ nêu khái quát về thực trạng bảo đảm an ninh nước sinh hoạt và một sốkiến nghị về chính sách, pháp luật bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt.

1. Khái quát pháp luật về bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt 

Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật cóliên quan đến bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt và đã được thể hiện trong cácvăn bản pháp luật sau đây:

-Luật Tài nguyên nước số 17/2012/ QH13.

- Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14 .

- Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27-11-2013 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.

- Nghị định số 35/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiếthướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

- Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11-7-2007 củaChính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

- Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28-12-2011 củaChính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày11-7-2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 củaChính phủ về quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.

- Nghị định số 167/2018/NĐ-CP  ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quyđịnh việc hạn chế khai thác nước dưới đất.

- Quyết định số 104/2000/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 8 năm 2000 về việc phê duyệt chiến lượcquốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020.

-         Quyết định số131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưuđãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nôngthôn,

- Quyết định 1566/QĐ-TTg ngày 9-8-2016 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giaiđoạn 2016-2025.

- Quyết định số 408/QĐ-TTg- ngày 03/4/2017 củaThủ tướng Chính phủ về thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình Quốc gia bảo đảm cấpnước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch giai đoạn 2016-2025.

- Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28/8/2020 của Thủtướng chính phủ về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanhnước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục.

- Thông tư 03/VBHN-BXD ngày 30-7-2014 của Bộtrưởng Bộ Xây dựng về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

- Thông tư số08/2012/TT-BXD  ngày 21/11/2012 của Bộtrưởng Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn.

- Thông tư 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy địnhkiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

- Thông tư số 44/2021/TT-BTC ngày 18 tháng6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định về khung giá, nguyên tắc, phươngpháp xác định giá nước sạch sinh hoạt.

- Quyết định số 654/QĐ-BCĐ ngày 25/5/2018 của Trưởng Ban Chỉ đạo ban hànhQuy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước antoàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch giai đoạn 2016-2025.

- Văn bản số 5742/BNN-TCTLngày 13/7/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Ủy ban nhân dâncác tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu triển khai thực hiện Chươngtrình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025.

- Một số văn bản pháp luật khác có liên quan việc bảo đảm an ninh nước cho sinhhoạt.

Có thể nói, trong thời gian qua, Quốc hội, Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ngành đã có nhiều cố gắng ban hành nhiều vănbản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, các quy địnhcủa Hiến pháp có liên quan đến bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt và việc khaithác, cấp nước sạch, nước an toàn cho nhân dân. Đây là cơ sở pháp lý quan trọngđể các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư, xây dựng, quản lý, khaithác và cấp nước sinh hoạt an toàn cho nhân dân trên mọi miền đất nước, gópphần bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt, nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân.

 2. Kháiquát thực trạng bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt

2.1. Quy hoạch nguồn  nước cho sinh hoạt

Quy hoạch nguồn nước cho sinhhoạt một trong những hoạt động khởi đầu của bảo đảm an ninhnước cho sinh hoạt, là định hướng quá trình thực hiện bảo đảm an ninhnước cho sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu, chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.Tính đến nay ở Trung ương và hầu hết các tỉnh, thành phố đã lập và phê duyệtquy hoạch bảo đảm an ninh nguồn nước cho sinh hoạt để khai thác, cấp nước chonhân dân và phục vụ các hoạt động khác. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt đượcthì quy hoạch nguồn nước cho sinh hoạt vẫn còn hạn chế, bất cập như luôn chụitác động bởi nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt ngày càng tăng, do tác động củabiến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước, do khai thác, sử dụng nước quá mức, vv… Mặt khác côngtác quy hoạch nước cho sinh hoạt ở một số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầuthực tế, chưa có kết nối giữa cấp nước cho sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưađánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chưa khuyến khích sự tham gia của cáctổ chức, cá nhân vàokhai thác, sử dụng nước sinh hoạt. Vì vậy, dẫn đến cần phải điều chỉnh lại quy hoạchnguồn nước cho sinh hoạt.

2.2. Về sử dụng nước sinh hoạt

Đa số người dân được được cấp nước sinhhoạt từ các công trình cấp nước tập trung, chỉ co khoảng dưới 10% người dân được cấp nước từ côngtrình cấp nước nhỏ lẻ hoặc quimô hộ gia đình, như giếng khoan, giếng đào, lu, bể chứa.

Theothống kê, thì đến hết năm 2020, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợpvệ sinh đạt khoảng trên 90%, trong đó tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩnQCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế ngày càng được tăng cao[2]. Cácvùng có tỷ lệ người dân sửdụng nước sinh hoạt đạt quy chuẩn chiếm tỷ lệ cao, gồm: các tỉnh, thành phố ởĐồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long[3]. Đây làcác vùng tập trung đông dân cư, có điều kiện kinh tế phát triển, nhu cầu dùngnước sinh hoạt ngày càng tăng, người dân chi trả tiền sử dụng nước. Các vùng cótỷ lệ dân sử dụng nước sinh hoạt đạt quy chuẩn chiếm tỷ lệ thấp, gồm: các tỉnh,thành phố ở  Miền núi phía Bắc, TâyNguyên, là do các vùng này có mật độ dân cư phân bố thưa thớt, không tậptrung, chi phí hệ thống dẫn nước cao, nhiều người dân không có khả năng chi trảtiền sử dụng nước, v v ..

 2.3. Về chất lượng nước sinh hoạt

Nguồnnước cho sinh hoạt chủ yếu là nước mặt; theo số liệu thống kê, các công trìnhcấp nước sinh hoạt sử dụng 76,4% nguồn nước mặt và 23,6% nguồn nước ngầm[4]. Tuynhiên, nguồn nước ngầm ngày càng khan hiếm, còn nguồn nước mặt có nguy cơ ô nhiễmcao, cạn kiệt ở một số nơi.

- Tìnhtrạng ô nhiễm nguồn nước tăng cả về mức độ, quy mô, nhiều nơi có nước nhưngkhông thể sử dụng do ô nhiễm. Nguồn nước mặt ở hầu hết các khu vực sản xuấtnông nghiệp, gần khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp, làng nghề đều bị ô nhiễm,nhiều nơi nước bị ô nhiễmnghiêm trọng, như lưuvực sông Nhuệ - Đáy, sông Cầu vàsông Đồng Nai - Sài Gòn.

- Tình trạng phá rừng ngày càng phức tạp, diện tích rừng đầunguồn suy giảm, không được cải thiện, chấtlượng rừng kém làm giảm nguồn sinh thủy là một trong những nguyên nhân chínhlàm cho nguồn nước cạn kiệt, thiếu nước trong mùa khô và gia tăng lũ ống, lũquét, sạt lở đất trong mùa mưa, theo đó là chất lượng nước cũng giảm.

- Biếnđổi khí hậu và nước biển dâng, xâm nhập mặn tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới nguồn nước sinh hoạt và chất lượngnước.  

2.4. Về hoạt động của các công trình khai thác, cấp nước sinh hoạtvà các hạn chế  khác có liên quan

- Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, toàn quốchiện có khoảng trên 20 ngàn công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, trong đó cótrên 70% các công trình hoạt động bền vững, tương đối bền vững; số còn lại là cáccông trình kém bền vững hoặc không hoạt động được, chủ yếu là các công trình cóquy mô công suất nhỏ dưới 50m3/ngày đêm[5];các công trình này chủ yếu do cộng đồng dân cư quản lý.

Hiệnnay, các công trình cấp nước do đơn vị sự nghiệp công lập, doanhnghiệp, tư nhân quản lý thì hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó vẫn còn khôngít công trình hoạt động kém hiệu quả hoặc không hoạt động là do côngtác tổ chức quản lý thiếu chuyên nghiệp, cơ chế tài chính thu chichưa hiệu quả, thiếu kinh phí để duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa địnhkỳ, thiếu hạng mục xử lý nước, v v ...

- Về tỷ lệ thất thoát,thất thu nước sinh hoạt của các công trình chiếm  khoảng 15% đến 30%[6].  Các công trình lớn do doanh nghiệp, đơn vị sựnghiệp công lập vận hành, thì chất lượng công trình tốt nên tỷ lệ thất thoát nước thấp.

- Côngtác duy tu, bảo dưỡng công trình: Công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa côngtrình mới chỉ đáp ứng một phần, còn lại không đáp ứng tiêu chuẩn quy định dẫnđến công trình nhanh xuống cấp, hư hỏng gây lãng phí; nguồn kinh phí chi cho công tácduy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình rất hạn chế.

- Bộ máy quản lý chuyên ngành cấp nước ở các cấpcòn mỏng, không có cán bộ chuyên môn, nên cán bộ địa phương phải kiêm nhiệm dẫnđến hạn chế trong công tác tham mưu, tổchức thực hiện quản lý khai thác công trình cấp nước sinhhoạt.

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc điểm địachất, địa hình và thiên tai mưa lũ kéo dài khiến nhiều công trình bị xuống cấp,hư hỏng, không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả, gây khó khăn cho cấp nước sinh hoạt.

- Do ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp,đặc biệt là việc chăn thả gia súc và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại khu vựcđầu nguồn đã tạo ra các mối nguy hại nguồn nước cấp cho sinh hoạt, trong khi đócông tác tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia bảo vệ công trình, bảo vệnguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả còn hạn chế.

- Vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ là nơi tậptrung đông dân cư, các khu công nghiệp, các làng nghề dẫn đến các khu vực này có lượng nước thải sinh hoạt, nước thảitừ các khu công nghiệp, nước thải làng nghề lớn chưa qua xử lý được xả trựctiếp và gián tiếp ra các lưu vực sông, nguồn nước của các công trình cấp nước chosinh hoạt, nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước sinh hoạt, làmnước bị ô nhiễm.

- Nguồn lực dànhcho cấp nước sinh hoạt chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là từ ngân sách nhà nướccó xu hướng giảm dần qua các năm; đặc biệt là nguồn vốn đầu tư cấp nước chocác vùng miền núi, biên giới, hải đảo còn nhiều hạn chế trong khi nhu cầu đầutư lớn do công tác vận chuyển thiết bị, vật tư, điều kiện địa hình,địa chất phức tạp. Mặt khác, ở nhiều nơi do thu nhập thấp, người dânkhông có khả năng trả tiền sử dụng nước nên công trình thu không đủ bù chi.

Nguồn nước cấp cho sinh hoạt ngày càng có nguy cơ ônhiễm, cạn kiệt. Ở nhiều nơi, tình trạng cạn kiệt, suy thoái nguồn nước mặt,nước ngầm do khai thác quá mức và do hạn hán đang ngày càng khốc liệt. Công táckiểm soát ô nhiễm nước, ngăn chặn xả nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nôngnghiệp chưa qua xử lý và các loại chất thải từ các hoạt động kinh tế - xã hộivào nguồn nước còn nhiều hạn chế.



[1]Đề tài “Đềxuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bảo đảm cấp nước an toàn cho khuvực nông thôn” - Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam

[2]Đề tài “Đềxuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bảo đảm cấp nước an toàn cho khuvực nông thôn” - Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam

[3]nt.

[4]nt

[5]Đề tài “Đềxuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bảo đảm cấp nước an toàn cho khuvực nông thôn” - Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.

[6]nt

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK