Đánh giá kết quả ban hành các văn bản pháp luật quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn thi hành Luật khám bệnh, chữa bệnh
Cập nhật : 17:34 - 25/11/2022


Luậtkhám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóaXI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009 và có hiệu lực ngày 01tháng 01 năm 2011 gồm 9 chương và 91 điều quy định về quy định quyền và nghĩa vụcủa người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;điều kiện đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữabệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật,phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chuyên môn kỹ thuật, giảiquyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện bảođảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Quatập hợp hóa các văn bản do các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hànhtừ năm 2011 đến nay cho thấy để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luậtkhám bệnh, chữa bệnh, các cơ quan quản lý Nhà nước đã ban hành 77 văn bản quyphạm pháp luật, trong đó có 46 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực gồm: 04nghị định, 50 thông tư và 03 thông tư liên tịch. Bên cạnh đó, còn 22 văn bảnquy phạm pháp luật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh được ban hành trước khi Luậtkhám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực vẫn đang còn hiệu lực thi hành.

Bảng 1. Thống kê số lượng văn bản hướng dẫn banhành qua các năm

STT

Năm ban hành

Tổng cộng

Tỷ lệ %

1.                   

2011

7

9.1

2.                   

2012

6

7.79

3.                   

2013

12

15.59

4.                   

2014

14

18.18

5.                   

2015

12

15.59

6.                   

2016

11

14.28

7.                   

2017

6

7.79

8.                   

2018

9

11.68

9.                   

2019

0

0

10.               

2020

0

0

11.               

2021

0

0

 

Cộng

77

100

Ởcấp địa phương, hầu hết các tỉnh không ban hành văn bản quy phạm pháp luật vềlĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh mà chủ yếu thực hiện việc chỉ đạo, điều hành côngtác khám bệnh, chữa bệnh dựa trên hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật vềkhám bệnh, chữa bệnh của Trung ương.

Mộtsố kết quả đạt được trongcông tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành vàhướng dẫn thi hành Luật

1.Về tính kịp thời, đầy đủ:

Quathống kê cho thấy, toàn bộ các nội dung được giao đều đã có văn bản hướng dẫnthực hiện và các văn bản này chủ yếu được ban hành trong năm 2011.

Tronggiai đoạn 2012 đến nay, tỷ lệ ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luậtkhám bệnh, chữa bệnh lại tăng lên là do sau quá trình triển khai các văn bản đãban hành trước đó, nhiều văn bản được sửa đổi bổ sung thay thế để bảo đảm phù hợpvới điều kiện kinh tế - xã hội và thực tiễn công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Ngoàira, tính kịp thời trong ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện còn thể hiện ở việcban hành văn bản kịp thời khi có sự thay đổi về chính sách pháp luật mà cụ thểlà theo quy định Khoản 2 Điều 7 Luật đầu tư thì điều kiện đầu tư kinh doanh đốivới ngành, nghề phải được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định hoặc điềuước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Điều này đồngnghĩa với việc Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp,cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tưkinh doanh. Tuy nhiên, theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và các nghịđịnh hướng dẫn thi hành Luật này thì lại giao Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thểvề điều kiện để thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nên Bộ Y tế đã ban hànhcác thông tư như Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Ytế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phéphoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Thông tư số 41/2015/TT-BYT sửa đổi,bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ trưởngBộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấyphép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Để bảo đảm tính thống nhất củahệ thống pháp luật, Bộ Y tế đã kịp thời xây dựng và trình Chính phủ ban hànhNghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định cấp chứng chỉ hành nghề đốivới người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bêncạnh đó, mặc dù Luật không có quy định giao cho các Bộ, ngành hướng dẫn nhưng đểđáp ứng yêu cầu của hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt là trong việc thực hiệncác hoạt động chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh như vấn đề dinh dưỡng tiết chế,quản lý chất lượng xét nghiệm, gây mê - hồi sức, quản lý bệnh lao…., Bộ Y tế đãban hành nhiều thông tư để điều chỉnh các hoạt động này.

2.Về tính thống nhất, đồng bộ:

Vănbản hướng dẫn thi hành Luật khám bệnh, chữa bệnh được ban hành với nhiều hìnhthức và cấp có thẩm quyền ban hành khác nhau. Tuy nhiên, tính nhất quán, đồng bộtrong hệ thống văn bản pháp luật là khá cao. Các văn bản quy phạm pháp luật vềkhám bệnh, chữa bệnh được xây dựng bảo đảm tính thống nhất pháp lý theo trình tựhiệu lực pháp lý trên cơ sở của đạo luật gốc là Hiến pháp để quy định, điều chỉnhcác quan hệ xã hội về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh không có văn bản nào mâuthuẫn với Hiến pháp tức là không xuất hiện các xung đột pháp luật. Luật khám bệnh,chữa bệnh được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng để Uỷ ban thường vụ Quốc hội,Chính phủ, Bộ Y tế, Liên tịch ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụthể hoá những quy định mang tích nguyên tắc của Luật. Có thể nói, hệ thống phápluật về khám bệnh, chữa bệnh về cơ bản đã bảo đảm tính thống nhất pháp lý, hoànchỉnh và đồng bộ.

3.Về tính phù hợp, khả thi:

Hệthống văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh gồm Luật khám bệnh, chữabệnh và các văn bản dưới luật về cơ bản đã bảo đảm tính phù hợp, khả thi và đápứng được yêu cầu của thực tiễn. Trong đó nổi lên hai nội dung chính là hệ thốngpháp luật về khám bệnh, chữa bệnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt độngkhám bệnh, chữa bệnh được triển khai đồng bộ, hiệu quả và quyền của người bệnhđã được bảo đảm tương đối tốt.

Hệthống văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cơ bản đã phù hợp, tiếpcận gần hơn với pháp luật quốc tế, phù hợp với các cam kết, hiệp định quốc tếmà Việt Nam là thành viên. Trong đó, nhiều quy định đối với người hành nghềkhám bệnh, chữa bệnh như cấp chứng chỉ hành nghề, cấp giấy phép hoạt động củacơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã dần hướng đến hội nhập quốc tế, bảo đảm đối xửbình đẳng giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân, giữa ngườihành nghề trong cơ sở nhà nước và tư nhân.

Hệthống pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cũng đã bảo đảm đối xử công bằng trên mộtmặt bằng pháp luật giữa các cơ sở, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trongnước với các cơ sở, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có yếu tố nước ngoài.Điều này đã tạo điều kiện cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người hành nghềđược thực hiện quyền, nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Đặc biệt,việc bảo đảm tính công bằng trong khám bệnh, chữa bệnh đã tạo điều kiện để dichuyển thể nhân, các cá nhân hành nghề của các nước đến Việt Nam để tham giavào hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và ngược lại, người hành nghề của Việt Namcó thể ra nước ngoài để hành nghề, nhân lực khám bệnh, chữa bệnh của Việt Namcó thể tham gia hội nhập ngày càng nhiều hơn với các nước trong khu vực cũngnhư trên thế giới.

Hệthống văn bản này đã thực sự đi vào cuộc sống và trở thành công cụ hữu hiệu trongviệc thúc đẩy dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ngày càng phát triển và chất lượnghơn, phát huy hiệu quả vai trò quản lý nhà nước về y tế.

Tuynhiên, vẫn còn một số tồn tại, bất cập:

1.Về tính kịp thời, đầy đủ:

Mặcdù đến nay, gần như toàn bộ các văn bản hướng dẫn đều đã được ban hành đầy đủnhưng hầu hết văn bản hướng dẫn đều ban hành chậm, mà cụ thể là có 05 nội dunggiao Chính phủ quy định và 14 nội dung giao Bộ Y tế ban hành. Tuy nhiên, đến cuốinăm 2011, Bộ Y tế mới hoàn thành việc tham mưu để Chính phủ ban hành các nghị địnhhướng dẫn và cũng chỉ có 05 trên tổng số 14 nội dung thuộc thẩm quyền ban hànhcủa Bộ Y tế được ban hành vào cuối năm 2011. Bên cạnh đó, đến nay Bộ Y tế vẫnchưa ban hành được quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nào về khám bệnh, chữa bệnh.

Việcxây dựng văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản quy phạm pháp luậtđược ban hành trước khi có Luật để bảo đảm tính phù hợp với văn bản cấp trên mớiban hành và yêu cầu thực tiễn chưa thực sự kịp thời, mà cụ thể là vẫn còn 22văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực được ban hành trước ngày Luật khám bệnh,chữa bệnh có hiệu lực thi hành.

Mộtsố quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh vẫn còn những nội dung chưa bảo đảmtheo kịp xu hướng pháp luật quốc tế, đặc biệt là các quy định về tiêu chuẩn,quy trình chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo người hành nghề, cấpchứng chỉ hành nghề một lần, áp dụng các phương pháp, kỹ thuật chuyên môn mớitrong khám bệnh, chữa bệnh...

2.Về tính thống nhất, đồng bộ:

Mặcdù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh không có văn bảnnào mâu thuẫn với Hiến pháp cũng như Luật khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên, hệthống văn bản này vẫn còn một số tồn tại, bất cập:

a)Một số văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnhchưa bảo đảm tính thống nhất đồng bộ với nhau. Chẳng hạn như:

-Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh,chữa bệnh phải qua giai đoạn thực hành nhưng lại không quy định rõ việc thựchành trong các trường hợp điều chỉnh phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trênchứng chỉ hành nghề nên khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

-Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định việc thừa nhận chứng chỉ hành nghề của nướcngoài nhưng lại không quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền thừa nhận cũngnhư không giao cơ quan nào hướng dẫn về vấn đề này.

-Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú đềuphải lập hồ sơ bệnh án (Điều 59). Tuy nhiên, hiện nay Bộ Y tế mới chỉ quy địnhmẫu hồ sơ bệnh án áp dụng cho bệnh viện tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT và mẫuhồ sơ bệnh án y học cổ truyền tại Quyết định số 4604/QĐ-BYT ngày 29/11/2010 màchưa có hướng dẫn mẫu hồ sơ bệnh án áp dụng cho phòng khám đa khoa và trạm y tế.

Bêncạnh đó, nội dung Điều 5 Thông tư số 52/2017/TT-BYT quy định việc kê đơn có mâuthuẫn với quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh do Luật khám bệnh, chữa bệnhkhông quy định các hình thức đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh (sổ y bạ) mà chỉ quy địnhvề hồ sơ bệnh án.

-Văn bản quy định về giá dịch vụ y tế không đáp ứng đủ theo tên các danh mục kỹthuật đã được Bộ Y tế phê duyệt. Số danh mục không hoặc chưa được phiên tươngđương đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh,đặc biệt là trong việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

b)Một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh chưa bảođảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khác:

-Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định thời gian thực hành là 18 tháng đối với bácsỹ, 09 tháng đối với điều dưỡng, trong khi đó Luật lao động chỉ quy định chungvề thời gian tập sự là 12 tháng.

-Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định việc phân tuyến kỹ thuật nhưng Luật bảo hiểmy tế lại quy định việc áp dụng giá theo hạng bệnh viện.

-Việc phân tuyến chuyên môn kỹ thuật theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày11/12/2013 quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơsở khám bệnh, chữa bệnh và tại Điều 10 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày16/11/2015 quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyểntuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế còn mâu thuẫn, không thống nhất, cònchồng chéo.

3.Về tính phù hợp, khả thi:

Mặcdù, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh gồm Luật khám bệnh,chữa bệnh và các văn bản dưới luật về cơ bản đã bảo đảm tính phù hợp, khả thivà đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn nhưng vẫn còn một số tồn tại, bất cập như:

a)Về quyền và nghĩa vụ của người bệnh:

-Luật quy định người bệnh được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đờitư được ghi trong hồ sơ bệnh án, được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnhán nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.Tuy nhiên, trên thực tế thì các thông tin này không thể là chứng cứpháp lý để chứng minh sai sót từ người hành nghề, hay là chứng cứ trước cơ quantố tụng. Bên cạnh đó, ngoài pháp luật về tố tụng hình sự có quy định liên quanđến vấn đề này còn lại không có văn bản nào quy định đối tượng nào thì sẽ đượctiếp cận đầy đủ thông tin trong hồ sơ bệnh án. Điều này đã dẫn đến một số tranhchấp giữa người bệnh, luật sư của người bệnh với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

-Luật quy định trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không cónăng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thànhniên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của người bệnhquyết định việc khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp cấp cứu, để bảo vệ tính mạng,sức khỏe của người bệnh, nếu không có mặt người đại diện hợp pháp của người bệnhthì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.Tuy nhiên, trên thực tế đã xảy ra trường hợp người bệnh trong tình trạnghôn mê hoặc không thể tự quyết định được có hay không thực hiện việc tiếp tụcđiều trị đồng thời người nhà của người bệnh lại có ý kiến khác nhau thì ai sẽlà người quyết định việc điều trị cho người bệnh?

-Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 không đề cập đến quyền của người bệnh đượckhiếu nại đối với những sai sót, về chất lượng dịch vụ hay về thái độ phục vụ củanhân viên y tế. Đây là một trong những quyền của công dân được Hiến pháp ghi nhận,vì vậy cần thừa nhận khiếu nại là quyền của người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữabệnh.

-Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định người bệnh có nghĩa vụ chi trả chi phí khámbệnh, chữa bệnh nhưng lại không có chế tài hoặc cơ chế giải quyết trong trườnghợp người bệnh cố tình không chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

b)Về cấp chứng chỉ hành nghề:

-Về đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 chỉ cấpchứng chỉ hành nghề cho 6 nhóm đối tượng, quy định này chưa bao phủ hết các đốitượng tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thực tế.

-Về phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề: Luật chưa quy định cụ thểvề phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ đakhoa; phạm vi chuyên môn của đối tượng hành nghề về y học cổ truyền, điều dưỡng,kỹ thuật viên ở các trình độ khác nhau cũng chưa rõ ràng và sử dụng chung mộtphạm vi hoạt động chuyên môn.

-Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định người hành nghề phải cập nhật kiến thức ykhoa liên tục trong 2 năm, nhưng Thông tư số 22/2013/TT-BYT chưa đồng bộ vớiThông tư số 35/TT-BYT ngày 30/10/2013 quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề,giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh nên dẫn đến việc thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với trườnghợp không cập nhật y khoa liên tục đang gặp khó khăn.

-Về thời hạn giá trị của chứng chỉ hành nghề: Luật khám bệnh, chữa bệnh khôngquy định thời hạn giá trị của chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, việc không xác địnhthời hạn không tạo ra cơ chế để giúp cơ quan quản lý nhà nước theo dõi, giámsát việc quản lý chất lượng người hành nghề khi chuẩn hóa các điều kiện chuyênmôn, cập nhật kiến thức y khoa liên tục và quá trình hành nghề của người hànhnghề.

-Về hình thức tổ chức cấp chứng chỉ hành nghề: Luật khám bệnh, chữa bệnh quy địnhviệc cấp chứng chỉ hành nghề theo hình thức xét hồ sơ dựa vào các bằng cấp, chứngchỉ, chứng nhận chuyên môn nên không xác định được phạm vi hành nghề cụ thể củangười hành nghề, không đánh giá được thực chất năng lực chuyên môn của ngườihành nghề cũng như chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo.

-Luật quy định người hành nghề chỉ được hành nghề trong phạm vi hoạt động chuyênmôn ghi trong chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, trên thực tế việc ghi đầy đủ tấtcả các chuyên khoa và các dịch vụ kỹ thuật được thực hiện trong từng chuyên khoatrên chứng chỉ hành nghề là rất khó nên đã dẫn đến các khó khăn khi thanh toánchi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

-Luật khám bệnh, chữa bệnh cho phép người hành nghề thuộc đối tượng quản lý củaSở Y tế có thể đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ở bất cứ SởY tế nào trong toàn quốc nhưng lại không có quy định về đăng ký hành nghề. Đểbù đắp khoảng trống này, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật khám bệnh, chữa bệnhđã bổ sung quy định về đăng ký hành nghề nhưng lại không thiết lập được hệ thốngliên thông cơ sở dữ liệu về quản lý hành nghề nên dẫn đến tình trạng không kiểmsoát được quá trình hành nghề của người hành nghề, đặc biệt đối với các đối tượnghành nghề tại nhiều cơ sở trên cùng địa bàn một tỉnh, thành phố hoặc trên địa bàncủa nhiều tỉnh khác nhau.

c)Về hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Luật khám bệnh,chữa bệnh đã quy định cụ thể một số hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.Tuy nhiên, quy định này chưa bao quát hết các mô hình tổ chức của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh tồn tại trong thực tế hoặc mới phát sinh. Vì vậy, trong quá trình tổchức thực hiện còn gặp nhiều khó khăn khi cấp giấy phép hoạt động cho các hìnhthức này.

d)Về cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh:

-Theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh thì một cơ sở khám bệnh, chữabệnh phải đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường khi đi vào hoạt động.Chính vì vậy, nội dung liên quan đến kết quả đánh giá tác động môi trường hoặcthực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường là một trong các thành phần hồ sơđề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Qua thực tiễntriển khai cho thấy, nhiều bệnh viện tuyến huyện và hầu hết các trạm y tế đềukhông đáp ứng yêu cầu về hệ thống xử lý chất thải y tế hoàn chỉnh nên nếu khôngcấp giấy phép hoạt động thì sẽ có vướng mắc trong triển khai công tác khám, chữabệnh và thanh quyết toán bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, quy định này cũng gây khókhăn cho việc cấp phép đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới thành lập dokhi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa hoạt động thì sẽ không phát sinh nước thải.Do vậy, không thể có chứng nhận nước thải đạt yêu cầu của pháp luật về bảo vệmôi trường.

-Phần kê khai nhân sự và danh sách đăng ký hành nghề trong hồ sơ đề nghị cấp giấyphép hoạt động còn trùng lặp và thiếu quy định cụ thể là hồ sơ nhân sự bao gồmcác giấy tờ gì.

-Việc quy định phòng khám đa khoa phải có số lượng bác sỹ khám bệnh, chữa bệnhhành nghề cơ hữu phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ hành nghềkhám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa là không phù hợp thực tiễn.

-Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định: "Ngườihành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước không được đăng ký làmngười đứng đầu của bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thànhlập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, trừ trường hợp đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh,chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước.". Quy định này đã hạn chế việc người đứngđầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được mở các phòng khám ngoài giờlàm việc của họ.

Bêncạnh đó, việc Nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định: "Người hành nghề đượcđăng ký hành nghề tại một hoặc nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không đượcđăng ký hành nghề cùng một thời gian tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khácnhau và tổng thời gian làm ngoài giờ không quá 200 giờ theo quy định của Bộ luậtlao động." là không phù hợp với thực tiễn do để tránh quá tải, đáp ứng yêucầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã phảitổ chức khám ngoài giờ (kể cả thứ bẩy và chủ nhật) do vậy nếu không cần tính thờigian làm tại phòng khám ngoài giờ thì chỉ thời gian làm việc tại các cơ sở khámbệnh, chữa bệnh của nhà nước cũng đã vượt quá số giờ theo quy định của Bộ luậtLao động.

-Chưa có hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghịcấp lại giấy phép hoạt động do thay đổi loại hình kinh doanh (từ hộ kinh doanhcá thể sang doanh nghiệp hoặc ngược lại), thay đổi tên nhưng không có tài liệuchứng minh tên cũ.

-Chưa có quy định chi tiết về danh mục thuốc, trang thiết bị tối thiểu cho cácloại hình phòng khám chuyên khoa và đa khoa, danh mục thuốc cấp cứu riêng cho từnghình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

đ)Quy định về khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo: Quy định người nước ngoài vào khám bệnh,chữa bệnh nhân đạo theo đợt, chuyển giao kỹ thuật, mổ biểu diễn phải có giấyphép hành nghề nặng về thủ tục hành chính và không phù hợp với thực tiễn dẫn đếntình trạng không bảo đảm được tính kịp thời của hoạt động khám, chữa bệnh nhânđạo và chuyển giao kỹ thuật.

e)Về áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới: Tài liệu chứng minh tính hợp pháp, bằngchứng lâm sàng, tính hiệu quả trong khám bệnh, chữa bệnh của kỹ thuật mới,phương pháp mới theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Thông tư số07/2015/TT-BYT gây khó khăn cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc chuẩnbị hồ sơ đề nghị áp dụng thí điểm.

g)Về hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Luật khám bệnh, chữa bệnh quy địnhhệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước có 4 tuyến gắn với hạngbệnh viện. Tuy nhiên, Luật Bảo hiểm y tế lại quy định dựa vào phân tuyến hànhchính để xác định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và thanhtoán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế,…Vì vậy, trong quá trình hướngdẫn, tổ chức thực hiện phát sinh những mâu thuẫn và bất cập.

h)Về chuyên môn kỹ thuật: Một số nội dung liên quan đến chuyên môn kỹ thuật trongkhám bệnh, chữa bệnh như: khám bệnh, chữa bệnh từ xa, điều trị nội trú banngày, …. chưa được quy định cụ thể trong Luật nên chưa có cơ chế pháp lý để tổchức triển khai thực hiện.

k)Về an ninh bệnh viện: Vấn đề an ninh bệnh viện mới được tiếp cận dưới góc độquy định các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, quyền và nghĩa vụ của người hànhnghề, quyền và trách nhiệm của cơ sở khám bệnh nhưng chưa có quy định cụ thể vềcác biện pháp bảo đảm an ninh bệnh viện khác như các biện pháp tổ chức bảo đảman ninh chung, sự tham gia của lực lượng công an trong bảo đảm an ninh bệnh việnhay vấn đề kinh phí bảo đảm cho hoạt động này…

 

Tham khảo:

Báo cáo số 157/BC-BYTngày 06/02/2022 về tổng kết 11 năm thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK