Quan tâm lắng nghe, giải quyết các nguyện vọng chính đáng của cử tri qua thực tiễn tỉnh Nghệ An
Cập nhật : 16:30 - 22/11/2022

 

Lắng nghe, giải quyết các ý kiến, nguyệnvọng của cử tri luôn được HĐND tỉnh Nghệ An nói riêngvà chính quyền các cấp nói chung trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện, gópphần giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm trên địa bàn. Thời gian qua,HĐND tỉnh đã có nhiều giải pháp đổi mới, mở rộng kênh tiếp nhận, tăng cường đônđốc, giám sát, qua đó mang lại hiệu quả trong việc giải quyết các ý kiến, kiếnnghị của cử tri. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, hạn chế cần có giải phápkhắc phục để đáp ứng tốt hơn nguyện vọng chính đáng của cử tri tỉnh nhà.

Mở rộng, đa dạng các hình thức tiếp nhận các kiến nghị của cử tri

Từ đầu nhiệm kỳ khóaXVIII của HĐND tỉnh Nghệ An đến nay, hoạt động tiếp xúc cử tri tiếp tục thu hútđược sự quan tâm, tham gia của các tầng lớp cử tri; thắt chặt mối quan hệ mậtthiết giữa đại biểu HĐND với cử tri và nhân dân. Thường trực HĐND tỉnh đã có các giải pháp nhằm mởrộng, đa dạng các hình thức tiếp xúc cử tri, qua đó thu nhận gần 600 ý kiến, kiến nghị.Tại kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVIII đã thôngqua Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh khóaXVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, trong đó, ngoài tiếp nhận kiến nghị cử tri thông qua các hội nghị tiếp xúc cử tri của các đại biểu Hội đồng nhândân tỉnh trước và sau các kỳ họp thường lệ (thường mỗi năm 2 kỳ họp thường lệcó 4 cuộc tiếp xúc cử tri); qua đường dây điện thoại trực tuyến tại kỳ họp củaHĐND tỉnh, còn mở rộng tiếp xúc cử tri tại thôn, xóm, bản, tổ dân phố, tiếp xúc cử tri nơi công tác, nơi cư trú, tạicác doanh nghiệp; tiếpxúc cử tri theo chuyên đề. Ngoài ra, cử tri còn có thể phán ánh tâm tư, nguyệnvọng, kiến nghị, phản ánh qua gặp gỡ, trao đổi với các đại biểu HĐND tỉnh; quađiện thoại, gửi email cho các đại biểu; có một số đại biểu HĐND tỉnh còn thamdự các phiên họp chi bộ để tiếp nhận, lắng nghe ý kiến cử tri. Thời gian tiếp xúc cử tri linh hoạt phù hợp vớiđối tượng tiếp xúc.Việc mở rộng, đa dạng các kênh tiếp nhận ý kiến phản ánh giúp HĐND tỉnh tiếpnhận với số lượng thông tin nhiều hơn, kịp thời hơn, đầy đủ và đa chiều hơn từcuộc sống mà không bó hẹp và chỉ đợi đến kỳ tiếp xúc cử tri. Nếu chỉ tiếp nhậnthông qua hội nghị tiếp xúc cử tri thì có một thực tế, ở hội nghị này một sốnơi, thành phần chủ yếu đang là cử tri đại diện; hoặc các hội nghị tổ chức vàothời gian mà một số cử tri do công việc không thể tham dự và phản ánh được nênnhiều tâm tư, nguyện vọng của nhân dân không đến được các cấp và việc phản ánhkiến nghị tại các diễn đàn tiếp xúc cử tri cũng chưa thu nhận hết tâm tư, phảnánh.

HĐND tỉnh Nghệ An cũngđã tổ chức một số cuộc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề về các cơ chế, chínhsách, quy định do UBND tỉnh xây dựng trình HĐND tỉnh; phối hợp tiếp xúc cử tricủa đại biểu Quốc hội với đại biểu HĐND các cấp để thuận lợi trong công tác tổchức và tổng hợp kiến nghị cử tri. Các kiến nghị nêu đầy đủ họ tên, địa chỉ củangười kiến nghị để thông tin kịp thời kết quả giải quyết, trả lời của cơ quancó thẩm quyền đến với cử tri. Việc giải quyết kiến nghị cử tri được UBND tỉnh,các cấp, các ngành quan tâm, tạo được chuyển biến tích cực, trách nhiệm giảitrình, tiếp thu ngày càng cao.

Ngoài tiếp xúc tại các Hội nghị, cửtri còn phản ánh các ý kiến, kiến nghị qua các buổi tiếp dân của các đại biểuHĐND tỉnh tại đơn vị bầu cử ở các huyện, thành phố, thị xã; gửi đơn thư khiếunại, tố cáo, kiến nghị tới Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh và các đạibiểu HĐND tỉnh. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã tiếp nhận 294 lượt đơn, thư khiếunại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; phân loại, chuyển 179 đơn, thưcủa công dân đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết; nhiều vụ việc nổi cộm,kéo dài đã được giải quyết dứt điểm, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Trong điều kiện dịch bệnh covid 19diễn biến phức tạp, các huyện, thành phố, thị xã đã áp dụng các hình thức trựctuyến để thu nhận các ý kiến, kiến nghị cử tri. Đồng thời tiếp nhận phản ánhqua fanpage đại biểu nhân dân tỉnh Nghệ An; qua Trang Thông tin điện tử đạibiểu nhân dân tỉnh Nghệ An. Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh cũng tổ chức tiếpnhận các ý kiến, kiến nghị cử tri qua Trang Thông tin điện tử đại biểu nhân dântỉnh Nghệ An; …. Các ý kiến của cử tri sẽ được tổng hợp, chuyển đến UBND tỉnhđể chỉ đạo giải quyết.

Gắn với mở rộng kênh tiếp nhận phảnánh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh cũng đã tham mưu Thường trực HĐND tỉnhđặt ra yêu cầu giải quyết và trả lời các ý kiến phản ánh của cử tri từ phía cáccơ quan chức năng phải thường xuyên, kịp thời hơn. Kết quả giải quyết đượcchuyển trực tiếp đến đúng địa chỉ người kiến nghị, phản ánh, đề xuất; khắc phụctình trạng trả lời thông qua chính quyền địa phương nhưng không đến được cửtri, dẫn đến cùng một vấn đề, cùng một cử tri gặp cấp nào, gặp cán bộ có tráchnhiệm nào cũng phản ánh, kiến nghị.

Tăng cường đôn đốc, giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri

Thời gian qua, các ý kiến kiến nghịsau khi được tiếp nhận đều được Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An có văn bản chuyểnđến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và gắn thời hạn cụ thể. Chẳng hạn giảiquyết, trả lời kiến nghị của cử tri và nhân dân qua đường dây điện thoại trựctuyến tại kỳ họp với thời hạn 1 tháng; các ý kiến, kiến nghị qua tiếp xúc cửtri thì theo quy chế tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của UBND tỉnh theo từngloại ý kiến cụ thể. Các ý kiến kiến nghị sau khi được tiếp nhận đều được Thườngtrực HĐND tỉnh có văn bản chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và theodõi, đôn đốc việc giải quyết. Mới đây, để tăng cường hiệu quả công tác này,Thường trực HĐND tỉnh đã đề nghị UBND tỉnh hàng tháng báo cáo kết quả giảiquyết kiến nghị của cử tri.

Trên cơ sở báo cáo kết quả giảiquyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trước, trong và sau mỗi kỳ họp từ UBND tỉnh,Thường trực và các ban HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra; kiến nghị nào giải quyếtchưa cụ thể, chưa đưa ra giải pháp, lộ trình, thời gian giải quyết đều đượcThường trực HĐND tỉnh yêu cầu giải quyết tiếp thông qua nghị quyết kết quả giảiquyết kiến nghị của cử tri của HĐND tỉnh, làm cơ sở pháp lý cho các cấp, cácngành thực hiện.

Ngoài ra, đối với những ý kiến, kiếnnghị, phản ánh của cử tri và nhân dân mang tính phổ quát ở nhiều địa phươnghoặc gây bức xúc trong dư luận nhân dân được lựa chọn đưa vào chương trình giámsát, khảo sát của HĐND tỉnh, các ban HĐND tỉnh và chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnhhoặc giải trình tại phiên họp của Thường trực HĐND tỉnh, như giải trình về côngtác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắnliền với đất; công tác quản lý và sử dụng tài sản công sau sáp nhập địa giớihành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh. Tổ chức giám sátvề dự án treo, dự án chậm tiến độ, sử dụng đất không đúng mục đích; công tácđào tạo và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh… Cách làm này đã nângcao trách nhiệm “đeo bám” các vấn đề, nội dung mà cử tri và nhân dân quan tâmphản ánh, kiến nghị.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến kiến nghịcử tri được đã được HĐND tỉnh thông qua thành các chính sách như Nghị quyết vềmột số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn; mức hỗ trợ tiềnđóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục; chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non;chính sách hỗ trợ đối với một số đối tượng bảo trợ xã hội; sửa đổi, bổ sung nghịquyết về số lượng, chức danh, mức phụ cấp, chế độ chính sách đối với người hoạtđộng không chuyên trách cấp xã và xóm khối bản.

Một số tồn tại, hạn chế trong giải quyết kiến nghị cử tri

Thực tế trong thời gianqua vẫn có những vấn đề cử tri quan tâm chưa được giải quyết dứt điểm, chưa đápứng nguyện vọng của cử tri như: ô nhiễm môi trường; tình trạng đất nông nghiệpbỏ hoang, bồi thường giải phóng mặt bằng một số hạng mục về xây dựng chưa đượcbố trí ngân sách đầy đủ, kịp thời dần đến chậm tiến độ; giải quyết nhà ở tậpthể cũ, xử lý trụ sở tài sản công ở một số địa phương, công tác phòng chốngtham nhũng; chế độ chính sách cán bộ khối xóm; việc đầu tư các dự án hạ tầnggiao thông, thủy lợi…Bên cạnh đó, một số nội dung chủ yếu trả lời, giải trìnhmà chưa đi vào việc giải quyết. Việc kiểm tra, theo dõikết quả, tiến độ giải quyết và trả lời các kiên nghị của cử tri đôi lúc chưasâu sát, thường xuyên. Công tác phối hợp thông tin về kết quả giải quyết kiếnnghị của cử tri trên các phương tiện thông tin đại chúng hiệu quả chưa cao.Ngoài ra, một số ý kiến, kiến nghị của cử tri nội dungcòn chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể (một số trường hợp phản ánh chưa đúng)gây khó khăn cho việc nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết và trả lời cử tri.

Nguyên nhân chủyếu do một số ý kiến, kiến nghị cử tri có liên quan nhiều ngành, nhiều cấp (như lĩnh vực quản lý,quy hoạch đô thị, môi trường, nhà đất, giao thông...), tuy nhiên việc phối hợp trong giải quyết kiến nghị của cử trichưa thực sự hiệu quả. Một số cơ quan, đơn vị khi được phân công chưa chủ động,thiếu kiên quyết, nghiêm túc xử lý các vấn đề phát sinh thuộc chức năng, nhiệmvụ của mình, hiệu quả điều hành chưa cao. Trách nhiệm của người đứng đầu một sốcơ quan, đơn vị chưa được đề cao; tinh thần, trách nhiệm, tính chủ động, kết quảvà chất lượng tham mưu của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứngyêu cầu. Sự chỉ đạo, tham mưu, thực hiện một số nội dung của một số ngành chưatập trung, quyết liệt. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri thể hiệnnguyện vọng và mong muốn rất lớn của cử tri như: Xây dựng, duy tu, sửa chữa,nâng cấp công trình giao thông, thủy lợi, các cơ chế chính sách... Đây là nhũngkiến nghị cần có thời gian, đặc biệt là nguồn lực, lộ trình cụ thể và sự thốngnhất của nhiều cơ quan, đơn vị trong khi việc xem xét, giải quyết chỉ được thựchiện trong thời gian ngắn. Do đó, tiến độ, chất lượng giải quyết, trả lời còncó những hạn chế nhất định. Mặt khác, những kiến nghị này thường kéo dài nhưngkhó giải quyết trên thực tế vì việc bố trí nguồn lực của tỉnh nhà còn hạn hẹp.

Giải pháp nâng cao chấtlượng giải quyết kiến nghị của cử tri

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả việc giải quyết các ý kiếnkiến nghị của cử tri, trước hết các cấp, các ngành cần thực hiện tốt Quyết địnhsố 25/2019/QĐ-UBND ngày 11/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc banhành Quy chế tiếp nhận, giải quyết và trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trênđịa bàn tỉnh; xem việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri là nhiệm vụquan trọng, thường xuyên của cơ quan, ngành, địa phương. Bên cạnh đó, cần tăngcường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực có liên quan, đáp ứng ngàycàng tốt hơn nguyện vọng chính đáng của cử tri. Đồng thời căn cứ các quy định củapháp luật và tình hình thực tiễn, tổ chức rà soát các tồn tại, bất cập về cơ chếchính sách để trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết để triển khai thựchiện.

Tăng cường cung cấp thông tin trong các đợt tiếp xúc cửtri nhằm khắc phục tình trạng cử tri kiến nghị nhiều lần. Đối với các kiến nghịcủa cử tri mà tỉnh không bố trí được nguồn lực cần có hướng giải quyết dứt điểmđể tránh việc thời gian giải quyết kiến nghị kéo dài. Kịp thời đăng tải trêncác thông tin đại chúng về kết quả giải quyết, kiến nghị của cử tri để nhân dânđược biết rộng rãi; góp phần cung cấp thông tin của nhân dân đối với các cơquan dân cử, đại biểu dân cử.

Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhândân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đặc biệt là các vị đại biểuHội đồng nhân dân tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả tiếp xúc cử tri.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào hoạt động tiếp xúc cửtri, theo dõi việc giải quyết kiến nghị cử tri. Đa dạng hóa hình thức tiếp nhậný kiến, kiến nghị cử tri, nghiên cứu xây dựng phần mềm tiếp nhận kiến nghị cửtri trên nền tảng số và các hình thức phong phú, phù hợp. Tiếp tục phối hợp tiếpxúc cử tri của đại biểu Quốc hội với đại biểu HĐND các cấp. Việc tổng hợp, phânloại ý kiến, kiến nghị của cử tri bảo đảm chính xác, rõ ràng, đúng chức năng,trách nhiệm của từng cấp, ngành xử lý, tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan có thẩmquyền tiếp thu, giải quyết. Mặt khác, cần tiếp tục duy trì việc tổng hợp rõ họtên, địa chỉ của cử tri nêu ý kiến để các cơ quan liên quan có thể gửi kết quảtrả lời tới cử tri sớm nhất có thể, nhằm khắc phục tình trạng cử tri kiến nghịnhiều lần hoặc trùng lặp tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh do không nhận đượckết quả giải quyết của các cấp, ngành liên quan.

Tăng cường vai trò giám sát của Thường trực HĐND, các bancủa HĐND, tổ đại biểu HĐND trong việc tiếp nhận, giải quyết, trả lời kiến nghịcủa cử tri, đặc biệt là một số lĩnh vực nhạy cảm như bồi thường giải phóng mặtbằng, ô nhiễm môi trường, những vấn đề “nóng” được cử tri quan tâm phản ánh.

Với những đổi mới từ đầunhiệm kỳ đến nay cùng những giải pháp quyết liệt, đồng bộ sẽ góp phần nâng caohơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tiếp nhận, giải quyết các ý kiến kiến nghịcủa cử tri, từ đó góp phần củng cố niềm tin cử tri và nhân dân gửi gắm vào HĐNDtỉnh Nghệ An – cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK