Đánh giá tác động chính sách Dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): Chính sách 4: Tăng cường cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền trong quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Cập nhật : 17:36 - 25/11/2022

I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ BẤT CẬP

Theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, thủ tục trong cấpvà quản lý người hành nghề được phân công theo thẩm quyền quản lý nhà nước vàlãnh thổ, cụ thể là:

1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối vớingười làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, người làm việc tạicơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ khác, người nước ngoài đến hành nghềkhám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.

2. Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối vớingười làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, cấp lại và thu hồi chứngchỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩmquyền quản lý.

Tuy nhiên, do người hành nghề có sự dịch chuyển thường xuyên nơi sinhsống, cơ sở làm việc nên việc cấp và quản lý người hành nghề có sự đan xen,chồng chéo, có trường hợp chưa rõ ràng trong xác định thẩm quyền cấp được xácđịnh theo nơi thực hành, nơi làm việc hay nơi ở của người hành nghề gây khókhăn trong việc thực hiện thủ tục hành chính, có trường hợp một người hành nghềđược cấp hai hoặc nhiều chứng chỉ, việc đăng ký hành nghề ở nhiều nơi cũng gâykhó khăn, phức tạp trong việc quản lý 

Nhiều người làm việc tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh thuộc thẩm quyền quảnlý của cơ quan này sau đó lại chuyển sang làm việc tại cơ quan khác, hoặc tạiđịa phương này sau làm việc tại địa phương khác, sau đó đề nghị bổ sung, điềuchỉnh chứng chỉ hành nghề thì sẽ có cơ quan khác cấp lại, điều chỉnh, bổ sungchứng chỉ hành nghề gây khó khăn cho cơ quan quản lý và người hành nghề.

Do có nhiều cơ quan có cấp chứng chỉ hành nghề: Bộ Y tế, Bộ quốc phòng,63 Sở Y tế mà chưa có một hệ thống thông tin quản lý về hoạt động khám bệnh,chữa bệnh, nên chưa kết nối, liên thông được dữ liệu về quản lý hành nghề trêntoàn quốc dẫn đến tình trạng có thể 1 người hành nghề có nhiều chứng chỉ hànhnghề do các cơ quan khác nhau cấp nên việc quản lý đăng ký hành nghề còn gặpkhó khăn.

Về quản lý hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đốivới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiện nay được quy định tại Điều 45 Luật khámbệnh, chữa bệnh, theo đó:

1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạtđộng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặcthuộc các bộ khác.

2. Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạtđộng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thuhồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyềnquản lý.

Theo quy định trên, đối với khối bệnh viện tư nhân, thẩm quyền cấp giấyphép hoạt động là Bộ Y tế. Nhưng trên thực tế, Bộ Y tế không thể quản lý hếtđược hoạt động của bệnh viện tư nhân nên sau khi cấp giấy phép hoạt động, Bộ Ytế giao lại cho Sở Y tế để thực hiện việc quản lý, Sở Y tế cũng thực hiện việcthẩm định khi cơ sở khám bệnh tư nhân thay đổi phạm vi chuyên môn, danh mục kỹthuật trình Bộ Y tế phê duyệt gây nên những bất cập nhất định trong cấp phép vàquản lý hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa12 về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng caochất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có nêu:

Chuyển dần các bệnh viện thuộc Bộ Y tế và các bộ, cơ quan nhà nước ởTrung ương về địa phương quản lý (trừ các bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng, BộCông an; một số ít bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, bệnh viện của các trườngđại học). Nghị quyết của Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành thực hiện triệtđể việc phân cấp, phân quyền trong quản lý hành chính nhà nước. Như vậy, quyđịnh như dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện nay là chưa đáp ứng được yêu cầucủa Chính phủ trong giai đoạn hiện nay.

II. CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Để khắc phục được vấn đề bất cập nêu trên, có 3 phương án được đề xuấtgiả định để giải quyết vấn đề.

a) Phương án 1:

- Thống nhất đầu mối cấp và quản lý người hành nghề trên toàn quốc theohướng sau khi kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề, kết quả kiểm tra sẽ đượcchuyển về Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng để cấp giấy phép hành nghề.

- Phân cấp thẩm quyền cho Sở Y tế trong việc cấp mới, điều chỉnh giấyphép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hướng: Bộ Y tế, Bộ Quốcphòng, Bộ Công an cấp giấy phép hoạt động cho các đơn vị thuộc thẩm quyền quảnlý; Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động cho các đơn vị trên địa bàn (bao gồm cả cácbệnh viện tư nhân), trừ các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế, BộQuốc phòng, Bộ Công an.

b) Phương án 2:

- Phân cấp đầu mối cấp và quản lý người hành nghề trên toàn quốc theohướng sau khi kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề, kết quả kiểm tra sẽ đượcchuyển về Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để cấp giấy phép hành nghề cho đối tượngthuộc thẩm quyền quản lý và về Sở Y tế đối với các đối tượng khác (bao gồm cảngười làm việc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế).

- Phân cấp thẩm quyền cho Sở Y tế trong việc cấp mới, điều chỉnh giấyphép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hướng: Bộ Y tế, Bộ Quốcphòng, Bộ Công an cấp giấy phép hoạt động cho các đơn vị thuộc thẩm quyền quảnlý; Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động cho các đơn vị trên địa bàn (bao gồm cả cácbệnh viện tư nhân), trừ các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế, BộQuốc phòng, Bộ Công an.

c) Phương án 3:

Giữ nguyên như hiện hành:

- Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng cấp giấy phép hành nghề cho người hành nghề, cấpgiấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý,cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân;

- Sở Y tế cấp giấy phép hành nghề cho người hành nghề, cấp giấy phép hoạtđộng cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, trừ trường hợp thuộc thẩmquyền quản lý của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng.

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG CHỊU SỰ TÁCĐỘNG TRỰC TIẾP CỦA CHÍNH SÁCH VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC CÓ LIÊN QUAN

1. Đánh giá đối với phương án 1

1.1. Tác động về kinh tế

1.1.1. Tác động đối với Nhà nước:

a) Tác động tích cực:

Phương án 1 sẽ tập trung đầu mối cấp và quản lý người hành nghề, sau khicó kết quả kiểm tra đánh giá năng lực, cơ sở tổ chức kiểm tra sẽ gửi về Bộ Y tếhoặc Bộ Quốc phòng để thực hiện việc cấp phép hành nghề, phương án này có nhữngtác động tích cực như sau:

- Giảm chi phí dàn trải quản lý nhà nước, bộ máy tổ chức, chi phí lươngcho nhân lực thực hiện xét cấp giấy phép hành nghề ở địa phương do thẩm quyềnvề Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng.

- Giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính do giảm thời gian xem xét cấp,nếu việc cấp được thực hiện trên hệ thống liên thông dữ liệu và phần mềm thì sẽgiảm chi phí nhân lực thực hiện thủ tục cấp giấy phép hành nghề.

- Giảm chi phí hành chính, chi phí quản lý nhà nước, lương, chi phí thựchiện thủ tục hành chính cấp giấy phép hành nghề, chi phí theo dõi, giám sát quátrình hành nghề do có đầu mối tập trung thống nhất cấp giấy phép hành nghề vàquản lý hành nghề là Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng.

Đối với cấp và quản lý hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

Hiện nay, cả nước có khoảng 350 bệnh viện tư nhân, bình quân cả nước mộtnăm tăng 10% số lượng bệnh viên tư nhân trong toàn quốc, ước đạt: 22 bệnhviện/01 năm.

- Việc phân cấp cho Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với cácbệnh viện tư nhân, bệnh viện thuộc Bộ, ngành, trừ Bộ Quốc phòng thúc đẩy các SởY tế tiếp tục tăng cường vai trò quản lý nhà nước tại cơ sở, nâng cao năng lực,trình độ quản lý và trình độ chuyên môn trong công tác thẩm định, thực hiệntriệt để việc phân cấp quản lý nhà nước theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhànước.

- Theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Giám đốc Sở Y tếcấp giấy phép hoạt động đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn quản lý, vìvậy, việc tiếp tục phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động cho Giám đốc SởY tế đối với các bệnh viện tư nhân, bệnh viện thuộc Bộ, ngành góp phần làm giảmtải công việc cho cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.

- Không phải đầu tư thêm về nhân lực, trang thiết bị, chi phí trả lươngđể bảo đảm cho việc thực hiện các thủ tục hành chính để cấp giấy phép hoạt độngcho các bệnh viện tư nhân và các bệnh viện thuộc các Bộ, ngành trừ Bộ Quốcphòng.

- Giảm chi phí thực hiện quản lý Nhà nước, lương, chi phí thực hiện thủtục hành chính

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở thuộcthẩm quyền quản lý bảo đảm không làm xáo trộn cơ cấu tổ chức, hoạt động và bảođảm tính đặc thù trong hoạt động an ninh, quốc phòng.

b) Tác động tiêu cực:

Việc ban hành chính sách không tác động đến thu ngân sách nhà nước từhoạt động thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động của bệnh viện mà chỉ chuyểntừ đóng phí thẩm định tại cơ quan nhà nước cấp trên xuống cơ quan nhà nước cấpdưới để thực hiện thủ tục nên không có tác động.

1.1.2. Tác động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

a) Tác động tích cực:

Việc quy định Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với các bệnhviện tư nhân, bệnh viện thuộc Bộ, ngành, trừ Bộ Quốc phòng sẽ tạo điều kiện chocác cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giảm thời gian, chi phí thẩm định cấp giấy phéphoạt động, chi phí thực hiện quản lý, lương, chi phí thực hiện thủ tục hànhchính, giảm chi phí thực hiện hoạt động đầu tư….

b) Tác động tiêu cực:

- Trong quá trình triển khai thực hiện chưa có báo cáo, đánh giá về chấtlượng thẩm định cấp giấy phép hoạt động đối với các bệnh viện của các đoàn thẩmđịnh, đặc biệt đối với các bệnh viện thực hiện các chuyên khoa sâu, kỹ thuậtcao cần có các chuyên gia đầu ngành đánh giá để có cơ sở tiếp tục phân cấp chocơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động, vì vậy, tácđộng về kinh tế là khó xác định.

- Theo ước tính, khoảng 10% Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương hiện nay chưa đủ năng lực thẩm định cấp giấy phép hoạt động các bệnh việnsẽ đề nghị Bộ Y tế thẩm định, do đó, phải đề nghị Bộ Y tế thực hiện việc thẩmđịnh cấp giấy phép hoạt động, do đó, không làm giảm thời gian, chi phí thẩmđịnh cấp giấy phép hoạt động, chi phí thực hiện quản lý, lương, chi phí thựchiện thủ tục hành chính, giảm chi phí thực hiện hoạt động đầu tư….

1.1.3. Tác động đối với người dân:

a) Tác động tích cực:

Tạo điều kiện cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giảm thời gian, chi phíthẩm định cấp giấy phép hoạt động, chi phí thực hiện quản lý, lương, chi phíthực hiện thủ tục hành chính, cơ sở được cấp giấy phép hoạt động từ đó góp phầnhạn chế việc người dân phải chi trả các chi phí không hợp lý và sớm được tiếpcận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe…

b) Tác động tiêu cực:

- Việc phân cấp việc cấp giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnhcho các Sở Y tế. Đồng thời, quy định thanh tra, kiểm tra sau khi đã cấp giấyphép hoạt động để tránh các trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ đảm bảođủ điều kiện (nhất là về nhân lực) trong thời gian mới được cấp phép…

- Theo ước tính, khoảng 10% Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương hiện nay chưa đủ năng lực thẩm định cấp giấy phép hoạt động các bệnh việnsẽ đề nghị Bộ Y tế thẩm định, do đó, phải đề nghị Bộ Y tế thực hiện việc thẩmđịnh cấp giấy phép hoạt động, thời gian ước tính kéo dài và người dân chậm đượctiếp cân các dịch vụ y tế do các bệnh viện tư nhân cung cấp…..

1.2. Tác động về xã hội

1.2.1. Tác động đối với Nhà nước:

a) Tác động tích cực:

- Về việc làm: Một bệnh viện đa khoa tư nhân hoàn chỉnh đi vào hoạt độngvới quy mô 50 giường bệnh, sẽ tạo việc làm cho 1.000.000 lao động. Như vậy,bình quân 22 bệnh viện được cấp giấy phép hoạt động một năm ước tính số việclàm được tạo ra khoảng 22.000.000 việc làm.

- Về sức khỏe: Giúp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, đa dạng hóacác đối tượng cung cấp dịch. Từ đó làm giảm gánh nặng của Nhà nước trong chămsóc sức khỏe.

- Về giảm nghèo: cung cấp việc làm cho các đối tượng lao động khác nhau:Bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên và các nhân viên y tế khác…

b) Tác động tiêu cực:

Việc ban hành chính sách không có tác động đến vấn đề tạo công văn việclàm, sức khỏe và giảm nghèo đối với xã hội.

1.2.2. Tác động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở đào tạo khốingành sức khỏe:

a) Tác động tích cực:

Giảm thời gian, chi phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động, chi phí thựchiện quản lý, lương, chi phí thực hiện thủ tục hành chính, cơ sở được cấp giấyphép hoạt động.

Bệnh viện tư nhân là những bệnh viện mới thành lập, qua quá trình thẩmđịnh cho thấy các bệnh viện thường rất lúng túng trong việc thành lập, bố trícơ cấu tổ chức và nhân sự để bảo đảm hoạt động của bệnh viện. Khi Bộ Y tế thẩmđịnh sẽ tập hợp được các chuyên gia đầu ngành để tư vấn cho viện thành lập bệnhviện tư nhân, hướng dẫn các hành lang pháp lý cho hoạt động của Bệnh viện, phổbiến kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai hoạt động, quảnlý của bệnh viện trong toàn quốc. Qua đó giúp cho các bệnh viện mới thành lậpcó thêm kinh nghiệm trong quá trình quản lý vận hành hoạt động của bệnh viện.

b) Tác động tiêu cực:

1.2.3. Tác động đối với người dân:

a) Tác động tích cực:

Do chính sách không có mục tiêu đặt ra các quy định riêng đối với từngngười bệnh nên không tác động đến người bệnh.

b) Tác động tiêu cực:

Do chính sách không có mục tiêu đặt ra các quy định riêng đối với từngngười bệnh nên không tác động đến người bệnh.

1.3. Tác động về giới:

Do chính sách không có mục tiêu đặt ra các quy định riêng đối với từnggiới nên không tác động đến giới.

1.4. Tác động về thủ tục hành chính:

Giúp giảm thời gian, chi phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động, chi phíthực hiện quản lý, lương, chi phí thực hiện thủ tục hành chính, cơ sở được cấpgiấy phép hoạt động.

1.5. Tác động đối với hệ thống pháp luật:

- Việc ban hành chính sách bảo đảm tính phù hợp với Hiến pháp, pháp luậtvề đầu tư cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Việc phân cấp cho Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện tưnhân và bệnh viện các Bộ, ngành, trừ các cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng bảo đảmthống nhất với quy định của pháp luật khám bệnh, chữa bệnh 2009.

- Tạo sự thống nhất trong quản lý với tất cả các cơ sở khám chữa bệnhtrên cả nước với cơ quan có thẩm quyền cao nhất chịu trách nhiệm là Bộ Y tế.

- Việc ban hành chính sách phù hợp với chính sách phân cấp quản lý, tăngcường vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương.

2. Đánh giá đối với phương án 2

2.1. Tác động về kinh tế:

2.1.1. Tác động đối với Nhà nước:

a) Tác động tích cực:

- Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với các Bộ, ngành: việcthực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho bệnh viện, cơ sở y tế thuộc Bộ,ngành bảo đảm các điều kiện thực hiện và tính ngang cấp trong thực hiện thủ tụchành chính vì số lượng các bệnh viện thuộc các Bộ, ngành trong các năm gần đâytương đối ổn định và ước tính hằng năm có 01 bệnh viện hoặc cơ sở y tế thànhlập mới.

- Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với Bệnh viện tư nhân trênđịa bàn quản lý đã được đánh giá tác động tại phương án 1.

b) Tác động tiêu cực:

Việc ban hành chính sách không tác động đến thu ngân sách nhà nước từhoạt động thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động của bệnh viện mà chỉ chuyểntừ đóng phí thẩm định tại cơ quan nhà nước cấp trên sang cơ quan nhà nước cấpdưới để thực hiện thủ tục nên không có tác động.

2.1.2. Tác động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

a) Tác động tích cực:

- Giảm chi hành chính và các khoản chi khác.

- Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với Bệnh viện tư nhân trênđịa bàn quản lý đã được đánh giá tác động tại phương án 1.

b) Tác động tiêu cực:

Việc ban hành chính sách chỉ thay đổi về thẩm quyền cấp giấy phép đối vớibệnh viện thuộc Bộ, ngành trừ Bộ Quốc phòng với số lượng ít và đã ổn định vìvậy, tác động tiêu cực là không có.

2.1.3. Tác động đối với người dân:

a) Tác động tích cực:

Việc ban hành chính sách chỉ thay đổi về thẩm quyền cấp giấy phép đối vớibệnh viện thuộc Bộ, ngành trừ Bộ Quốc phòng với số lượng ít và đã ổn định vìvậy, tác động đối với người dân là không có.

b) Tác động tiêu cực:

Việc ban hành chính sách chỉ thay đổi về thẩm quyền cấp giấy phép đối vớibệnh viện thuộc Bộ, ngành trừ Bộ Quốc phòng với số lượng ít và đã ổn định vìvậy, tác động đối với người dân là không có.

2.2. Tác động về xã hội

2.2.1. Tác động đối với Nhà nước:

a) Tác động tích cực:

- Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với Bệnh viện tư nhân trênđịa bàn quản lý đã được đánh giá tác động tại phương án 1.

- Việc ban hành chính sách chỉ thay đổi về thẩm quyền cấp giấy phép đốivới bệnh viện, cơ sở y tế thuộc Bộ, ngành trừ Bộ Quốc phòng với số lượng ít vàđã ổn định vì vậy, tác động đối với nhà nước là rất ít.

b) Tác động tiêu cực:

- Việc ban hành chính sách chỉ thay đổi về thẩm quyền cấp giấy phép đốivới bệnh viện, cơ sở y tế thuộc Bộ, ngành trừ Bộ Quốc phòng với số lượng ít vàđã ổn định vì vậy, tác động đối với nhà nước là rất ít.

2.2.2. Tác động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

a) Tác động tích cực:

Tạo điều kiện cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giảm thời gian, chi phíthẩm định cấp giấy phép hoạt động, chi phí thực hiện quản lý, lương, chi phíthực hiện thủ tục hành chính, cơ sở được cấp giấy phép hoạt động.

b) Tác động tiêu cực:

2.2.3. Tác động đối với người dân:

a) Tác động tích cực:

Do chính sách không có mục tiêu đặt ra các quy định riêng đối với từng ngườibệnh nên không tác động đến người bệnh.

b) Tác động tiêu cực:

Do chính sách không có mục tiêu đặt ra các quy định riêng đối với từngngười bệnh nên không tác động đến người bệnh.

2.3. Tác động về giới:

Do chính sách không có mục tiêu đặt ra các quy định riêng đối với từnggiới nên không tác động đến giới.

2.4. Tác động về thủ tục hành chính:

- Giúp giảm thời gian, chi phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động, chi phíthực hiện quản lý, lương, chi phí thực hiện thủ tục hành chính, cơ sở được cấpgiấy phép hoạt động từ đó góp phần hạn chế việc người dân phải chi trả các chiphí không hợp lý.

2.5. Tác động đối với hệ thống pháp luật:

- Việc ban hành chính sách bảo đảm tính phù hợp với Hiến pháp, pháp luậtvề đầu tư cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Việc phân cấp cho Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện tưnhân, trừ các cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng đảm bảo thống nhất với quy định củapháp luật khám bệnh, chữa bệnh 2009.

- Tạo sự thống nhất trong quản lý với tất cả các cơ sở khám chữa bệnhtrên cả nước với cơ quan có thẩm quyền cao nhất chịu trách nhiệm là Bộ Y tế.

- Việc ban hành chính sách phù hợp với chính sách phân cấp quản lý, tăngcường vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương.

3. Đánh giá đối với phương án 3

3.1. Tác động về kinh tế:

3.1.1. Tác động đối với Nhà nước:

a) Tác động tích cực:

Không phải đầu tư thêm về nhân lực, trang thiết bị, chi phí trả lương đểbảo đảm cho việc thực hiện các thủ tục hành chính để cấp giấy phép hoạt độngcho các bệnh viện tư nhân và các bệnh viện thuộc các Bộ, ngành trừ Bộ Quốcphòng.

b) Tác động tiêu cực:

Việc ban hành chính sách không tác động đến thu ngân sách nhà nước từhoạt động thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động của bệnh viện.

3.1.2. Tác động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

a) Tác động tích cực:

Việc ban hành chính sách không làm thay đổi, tác động đến các chi phíthực hiện thủ tục hành chính, chi phí đầu tư, quản lý của các bệnh viện tư nhântrong quá trình cấp giấy phép hoạt động của bệnh viện.

b) Tác động tiêu cực:

Qua đánh giá không phát hiện tác động tiêu cực khi thực hiện phương án.

3.1.3. Tác động đối với người dân:

a) Tác động tích cực:

Do chính sách không có mục tiêu đặt ra các quy định riêng đối với từngngười bệnh nên không tác động đến người bệnh.

b) Tác động tiêu cực:

Do chính sách không có mục tiêu đặt ra các quy định riêng đối với từngngười bệnh nên không tác động đến người bệnh.

3.2. Tác động về xã hội

3.2.1. Tác động đối với Nhà nước:

a) Tác động tích cực:

- Về việc làm: Tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.

- Về sức khỏe: Giúp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, đa dạng hóacác đối tượng cung cấp dịch. Từ đó làm giảm gánh nặng của Nhà nước trong chămsóc sức khỏe.

- Về giảm nghèo: cung cấp việc làm cho các đối tượng lao động khác nhau:Bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên và các nhân viên y tế khác…

b) Tác động tiêu cực:

Việc cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý bảođảm không làm thay đổi đến cơ hội tiếp cận việc làm, giảm nghèo và các vấn đềxã hội khác.

3.2.2. Tác động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

a) Tác động tích cực:

Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với các bệnh viện tư nhân,bệnh viện thuộc Bộ, ngành, trừ Bộ Quốc phòng sẽ tạo điều kiện cho các cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh giảm thời gian, chi phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động,chi phí thực hiện quản lý, lương, chi phí thực hiện thủ tục hành chính, cơ sởđược cấp giấy phép hoạt động.

Giúp cho các bệnh viện mới thành lập có thêm kinh nghiệm trong quá trìnhquản lý vận hành hoạt động của bệnh viện.

b) Tác động tiêu cực:

Qua đánh giá không phát hiện tác động tiêu cực của phương án.

3.2.3. Tác động đối với người dân:

a) Tác động tích cực:

Do chính sách không có mục tiêu đặt ra các quy định riêng đối với từngngười bệnh nên không tác động đến người bệnh.

b) Tác động tiêu cực:

Do chính sách không có mục tiêu đặt ra các quy định riêng đối với từngngười bệnh nên không tác động đến người bệnh.

3.3. Tác động về giới:

Do chính sách không có mục tiêu đặt ra các quy định riêng đối với từnggiới nên không tác động đến giới.

3.4. Tác động về thủ tục hành chính:

Bộ Y tế tiếp tục thực hiện các thủ tục hành chính cấp giấy phép hoạt độngkhám bệnh, chữa bệnh cho các bệnh viện thuộc Bộ, ngành theo quy định của Luậtkhám bệnh, chữa bệnh năm 2009, các thủ tục được giữ nguyên.

3.5. Tác động đối với hệ thống pháp luật:

Việc ban hành chính sách bảo đảm tính phù hợp với Hiến pháp, pháp luật vềđầu tư cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Text Box: Xây dựng và đánh giá tác động chính sách trong Dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng, hiệu quả, phát triển và hội nhập quốc tế; tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương quản lý nhà nước về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.Các chính sách để thực hiện mục tiêu:1. Chính sách 1: Tăng cường kiểm soát trình độ chuyên môn, năng lực hành nghề, quản lý hành nghề.  2. Chính sách 2: Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.3. Chính sách 3: Tăng cường quản lý hoạt động và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.4. Chính sách 4: Tăng cường cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền trong quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.5. Chính sách 5: Khám bệnh, chữa bệnh từ xa.6. Chính sách 6: Đổi mới quy định về phân cấp hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.7. Chính sách 7: Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.8. Chính sách 8: Quy định về an ninh bệnh viện, bảo vệ quyền, lợi ích và an toàn của người hành nghề y.9. Chính sách 9: Quy định về sử dụng sản phẩm chuyên biệt điều trị suy dinh dưỡng nặng cấp tính cho trẻ em từ không đến bảy mươi hai tháng tuổi (sau đây gọi tắt là sản phẩm điều trị suy dinh dưỡng).10. Chính sách 10: Quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

 

Tham khảo:

Báo cáo số 157/BC-BYT ngày06/02/2022 về tổng kết 11 năm thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK