HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 12 – SỐ 3
Cập nhật : 9:36 - 14/12/2022


Câu hỏi: Pháp luật quy định như thếnào về chấmdứt tư cách thành viên hợp danh tạicông ty hợp danh?

Trả lời:

Căn cứ Điều 185 LuậtDoanh nghiệp 2020, việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danhtại công ty hợp danh được quy định như sau:

Thànhviên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp sau đây:

- Tự nguyện rút vốn khỏi côngty;

- Chết, mất tích, bị hạn chếhoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

- Bị khai trừ khỏi công ty;

- Chấp hành hình phạt tùhoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định củapháp luật;

- Trường hợp khác do Điều lệcông ty quy định.

Thànhviên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấpthuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằngvăn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rútvốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chínhđó đã được thông qua.

Thànhviên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong trường hợp sau đây:

- Không có khả năng góp vốnhoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;

- Vi phạm quy định tại Điều180 của Luật Doanhnghiệp 2020, đó là: Thành viên hợp danh làm chủ doanh nghiệp tưnhân; làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác; Thànhviên hợp danh nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùngngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức,cá nhân khác;Thànhviên hợp danh chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công tycho tổ chức, cá nhân khác khi chưa được sự chấp thuận của các thành viên hợpdanh còn lại.

- Tiến hành công việc kinhdoanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khácgây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và thành viên khác;

- Không thực hiện đúng nghĩavụ của thành viên hợp danh.

Trườnghợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lựchành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phần vốn gópcủa thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng.

Trongthời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy địnhtại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 185 Luật Doanh nghiệp2020 thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toànbộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngàychấm dứt tư cách thành viên.

Saukhi chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, nếu tên của thành viên đó đã được sửdụng thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế,người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sửdụng tên đó.

 

Câu hỏi: Phápluật quy định như thế nào về tiếp nhận thành viên mới tại công ty hợp danh?

Trả lời:

Căn cứ Điều 186 LuậtDoanh nghiệp 2020, việc tiếp nhận thành viên mới tại công ty hợp danh được quyđịnh như sau:

Công ty có thể tiếpnhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thànhviên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.

Thành viên hợpdanh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trongthời hạn 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viênquyết định thời hạn khác.

Thành viên hợpdanh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đốivới các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợp thànhviên đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác.

Câu hỏi: Phápluật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn tại côngty hợp danh?

Trả lời:

Căn cứ Điều 187 LuậtDoanh nghiệp 2020, quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn tại công ty hợpdanh được quy định như sau:

- Thành viên góp vốncó quyền sau đây:

+ Tham gia họp, thảoluận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệcông ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổchức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trựctiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;

+ Được chia lợinhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty;

+ Được cung cấpbáo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồngthành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tìnhhình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng,giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;

+ Chuyển nhượng phầnvốn góp của mình tại công ty cho người khác;

+ Nhân danh cánhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh củacông ty;

+ Định đoạt phần vốngóp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thứckhác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì ngườithừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty;

+ Được chia một phầngiá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốnđiều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;

+ Quyền khác theoquy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.

- Thành viên góp vốncó nghĩa vụ sau đây:

+ Chịu trách nhiệmvề các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đãcam kết góp;

+ Không được thamgia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh côngty;

+ Tuân thủ Điều lệcông ty, nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên;

+ Nghĩa vụ kháctheo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.

 

Tham khảo:

Luật Doanh nghiệp 2020 được Quốc hộikhóa XIV thông qua ngày 17/06/2020

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK