Đánh giá tác động chính sách Dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): Chính sách 1: Tăng cường kiểm soát trình độ chuyên môn, năng lực hành nghề, quản lý hành nghề
Cập nhật : 16:22 - 22/11/2022

I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ BẤT CẬP

1. Về người hành nghề và chức danh chuyên môn của người hành nghề:

Tính đến nay, sau hơn 11 năm thực hiện, các cơ quan quản lý nhà nước đãthực hiện việc cấp chứng chỉ hành nghề cho 444.738 trường hợp, trong đó 80.143bác sỹ; 55.821 y sỹ; 142.330 điều dưỡng, số lượng còn lại là các đối tượng khácgồm: hộ sinh, kỹ thuật viên, lương y, người có bài thuốc gia truyền, phươngpháp chữa bệnh gia truyền và các đối tượng khác.

Tuy nhiên có một số khó khăn, bất cập liên quan đến đối tượng phải cấpchứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh như sau:

- Về đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề: Luật khám bệnh, chữa bệnh2009 cấp chứng chỉ hành nghề theo đối tượng cho 06 loại đối tượng nên quy địnhnày chưa bao phủ hết các đối tượng tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnhtrong thực tế gây khó khăn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình tổ chứcthực hiện khám bệnh, chữa bệnh và thanh quyết toán bảo hiểm y tế và bảo đảmđiều kiện của người hành nghề cũng như quản lý người hành nghề

- Các quy định về đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề hiện nay chưa baoquát hết các chức danh chuyên môn tham gia trong quá trình khám chữa bệnh.

- Người hành nghề tại các cơ sở dự phòng: Theo quy định những người khônglàm trong các cơ sở được cấp phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì không đượccấp chứng chỉ hành nghề. Do những quy định của Luật nên một số chức danh chuyênmôn như bác sỹ đa khoa, bác sĩ y học dự phòng, kỹ thuật viên trong các cơ sở dựphòng mặc dù có tham gia khám nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe định kỳ trongtrường học, khám sàng lọc, khám điều trị bệnh nghề nghiệp, điều trị trong cácchương trình can thiệp dự phòng cộng đồng hoặc ở các cơ sở có phòng khám khóbảo đảm điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề.

Một số chức danh khác: Lương y là một trong những đối tượng được Luật quyđinh hành nghề phải có chứng chỉ. Tuy nhiên, điều kiện công nhận lương y cũngcòn chưa rõ ràng. Bên cạnh thủ tục công nhận phức tạp, lệ phí xin cấp phép caonên không khuyến khích được người hàng nghề đăng ký cấp phép. Đa số người hànhnghề y học cổ truyền gia truyền hành nghề chui gây khó khăn cho công tác theodõi, quản lý hành nghề.

- Người tham gia hành nghề chưa tìm hiểu văn bản pháp luật liên quan đếnlĩnh vực khám chữa bệnh mặc dù đã được tập huấn hướng dẫn do đó khi nộp thủ tụchồ sơ phải bổ sung nhiều lần dẫn đến việc chậm hoàn thành tiến độ cấp chứng chỉhành nghề.

2. Về kiểm soát trình độ chuyên môn, năng lực của người hành nghề:

Nhân lực y tế, trong đó có người hành nghề đóng vai trò quan trọng trongchăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân vì phục vụ trực tiếp và liên quan trựctiếp đến sinh mạng người bệnh, việc kiểm soát trình độ, năng lực, chất lượngchuyên môn của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là yếu tố mấu chốt, quantrọng. Đồng thời, năng lực chuyên môn của người hành nghề không được kiểm soátđồng đều cũng là một trong những yếu tố chính gây nên tình trạng "quátải" của các bệnh viện tuyển trung ương do các bệnh viện tuyến cơ sở cònthiếu đội ngũ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có đủ năng lực chuyên môn.

Hiện nay, việc kiểm soát chất lượng đào tạo nhân lực y tế chủyếu trên cơ sở tự nguyện của các cơ sở đào tạo, trong khi đó số lượngcác cơ sở đào tạo trong lĩnh vực sức khỏe ngày càng phát triển cả về sốlượng và qui mô đào tạo. Theo số liệu thống kê, tổng số các cơ sở đào tạonhân lực y tế là 182 cơ sở, trong đó các cơ sở đào tạo công lập là 90 (22Trường Đại học, học viện; 50 Trường Cao đẳng và 18 Trường Trung cấp), các cơ sởđào tạo ngoài công lập là 92 (22 Trường Đại học, học viện; 34 Trường Cao đẳngvà 36 Trường Trung cấp). Việc kiểm định chất lượng các cơ sở đào tạovà các chương trình đào tạo đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉđạo triển khai. Tuy nhiên, việc kiểm định theo các bộ tiêu chuẩn chungcho tất cả các loại trường đã không đánh giá được phần nội dung đặcthù quan trọng của đào tạo nhân lực y tế là thực hành nghề nghiệptrong môi trường công việc như thực hành liên tục tại các bệnh viện.Vì vậy, năng lực nghề nghiệp của những người tốt nghiệp ra trường ởcác cơ sở khác nhau được cho là khác nhau và chưa đáp ứng được vớiyêu cầu nghề nghiệp.

Thực tiễn cũng cho thấy, dù có cùng trình độ, chuyên ngành đào tạo, trongmột môi trường, cơ sở đào tạo, giảng viên như nhau, cùng được thực hành tại cơsở khám bệnh, chữa bệnh có điều kiện chuyên môn tương ứng nhưng trình độ, nhậnthức, năng lực thực hiện kỹ thuật của mỗi người hành nghề cũng khác nhau nênvẫn cần có cơ chế để rà soát, đánh giá kỹ năng, trình độ của mỗi người hànhnghề từ đó xác định được phạm vi hành nghề phù hợp đối với mỗi người hành nghềmột cách chính xác, khách quan và khoa học nhất.

Một số văn bằng, chứng chỉ do cơ sở đào tạo khác nhau cấp có nội dung ghitrong văn bằng không thống nhất, không ghi rõ chuyên ngành đào tạo, thời gianđào tạo gây khó khăn cho việc xác định phạm vi hoạt động chuyên môn của ngườihành nghề khám bệnh, chữa bệnh nếu không qua đánh giá thực tiễn năng lực hànhnghề.

Nhiều chuyên khoa mới được đào tạo không có trong đối tượng cấp chứng chỉhành nghề, chưa có chuẩn năng lực đầu ra, chưa có phạm vi hoạt động chuyên mônthống nhất như: cử nhân khúc xạ, kỹ thuật viên khúc xạ nhãn khoa, chỉnh quangviên, cử nhân phục hồi chức năng, cử nhân tâm lý liệu pháp, cử nhân phục hìnhrăng, thư ký y khoa…. Một số chức danh đã làm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnhđược phép hành nghề nhưng không thuộc diện cấp chứng chỉ hành nghề là cử nhântâm lý, cử nhân tâm lý lâm sàng, cử nhân xạ trị, thư ký y khoa, nhân viên y tếhọc đường, y tế thôn bản, cử nhân dinh dưỡng, kỹ thuật viên xoa bóp, kỹ sư sinhhọc, kỹ sư hóa học. Luật khám bệnh, chữa bệnh hiện hành cũng chưa quy định cụthể thời gian đào tạo sơ bộ, định hướng tối thiểu đối với bác sĩ đa khoa, y sĩđa khoa học sơ bộ, định hướng chuyên khoa, muốn được cấp chứng chỉ hành nghềchuyên khoa hoặc muốn bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hànhnghề. Do đó, việc đánh giá trình độ, năng lực chuyên môn để xác định năng lựchành nghề, phạm vi hoạt động chuyên môn cho các đối tượng này là rất khó khănnếu không qua thi sát hạch trực tiếp.

Một thực trạng đáng lưu tâm khác là mặt bằng trình độ, năng lực đầu vàocủa các cơ sở đào tạo y khoa cũng rất khác nhau, dẫn đến chất lượng đào tạocũng khác nhau. Hiện nay, với cơ chế cấp chứng chỉ hành nghề còn khá lỏng đãtạo điều kiện cho các sinh viên từ các trường có chất lượng đào tạo chưa caovẫn được cấp chứng chỉ hành nghề, vô hình chung đã hạn chế chất lượng đào tạodo không có cơ chế để sàng lọc các sinh viên, các cơ sở đào tạo kém chất lượng,tạo sự không bình đẳng giữa người học, người hành nghề, cơ sở đào tạo; đánhđồng chất lượng, năng lực hành nghề và cuối cùng là ảnh hưởng đến an toàn ngườibệnh. Việc tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề sẽ góp phần khắc phụcnhững bất cập này, tạo động lực thúc đẩy để các cơ sở đào tạo nỗ lực cải thiệnđiều kiện và chất lượng đào tạo.

Hơn nữa, thực trạng thi hành Luật khám bệnh, chữa bệnh trong thời gianqua cho thấy hoạt động hành nghề và cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữabệnh không qua hình thức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề đã bộc lộ nhữnghạn chế, bất cập cần phải được khắc phục sớm để bảo đảm an toàn cho người bệnhvà chất lượng chuyên môn của người hành nghề.

3. Về thời hạn của giấy phép hành nghề:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 vềchứng chỉ hành nghề thì chứng chỉ hành nghề được cấp một lần và có giá trịtrong phạm vi cả nước.

Trong 9 năm thực hiện Luật khám bệnh, chữa bệnh, các cơ quan có thẩmquyền cấp chứng chỉ hành nghề cho 363.407 người hành nghề trên toàn quốc chotất cả các chức danh chuyên môn hành nghề (tính đến 31/12/2018). Như vậy, hiệnnay Việt Nam đã có hơn 363.407 người hành nghề có chứng chỉ hành nghề vĩnhviễn. Quy định chứng chỉ hành nghề được cấp 1 lần, có giá trị vĩnh viễn gây ranhững khó khăn, bất cập như sau:

- Sau khi cấp chứng chỉ hành nghề người hành nghề có còn tham gia vào hệthống khám bệnh, chữa bệnh hay không cơ quan quản lý rất khó theo dõi. Ngườihành nghề chuyển đổi ngành nghề, không hành nghề nữa hoặc tử vong nhưng chứngchỉ hành nghề vẫn còn giá trị mà không bị thu hồi.

- Không theo dõi được quá trình cập nhật kiến thức y khoa liên tục củangười hành nghề đặc biệt là bác sỹ, đối tượng cần phải có sự cập nhật kiến thứcy khoa liên tục để bảo đảm tính cập nhật thường xuyên trong thực hành y khoa.

Việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục là một nội dung hết sức quantrọng để duy trì và phát triển năng lực của người hành nghề, tuy nhiên các cơchế để kiểm soát việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục chưa được quy định cụthể trong Luật và các văn bản hướng dẫn cũng như thực tiễn triển khai, gây khókhăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát quá trình cập nhật kiếnthức y khoa liên tục của người hành nghề.

Mặc dù hiện nay, Bộ Y tế đã quy định người hành nghề khi làm việc tại cơsở nào sẽ phải đăng ký hành nghề với Sở Y tế nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnhhoạt động, tuy nhiên việc cập nhật thông tin và theo dõi đăng ký hành nghề vàđiều kiện hành nghề khó có thể thực hiện được. Trong khi đó, Sở Y tế hiện nayđang thực hiện chủ trương giảm biên chế, trong khi khối lượng công việc về quảnlý hành nghề đã và đang quá tải, cán bộ không đủ thời gian để cập nhật thườngxuyên việc đăng ký hành nghề.

Mặc dù nhiều quy định về quản lý việc cấp chứng chỉ hành nghề và quản lýngười hành nghề đã được ban hành nhưng việc tổ chức thực hiện, liên thông cơ sởdữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước chưa thông suốt. Các quy định hiệnnay đang tập trung nhiều vào quản lý hành chính mà chưa tập trung nhiều vàoquản lý chất lượng của người hành nghề.

Bên cạnh đó việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế hầu như chỉđược áp dụng cho người hành nghề và cơ sở tư nhân mà không áp dụng đối với viênchức và cơ sở y tế công lập.

Hiện nay, các quốc gia đều quy định giấy phép hành nghề có giá trị trongthời hạn nhất định. Hầu hết các nước hoặc là cấp lại giấy phép hành nghề hoặcgia hạn giấy phép hành nghề sau một khoảng thời gian nhất định từ 1 đến 5 nămtùy theo quy định pháp luật mỗi nước và một trong những yêu cầu bắt buộc khicấp lại hoặc gia hạn giấy phép hành nghề là người hành nghề phải có các chứngnhận hoặc chứng chỉ chứng minh người hành nghề đã có thời gian cập nhật kiếnthức y khoa liên tục theo quy định và đáp ứng đủ các điều kiện về đạo đức hànhnghề, không vi phạm về chuyên môn và đạo đức hành nghề... trước khi được giahạn hoặc cấp lại giấy phép hành nghề. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế đa phươnghóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam hiện nay với việc thamgia vào cộng đồng chung ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Châu Á Thái Bình Dương (APEC),Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) … quy định không phù hợp vớithông lệ quốc tế gây khó khăn cho việc hội nhập với các nước về lĩnh vực khámbệnh, chữa bệnh.

II. CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Để khắc phục được vấn đề bất cập nêu trên, có 3 phương án được đề xuấtgiả định để giải quyết vấn đề.

a) Phương án 1:

Chuyển từ cấp chứng chỉ hành nghề thông qua việc xét hồ sơ theo văn bằngchuyên môn của người đề nghị cấp và chứng chỉ hành nghề có giá trị không thờihạn sang cấp giấy phép hành nghề theo chức danh chuyên môn trên cơ sở kết quảkiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trong đó:

- Các chức danh phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấpgiấy phép hành nghề và giấy phép được cấp có giá trị 05 năm gồm: (1) bác sỹ;(2) điều dưỡng; (3) hộ sinh; (4) kỹ thuật y;

- Các chức danh không phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khicấp giấy phép hành nghề và giấy phép được cấp có giá trị không thời hạn gồm:(5) lương y; (6) người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh giatruyền.

b) Phương án 2:

Chuyển từ cấp chứng chỉ hành nghề thông qua việc xét hồ sơ theo văn bằngchuyên môn của người đề nghị cấp và chứng chỉ hành nghề có giá trị không thờihạn sang cấp giấy phép hành nghề có giá trị thời hạn 05 năm theo chức danhchuyên môn gồm: (1) bác sỹ; (2) điều dưỡng; (3) hộ sinh; (4) kỹ thuật y; Cácchức danh được giấy phép được cấp có giá trị không thời hạn gồm: (5) lương y;(6) người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền.

c) Phương án 3:

Giữ nguyên quy định như hiện nay là xét cấp trên hồ sơ theo đối tượnggồm: (1) bác sỹ; (2) Điều dưỡng viên; (3) hộ sinh viên; (4) kỹ thuật viên; (5)lương y; (6) người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh giatruyền, Giấy phép hành nghề có giá trị vĩnh viễn.

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG CHỊU SỰ TÁCĐỘNG TRỰC TIẾP CỦA CHÍNH SÁCH VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC CÓ LIÊN QUAN

1. Đánh giá đối với phương án 1

1.1. Tác động về kinh tế

1.1.1. Tác động đối với Nhà nước:

a) Tác động tích cực:

- Việc chuyển từ cấp theo đối tượng cụ thể sang chức danh chuyên môn sẽlàm tăng số lượng người hành nghề được cấp giấy phép hành nghề, từ đó Nhà nướcsẽ tăng thu từ khoản phí của giấy phép hành nghề đó.

Về việc bỏ đối tượng được cấp phép hành nghề là người có văn bằng đào tạotrình độ y sỹ: Quy định này sẽ góp phần nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụkhám bệnh, chữa bệnh, giảm tỷ lệ các sai sót chuyên môn, giảm tỷ lệ chẩn đoánkhông chính xác do người hành nghề hạn chế về trình độ chuyên môn và từ đó cũngsẽ giúp Nhà nước giảm chi phí để giải quyết các vấn đề các vấn đề xã hội liênquan đến bệnh tật do chẩn đoán, điều trị sai gây nên và các vấn đề pháp lý nhưkhiếu nại, tố cáo liên quan đến vấn đề chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh.

- Việc chuyển từ hình thức cấp dựa trên xem xét hồ sơ sang cấp dựa trênkết quả kiểm tra giúp Nhà nước giảm được một phần chi phí trong việc thẩm địnhhồ sơ, giấy tờ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như hiệnnay đang thực hiện. Đồng thời, Nhà nước sẽ giảm chi phí để giải quyết các vấnđề các vấn đề xã hội liên quan đến bệnh tật do chẩn đoán, điều trị sai gây nênvà các vấn đề pháp lý như khiếu nại, tố cáo liên quan đến vấn đề chuyên môntrong khám bệnh, chữa bệnh như đã nêu trên.

- Việc quy định giấy phép hành nghề có thời hạn sẽ làm tăng thu từ hoạtđộng quản lý, gia hạn giấy phép hành nghề.

- Về việc tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực người hành nghề cần có sựchuẩn bị, đầu tư về nguồn lực cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để xâydựng ngân hàng đề thi, phương án, địa điểm tổ chức thi, thử nghiệm phương án tổchức thi, thiết lập hệ thống thông tin, dữ liệu…

b) Tác động tiêu cực:

- Việc không cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh là y sỹ sẽ làmgiảm nguồn thu thông qua thuế đối với các cơ sở đào tạo đang đào tạo y sỹ tuynhiên con số này không đáng kể

- Tăng chi phí hành chính thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép hành nghề.Tuy nhiên, phần chi phí này có thể được lấy từ nguồn thu phí gia hạn. Tại các nướcviệc thu phí gia hạn giấy phép hành nghề cũng đủ để chi trả các hoạt động củacơ quan cấp gia hạn giấy phép hành nghề.

1.1.2. Tác động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở đào tạo khốingành sức khỏe:

a) Tác động tích cực:

- Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

Việc tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề của người hành nghềkhám bệnh, chữa bệnh sẽ giúp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có được đội ngũnhân lực y tế có chất lượng cao, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh,chữa bệnh của cơ sở, từ đó thu hút được nguồn khách hàng (bệnh nhân) đến khámvà điều trị tại cơ sở, làm tăng nguồn thu cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.Đồng thời với đội ngũ nhân lực được kiểm soát, đánh giá về chất lượng hành nghềvà việc phân loại năng lực của người hành nghề từ việc tổ chức kiểm tra đánhgiá sẽ góp phần giảm bớt tình trạng "quá tải" tại các bệnh viện tuyếntrung ương như hiện nay.

Bên cạnh đó, với phương án tổ chức thi trắc nghiệm và thi thực hành (tìnhhuống) sẽ giúp cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thực hiện hoạt động đàotạo trong khối ngành sức khỏe phát triển thêm hoạt động đào tạo theo nhu cầu xãhội, từ đó góp phần tăng nguồn thu cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ hoạt độngnày.

Việc quy định chức danh nghề nghiệp sẽ giúp tăng nguồn thu cho các cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh và cơ sở đào tạo do một số đối tượng được bổ sung cấp Giấyphép hành nghề làm đa dạng hơn nguồn nhân lực và khả năng cung cấp dịch vụ,nâng cao chất lượng hành nghề từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ.

Nếu theo ước tính số đối tượng mà ngành y tế có thể tuyển dụng với chứcdanh nghề nghiệp là kỹ thuật y từ các ngành đào tạo không thuộc khối ngành sứckhỏe để sử dụng trong ngành y tế chiếm khoảng 2% thì các cơ sở có thể giảm sốlượng bác sỹ phải thực hiện các nhiệm vụ của kỹ thuật viên khoảng 1.786 người.

Việc quy định thời hạn của giấy phép hành nghề giúp cơ sở bảo đảm đượcđiều kiện của người hành nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó nângcao sức cạnh tranh, thu hút người bệnh, tăng thêm nguồn thu từ cung cấp dịch vụkhám bệnh, chữa bệnh.

Giảm bớt chi phí quản lý do người hành nghề tự quản lý, giám sát điềukiện hành nghề.

Giảm bớt chi phí bồi thường thiệt hại, giải quyết tranh chấp do ngườihành nghề có ý thức hơn trong việc thực hiện đúng quy trình chuyên môn kỹ thuật,hạn chế sai sót chuyên môn kỹ thuật do người hành nghề gây ra.

Tăng nguồn thu cho cơ sở đào tạo từ việc tổ chức các lớp tập huấn, cậpnhật kiến thức y khoa liên tục cho người hành nghề.

- Đối với cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe:

Việc tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề sẽ góp phần khắc phụcnhững bất cập, hạn chế về chất lượng đào tạo giữa các cơ sở đào tạo hiện nay,tạo cơ sở, động lực thúc đẩy để các cơ sở đào tạo nỗ lực cải thiện điều kiện vàchất lượng đào tạo.

Đối với một số cơ sở đào tạo y dược đáp ứng tiêu chuẩn của cơ sở đánh giánăng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thì giải pháp này còn góp phần làm tăngnguồn thu cho cơ sở từ việc tham gia tổ chức đánh giá năng lực hành nghề khámbệnh, chữa bệnh.

b) Tác động tiêu cực:

- Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

Việc tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnhlần đầu được tổ chức tại Việt Nam để kiểm soát, đánh giá năng lực của ngườihành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Do đó việc đánh giá này có thể dẫn đến tìnhtrạng thiếu nguồn nhân lực y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệtcác cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở vùng sâu, vùng xa, tuyến cơ sở trong giai đoạnđầu tổ chức kỳ thi quốc gia đánh giá năng lực.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bỏ chi phí cho việc xây dựng lại đềán vị trí việc làm cho phù hợp với hệ thống chức danh nghề nghiệp mới và tuyểndụng mới và để thay thế cho đối tượng là y sỹ thì cơ sở sẽ phải tuyển dụngngười có trình độ cao hơn, từ đó sẽ tăng chi phí lương.

Tăng chi phí chi trả cho các khóa đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức ykhoa liên tục cho người hành nghề (nếu cơ sở chi trả cho người hành nghề). Sốtiền chi trả cho việc đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức y khoa liên tục chongười hành nghề bằng số tiền thu được từ hoạt động đào tạo như đã nêu ở trên.

Để tạo điều kiện cho người hành nghề tham dự các khóa đào tạo cập nhậtkiến thức liên tục, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ phải tuyển dụng, bổ sungthêm người hành nghề để bảo đảm hoạt động của đơn vị mình từ đó tăng chi phílương cho người hành nghề tại cơ sở. Nếu cơ sở không bổ sung thêm người trongthời gian người hành nghề đi cập nhật kiến thức y khoa liên tục, cơ sở vẫn phảichi trả lương cho người hành nghề trong thời gian đó trong khi người hành nghềkhông làm việc cho cơ sở.

- Đối với cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe:

Chi phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đào tạo, tuyển sinh: khicó kỳ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, các cơ sở đàotạo sẽ phải đổi mới chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn năng lực nghề nghiệp,đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng nâng caonăng lực cho giảng viên… để nâng cao chất lượng người học, đáp ứng yêu cầu đánhgiá năng lực hành nghề.

Đối với các cơ sở đào tạo tham gia là các địa điểm tổ chức kiểm tra đánhgiá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sẽ cần đầu tư chi phí về cơ sở vậtchất, trang thiết bị, nguồn nhân lực để đáp ứng điều kiện tổ chức kiểm tra đánhgiá năng lực hành nghề.

Đối với những cơ sở đào tạo chưa bảo đảm chất lượng, thông qua kết quảđánh giá năng lực hành nghề sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tuyển sinh, đàotạo, từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu của cơ sở.

Các cơ sở đào tạo sẽ phải bỏ chi phí cho việc xây dựng chương trình đàotạo, tuyển dụng bổ sung nhân lực phù hợp với chương trình đào tạo và giảm thutừ việc đào tạo chức danh y sỹ.

Các cơ sở đào tạo sẽ phải chi trả thêm chi phí để đủ điều kiện đào tạocho người hành nghề, như: tuyển dụng thêm giảng viên, mua sắm thêm các trangthiết bị thực hành, cơ sở vật chất, xây dựng chương trình và đào tạo cán bộ củacơ sở mình.

1.1.3. Tác động đối với người dân:

a) Tác động tích cực:

Phương án này giúp nâng cao năng lực của người hành nghề, góp phần nângcao chất lượng, an toàn của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh để phục vụ người dân,tạo sự yên tâm và niềm tin của người dân đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Khi chất lượng người hành nghề, chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnhđược nâng cao sẽ góp phần gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân; giảmcác chi phí không hợp lý và thiệt hại của người dân do một bộ phận người hànhnghề năng lực yếu dẫn đến các sai sót chuyên môn, chỉ định và điều trị khôngphù hợp, lãng phí, hiệu quả thấp.

Đối với chi phí cơ hội mà người bệnh phải bỏ ra (ví dụ: thời gian chữabệnh bị kéo dài, thời gian đi lại để chữa bệnh, chi phí phát sinh do phải chữabệnh nhiều lần hoặc chi trả cho các bệnh phát sinh do bệnh bị kéo dài hoặc chỉđịnh sai…).

Việc cho phép quy định theo chức danh nghề nghiệp sẽ góp phần tăng tínhchuyên nghiệp trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và điều này giúpnâng cao năng lực của người hành nghề, góp phần nâng cao chất lượng, an toàncủa dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh để phục vụ người dân, tạo sự yên tâm và niềmtin của người dân đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

b) Tác động tiêu cực:

Việc ban hành chính sách có thể dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực ytế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt các cơ sở khám bệnh, chữa bệnhở vùng sâu, vùng xa, tuyến cơ sở trong giai đoạn đầu tổ chức kỳ thi quốc giađánh giá năng lực. Do vậy, có thể làm tăng chi phí đối với người dân do phải dichuyển hoặc chờ đợi để được khám bệnh, chữa bệnh.

Qua đánh giá cho thấy không phát hiện được tác động tiêu cực nhiều vềkinh tế đối với người dân kể cả đối với quy định loại bỏ chức danh y sỹ vì quyđịnh chuyển tiếp vẫn cho phép các y sỹ đã được cấp chứng chỉ hành nghề theoLuật năm 2009 được tiếp tục hành nghề. Người dân ở một số vùng miền, khu vựckhó khăn có thể sẽ phải chi trả chi phí tăng thêm do phải di chuyển xa hơn đếnnơi có bác sỹ điều trị hoặc tăng chi phí dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do ngườihành nghề có trình độ cao hơn.

1.1.4. Tác động đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

a) Tác động tích cực:

Việc tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề đối với người hànhnghề khám bệnh, chữa bệnh sẽ giúp kiểm soát được chất lượng, năng lực, trình độcủa người học thuộc khối ngành sức khỏe. Từ đó yêu cầu người học phải có sựchuẩn bị về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trước khi được xem xét cấp chứng chỉhành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Đồng thời, chính sách này cũng tạo ra sự bình đẳng, khách quan và minhbạch đối với tất cả người học thuộc khối ngành sức khỏe dù học tại trường cônglập hay ngoài công lập.

Tác động về kinh tế đối với người hành nghề là vô hình và khó có thể tínhtoán một cách cụ thể. Tuy nhiên, với việc quy định chức danh nghề nghiệp có tácdụng đẩy mạnh mức độ chuyên môn hóa đối với người hành nghề, hạn chế được tìnhtrạng chuyển đổi chuyên khoa không phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo và từđó nâng cao giá trị của người hành nghề.

Tăng thu nhập do nâng cao trình độ chuyên môn, giảm chi phí bồi thường,giải quyết tranh chấp do yêu cầu tuân thủ quy định chuyên môn kỹ thuật trongkhám bệnh, chữa bệnh.

b) Tác động tiêu cực:

Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề sẽ tốn thêm một khoản chi phí để dựkỳ thi quốc gia đánh giá năng lực hành nghề. Tuy nhiên, đây là chi phí cầnthiết để nâng cao chất lượng hành nghề và sẽ được bù đắp lại khi người hànhnghề được cấp chứng chỉ hành nghề và có thu nhập từ việc hành nghề khám bệnh,chữa bệnh.

Việc phân định chức danh nghề nghiệp có thể làm giảm thu nhập của một sốngười hành nghề, đặc biệt là đối với các trường hợp là bác sỹ nhưng đang thựchiện các công việc mà kỹ thuật viên cũng có thể đảm nhiệm.

- Người hành nghề sẽ phải dành thời gian để học tập nâng cao trình độchuyên môn, phải giảm bớt thời gian để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh và cáchoạt động khác.

- Phát sinh chi phí gia hạn giấy phép hành nghề (người hành nghề tự trảchi phí).

- Chi phí khám sức khỏe khi thực hiện thủ tục gia hạn.

- Phí duy trì thông tin trên hệ thống thông tin quản lý hành nghề (nếucó).

- Người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ phải chi trả kinhphí để tham dự khóa đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức y khoa liên tục (nếungười hành nghề tự chi trả).

1.2. Tác động về xã hội

1.2.1. Tác động đối với Nhà nước:

a) Tác động tích cực:

- Việc tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề đối với một số chứcdanh hành nghề khám bệnh, chữa bệnh giúp Nhà nước kiểm soát được năng lực hànhnghề trước khi cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, góp phần tăngcường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ Y tế, Sở Y tế và các cơ quancó liên quan trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh theo hướng nâng cao và chútrọng về quản lý chất lượng người hành nghề, dịch vụ y tế.

- Về việc làm: Với chất lượng hành nghề được nâng cao và phương thức đánhgiá chất lượng hài hòa, phù hợp với quốc tế sẽ góp phần vào việc xuất khẩu laođộng có chuyên môn kỹ thuật cao của nước ta sang các nước khác, đặc biệt là cácnước phát triển và các nước mà Việt Nam đã ký kết các hiệp định hợp tác về cungcấp nhân lực y tế, tạo điều nâng cao thu nhập, phát triển việc làm.

Nhà nước sẽ quản lý được chặt chẽ hơn tất cả các đối tượng tham gia hànhnghề, số lượng và phân bố người hành nghề của toàn bộ hệ thống khám bệnh, chữabệnh trên cả nước. Cập nhật được định kỳ số lượng, đối tượng hành nghề khámbệnh, chữa bệnh, phân bố người hành nghề, qua đó cơ quan quản lý lấy đó làm cơsở để quản lý và hoạch định các chính sách về đào tạo nguồn nhân lực cho phùhợp với nhu cầu khám, chữa bệnh của toàn quốc hoặc tại các địa phương.

Nhà nước sẽ bảo đảm được nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầuchuyên môn và điều kiện hành nghề trong cả quá trình hành nghề.

- Về sức khỏe: Việc ban hành chính sách sẽ giúp nâng cao chất lượng khámbệnh, chữa bệnh hạn chế các rủi ro mà người bệnh có thể gặp phải do chẩn đoánsai hoặc lạm dụng kỹ thuật. Từ đó làm giảm gánh nặng của Nhà nước trong chămsóc sức khỏe.

Việc ban hành chính sách sẽ giúp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnhdo việc phân định chức danh nghề nghiệp sẽ giúp nâng số thời gian khám bệnh,chữa bệnh cho các bác sỹ từ đó sẽ làm tăng khả năng tái tạo sức lao động chongười dân.

- Về giảm nghèo: Việc tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề sẽcung cấp đội ngũ nhân lực y tế có chất lượng có tuyến y tế cơ sở, trong đó cóvùng kinh tế - xã hội khó khăn. Do vậy, việc ban hành chính sách cũng có tácđộng đến giảm nghèo thông qua hạn chế chi từ tiền túi của những người dân ở cácvùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn do bị lạm dụng kỹ thuật hoặcchẩn đoán, điều trị sai và từ đó làm giảm gánh nặng của Nhà nước trong việcthực hiện chính sách giảm nghèo.

Từ khả năng tăng số lượng việc làm sẽ góp phần giảm nghèo chung cho xãhội. Bên cạnh đó, do việc phân định rõ ràng chức danh nghề nghiệp sẽ góp phầnnâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ đó hạn chế các rủiro và các tốn kém về kinh tế như đã phân tích tại phần đánh giá tác động kinhtế nên sẽ góp phần giảm nghèo chung cho xã hội.

Việc ban hành chính sách cũng sẽ giúp Nhà nước không phải đối diện với dưluận xã hội liên quan đến việc kiểm soát không hiệu quả hoạt động khám bệnh,chữa bệnh.

b) Tác động tiêu cực:

- Nhà nước sẽ phải đối mặt với phản ứng của những người học thuộc đốitượng phải áp dụng thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề do nhữngngười tốt nghiệp trước đó không phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trướckhi hành nghề. Đồng thời, Nhà nước cũng phải đối mặt với vấn đề việc làm từ sốlượng người thi không đạt của kỳ thi quốc gia đánh giá năng lực hành nghề.

- Nhà nước sẽ phải bố trí nguồn nhân lực để giải quyết các vấn đề liênquan đến khiếu nại, tố cáo về quá trình tổ chức và kết quả đánh giá năng lựchành nghề, việc tuân thủ chuẩn năng lực nghề nghiệp của người hành nghề khámbệnh, chữa bệnh.

1.2.2. Tác động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở đào tạo khốingành sức khỏe:

a) Tác động tích cực:

- Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước:

Với việc tiếp nhận nguồn nhân lực y tế được kiểm soát về chất lượng, nănglực hành nghề sẽ giúp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giảm thiểu được các chiphí liên quan đến việc giải quyết, khắc phục hậu quả từ những sai sót chuyênmôn, sự cố y khoa của người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Nguồn nhân lực y tế có chất lượng cũng là một trong những điều kiện thuậnlợi giúp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật, ứngdụng các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong công tác khám bệnh, chữa bệnh củacơ sở.

Gắn kết được giữa quản lý chuyên môn với quản lý nhân lực do thống nhấtvề cách quản lý nhân lực theo vi trí việc làm của pháp luật về viên chức.

Việc ban hành chính sách sẽ giúp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giảiquyết được bất cập liên quan đến việc người hành nghề không còn đáp ứng đượcđiều kiện để hành nghề.

- Đối với các cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe:

Góp phần thúc đẩy đổi mới đào tạo y khoa, nâng cao chất lượng đào tạo ykhoa của các cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe.

Tăng thêm số lượng đào tạo cho các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sứckhỏe. Các cơ sở đào tạo sẽ có nhiều cơ hội xây dựng, phát triển các chươngtrình đào tạo cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho người hành nghề, cán bộgiảng dạy của trường phải thường xuyên cập nhật các kiến thức mới, qua đó nângcao trình độ chuyên môn của các cán bộ giảng dạy.

b) Tác động tiêu cực:

- Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước:

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ phải có chính sách thu hút, chế độ đãingộ, sử dụng đối với nguồn nhân lực y tế đã được đánh giá năng lực từ kỳ thiquốc gia đánh giá năng lực hành nghề.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước phải xây dựng lại đề án vịtrí việc làm cho phù hợp với hệ thống chức danh nghề nghiệp mới.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ phải giải quyết khó khăn về việc làm vànguồn nhân lực bị thiếu hụt do người hành nghề phải đi tham dự các khóa đào tạoliên tục và cập nhật kiến thức y khoa liên tục, thiếu hụt nhân lực do số lượngngười hành nghề không còn đáp ứng điều kiện hành nghề nên không được gia hạn.

- Đối với các cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe:

Các cơ sở đào tạo sẽ phải có những chính sách trong việc nâng cao chấtlượng người giảng dạy như đào tạo, tập huấn hoặc mời chuyên gia nước ngoài vềhỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảmngười học của họ có đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu của kỳ thi.

Các cơ sở đào tạo sẽ phải xây dựng chương trình đào tạo, tuyển dụng bổsung nhân lực phù hợp với chương trình đào tạo. Việc bỏ chức danh y sỹ có thểtác động đến việc làm của đội ngũ giảng viên.

1.2.3. Tác động đối với người dân:

a) Tác động tích cực:

Với việc ban hành chính sách sẽ có tác động xã hội tích cực đối với sứckhỏe của người dân, nâng cao chất lượng đào tạo y khoa, chất lượng dịch vụ khámbệnh, chữa bệnh, bảo đảm quyền của người dân được hưởng thụ dịch vụ khám bệnh,chữa bệnh có chất lượng, tạo niềm tin của người dân đối với cơ sở khám bệnh,chữa bệnh, người hành nghề và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; từ đó góp phần bảođảm an sinh xã hội, tạo điều kiện để duy trì môi trường xã hội ổn định và pháttriển kinh tế đất nước.

Người dân sẽ được hưởng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có chất lượngtốt hơn do người hành nghề bảo đảm được các điều kiện hành nghề trong suốt quátrình hành nghề thường xuyên được cập nhật và nâng cao trình độ để khám, chữabệnh cho người dân.

b) Tác động tiêu cực:

Việc ban hành chính sách có thể dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực ytế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt các cơ sở khám bệnh, chữa bệnhở vùng sâu, vùng xa, tuyến cơ sở trong giai đoạn đầu tổ chức kiểm tra đánh giánăng lực. Do vậy, thủ tục khám, chữa bệnh của người dân có thể bị ảnh hưởnghoặc gián đoạn do phải chờ đợi để được khám bệnh, chữa bệnh.

1.2.4. Tác động đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

a) Tác động tích cực:

Giúp người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được trang bị đầy đủ kiến thức chuyênmôn, kỹ năng nghề nghiệp trước khi bước vào hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, hạnchế được những sai sót chuyên môn, sự cố y khoa trong công tác khám bệnh, chữabệnh, từ đó giúp người hành nghề tránh được những hệ lụy pháp lý do những saisót chuyên môn, sự cố y khoa, tạo niềm tin cho người bệnh vào người hành nghềvà dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Tác động về xã hội đối với người hành nghề là khó có thể xác định mộtcách cụ thể. Tuy nhiên, với việc quy định chức danh nghề nghiệp có tác dụng đẩymạnh mức độ chuyên môn hóa đối với người hành nghề, hạn chế được tình trạngchuyển đổi chuyên khoa không phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo và từ đónâng cao giá trị của người hành nghề.

Người hành nghề được đào tạo với thời gian và trình độ phù hợp để hànhnghề và yên tâm hơn trong nghề nghiệp của mình.

Người hành nghề có cơ hội để thường xuyên tham gia các lớp tập huấnchuyên môn để cập nhật các kỹ thuật mới, nâng cao trình độ chuyên môn và pháttriển năng lực chuyên môn có nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp và tăng cơhội việc làm.

b) Tác động tiêu cực:

Kết quả tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề, trong đó, số lượngngười học thi không đạt trong kỳ thi sẽ không có việc làm ngay sau khi tốtnghiệp cũng như cơ hội thực hành nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữabệnh. Do vậy, việc xây dựng chính sách này cũng ảnh hưởng, tác động tiêu cựcđến một bộ phận người học chưa vượt qua được kỳ thi quốc gia đánh giá năng lựchành nghề về các vấn đề liên quan đến việc làm, trật tự an toàn xã hội.

Việc phân định chức danh nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đến một số ngườihành nghề do trong một số trường hợp sẽ không được xếp vào chức danh bác sỹ màchỉ được xếp vào chức danh kỹ thuật viên, đặc biệt là đối với các trường hợp làbác sỹ nhưng đang thực hiện các công việc mà kỹ thuật viên cũng có thể đảmnhiệm.

Việc bỏ chức danh y sỹ có thể ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, tâm lýlàm việc của 50.000 y sỹ hiện nay mặc dù đã có phép người hành nghề đã được cấpchứng chỉ thì được tiếp tục làm việc.

1.3. Tác động về giới:

Về cơ bản chính sách không có quy định riêng đối với từng giới. Việc thựchiện kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề giữa người dự thi là nam giới và nữgiới, chức danh hành nghề và thời hạn của giấy phép hành nghề đều bình đẳng nhưnhau. Tuy nhiên, đối với trường hợp nữ giới sau khi tốt nghiệp mà sinh con ngaythì sau đó có được tiếp tục tham gia kỳ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề ởcác đợt tiếp theo không. Do vậy, cũng cần xem xét đối với trường hợp này để bảođảm quyền lợi nữ giới khi tham gia kiểm tra đánh giá.

1.4. Tác động về thủ tục hành chính:

Việc ban hành chính sách sẽ góp phần làm giảm các thủ tục hành chính sauđây:

- Thủ tục hành chính liên quan đến việc chứng thực các văn bằng, giấy tờđề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

- Thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, việc xây dựng chính sách này cũng sẽ phát sinh thêm thủ tục vềcấp giấy công nhận đạt kỳ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề.

Việc quy định chứng chỉ có thời hạn sẽ phát sinh thêm thủ tục hành chínhmới khi thực hiện cấp gia hạn giấy phép hành nghề. Chi phí tuân thủ thủ tụchành chính bao gồm:

- Chi phí thiết lập và duy trì hệ thống theo dõi, cập nhật thông tin hànhnghề

- Chi phí khám sức khỏe, chi phí xác nhận không thuộc trường hợp cấm hànhnghề, chi phí chứng nhận đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục

- Chi phí làm hồ sơ, nộp hồ sơ đề nghị gia hạn.

- Phí gia hạn giấy phép hành nghề.

Tuy nhiên, nếu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi, cập nhậtthông tin hành nghề được vận hành tốt, việc nộp hồ sơ đề nghị gia hạn và xemxét trên hệ thống quản lý hành nghề và gia hạn tự động thì chi phí tuân thủ tụchành chính gần như không có, trừ chi phí khám sức khỏe cho người hành nghề.

Hệ thống cấp giấy phép hành nghề trực tuyến hiện tại có thể hỗ trợ để giahạn giấy phép hành nghề trực tuyến. Người hành nghề chỉ cần gửi bản copy củagiấy phép hành nghề đã được cấp, chứng chỉ cập nhật kiến thức y khoa liên tụcqua mạng và một khoản phí vào tài khoản của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợpnếu đủ điều kiện việc cấp gia hạn giấy phép hành nghề sẽ được gửi qua hệ thốngtrực tuyến cho người hành nghề.

1.5. Tác động đối với hệ thống pháp luật:

Việc ban hành chính sách bảo đảm tính phù hợp với Hiến pháp, Luật Giáodục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các điều ước quốc tếmà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, sẽ phát sinh việc xây dựng và ban hànhcác văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn liên quan đến đào tạo, tiêu chuẩnnghiệp vụ... cho nhóm đối tượng này.

Thực tế tại nhiều quốc gia cho thấy, việc thi cấp phép hành nghề y haykiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp phép là kỳ thi lớn với quy môquốc gia được nhiều nước thực hiện như một phương thức bắt buộc nhằm quy chuẩnnăng lực hành nghề thiết yếu cần có của từng chức danh chuyên môn, góp phần bảođảm chất lượng của dịch vụ y tế và thông qua đó để không ngừng hoàn thiệnchương trình, nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo y khoa.

2. Đánh giá tác động đối với phương án 2

Phương án 2 khác phương án 1 ở chỗ người hành nghề không phải kiểm tra đểcấp giấy phép hành nghề nên các tác động về chính sách tương tự như phương án 1trừ các tác động liên quan đến tổ chức kiểm tra để cấp giấy phép hành nghề.

3. Đánh giá tác động đối với phương án 3

Phương án này không có sự thay đổi chính sách so với hiện nay trừ đốitượng là y sỹ sẽ không cấp giấy phép hành nghề nữa nên không có tác động đángkể so với chính sách hiện hành.

Tuy nhiên, nếu giữ nguyên chính sách thì không giải quyết các tồn tại bấtcập, không thể chế hoá được quan điểm, nghị quyết của Đảng, không bảo đảm tínhtương thích, hội nhập với các nước như đã nêu tại phần xác định vấn đề.

Đối với chức danh y sỹ thì đối với những đối tượng y sỹ đã được cấp sẽkhông có tác động đáng kể vì quy định chuyển tiếp vẫn cho phép các y sỹ đã đượccấp chứng chỉ hành nghề theo Luật năm 2009 được tiếp tục hành nghề. Nếu khôngtiếp tục cấp giấy phép hành nghề cho y sỹ thì sẽ giảm số lượng người làm việclà khoảng 3.000 y sỹ mỗi năm.

 

Tham khảo:

Báo cáo số 157/BC-BYT ngày06/02/2022 về tổng kết 11 năm thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh

 

Text Box: Xây dựng và đánh giá tác động chính sách trong Dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng, hiệu quả, phát triển và hội nhập quốc tế; tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương quản lý nhà nước về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.Các chính sách để thực hiện mục tiêu:1. Chính sách 1: Tăng cường kiểm soát trình độ chuyên môn, năng lực hành nghề, quản lý hành nghề.  2. Chính sách 2: Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.3. Chính sách 3: Tăng cường quản lý hoạt động và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.4. Chính sách 4: Tăng cường cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền trong quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.5. Chính sách 5: Khám bệnh, chữa bệnh từ xa.6. Chính sách 6: Đổi mới quy định về phân cấp hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.7. Chính sách 7: Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.8. Chính sách 8: Quy định về an ninh bệnh viện, bảo vệ quyền, lợi ích và an toàn của người hành nghề y.9. Chính sách 9: Quy định về sử dụng sản phẩm chuyên biệt điều trị suy dinh dưỡng nặng cấp tính cho trẻ em từ không đến bảy mươi hai tháng tuổi (sau đây gọi tắt là sản phẩm điều trị suy dinh dưỡng).10. Chính sách 10: Quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

 

 

 

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK