Kết quả triển khai thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020
Cập nhật : 15:10 - 25/10/2022

Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hìnhtăng trưởng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã được triển khai thực hiệnngay từ đầu giai đoạn chiến lược 2011-2020 nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nướctrong thời kỳ mới. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng KhóaXII ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 về một số chủtrương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chấtlượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế (sau đâygọi tắt là Nghị quyết 05). Thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hộiđã ban hành Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 về Kế hoạchcơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 24).Triển khai Nghị quyết 05 và Nghị quyết 24, Chính phủ đã ban hành Nghịquyết số 27/NQ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2017 về Chương trình hành động củaChính phủ thực hiện hai Nghị quyết nêu trên (sau đây gọi tắt là Nghị quyết27).

Kếhoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 được tổ chức triển khai trongbối cảnh thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, có thuậnlợi nhưng rất nhiều khó khăn, thách thức đối với quá trình cơ cấu lại nền kinhtế. Đặc biệt, vào năm 2020, dịch bệnh Covid-19trên toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế, thậm chí dẫn đến suythoái kinh tế ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, dịch bệnh xảy ra đúng vào giai đoạncuối của việc thực hiện Nghị quyết 24 đã tác động đến việc hoàn thành một số mụctiêu cơ cấu lại nền kinh tế của giai đoạn này.

Triển khai Nghị quyết 05 và Nghị quyết 24, Nghị quyết27 đã giao 108 nhiệm vụ cụ thể cần thực thi cho các Bộ, ngành, địaphương. Giai đoạn 2016-2020, có khoảng 234 văn bản các loại đã được soạn thảovà ban hành để triển khai các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế trên tất cả cáclĩnh vực. Đặc biệt, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua 26 Luật và Bộ Luậtgóp phần tháo gỡ nhiều vướng mắc tồn tại từ giai đoạn trước. Điểm khác biệt đáng lưu ý so với giai đoạn trước làgiai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã xác định và cụ thể hóa các mục tiêu cơcấu lại nền kinh tế, trong đó có rất nhiều các mục tiêu đã được lượng hóa, nhờđó có thể giám sát được tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ bên cạnh việcthường xuyên đôn đốc, đánh giá.

Nghịquyết số 24 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020đề ra 22 mục tiêu cụ thể về cơ cấu lại nền kinh tế đến năm 2020 tập trung vào 5nhóm nhiệm vụ: (1) Cơ cấu lạiba trọng tâm gồm cơ cấu lại đầu tư công, DNNN và các TCTD; (2) Cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN) và khu vực công; (3) Phát triển mạnh khu vực kinh tếtư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài; (4) Hiện đại hóa công tác quy hoạch,cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả,gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; (5) Hình thành đồng bộ và phát triển các loại thị trường,gồm thị trường tài chính, thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động vàthị trường khoa học công nghệ.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn2016–2020 đã đạt được những kết quả tích cực. Qua đánh giá cho thấy có 17/22 mụctiêu của Kế hoạch đã được hoàn thành, đạt khoảng 77,3% tổng số mục tiêu đề ra.Đáng chú ý, có 5 mục tiêu quan trọng đã hoàn thành vượt xa so với kế hoạch đềra, bao gồm:

(1) Quy mô nợ cônggiảm mạnh, từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống 55% GDP cuối năm 2019. Năm2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nợ công tăng nhẹ lên 55,3% GDP, songvẫn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2016-2020 là khôngquá 65% GDP.

(2) Quy mô nợchính phủ đã giảm mạnh từ 52,7% năm 2016 xuống 48% GDP đến cuối năm 2019,tăng lên 49,1% năm 2020, vẫn thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu không quá 54%.

(3) Tỷ trọng lao độngnông nghiệp giảm mạnh từ 44% năm 2015 xuống 41,6% năm 2016, và ước năm 2020 còn32,8%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu dưới 40%.

(4) Năng suất cácnhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 ướckhoảng 45,42%, vượt xa so với mục tiêu 30-35% được đề ra trong Nghị quyết.

(5) Dư nợ thị trườngtrái phiếu đến năm 2019 đạt 40,1% vượt xa so với mục tiêu đến năm 2020 đạt 30%GDP[1].

Năm mục tiêu có khảnăng không hoàn thành, chiếm 22,7% tổng số mục tiêu đề ra. Trong đó, 02 mụctiêu về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, 01 mục tiêu về cơ cấu lại đầu tưcông, 01 mục tiêu về phát triển doanh nghiệp và 01 mục tiêu về đào tạo lao động[2].

Cùng với việc tập trung thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế, 5nhóm nhiệm vụ được đặt ra tại Nghị quyết số 24 đã được triển khai thực hiện vàcó kết quả bước đầu tích cực.

Nhìn chung, quátrình triển khai cơ cấu lại nền kinh tế đã bám sát quan điểm nêu tại Nghị quyếtcủa Đảng và Quốc hội, vừa tập trung xử lý kịp thời các vấn đề tồn đọng tronggiai đoạn cơ cấu lại nền kinh tế trước đây, đồng thời thúc đẩy chuyển dần từmô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang dựa đồng thời vàocả đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước. Bên cạnh đó, quá trình cơ cấulại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng thời gian qua còn được hỗ trợthêm bởi các chủ trương, giải pháp khuyến khích tiếp nhận và ứng dụng tiến bộcông nghệ mới (CMCN lần thứ 4), tạo tiền đề cho chuyển biến về chất lượng tăngtrưởng và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn tiếp theo. Nhờ đó, Kếhoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã đi vào thực chất hơn, đạtđược nhiều kết quả quan trọng và tạo được các chuyển biến rõ nét hơn với các kếtquả nổi bật như sau:

Một là, thay đổi tư duy đi liền với quyết tâm, hành động cụ thể của Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ một mặt đã nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành trongthực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, mặt khác đã truyền cảm hứng, tạolòng tin cho thị trường. Vì vậy, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế đã đi vào thựcchất hơn, tạo chuyển biến tích cực[3]. Thay đổi tư duy về cải cáchDNNN, không chỉ chú ý đến số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa mà còn chỉ đạo giảmmạnh tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp dẫn đến những chuyển biến thựcchất hơn. Hành động quyết liệt tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, cắtgiảm điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành, từ đó tạo được niềm tin cho cộngđồng doanh nghiệp. 

Hai là, các bộ, ngành, địa phương đã tích cựcvào cuộc, bám sát, triển khai các nhiệm vụ, hầu hết các mục tiêu đã được hoànthành và có khả năng hoàn thành, mang lại tác động tích cực đến tăng cường khảnăng ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy đà tăng trưởng của cả giai đoạn. Cơ cấulại nền kinh tế đã góp phần thực hiện thành công mục tiêu kép là vừa giữvững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng GDP, tạothêm dư địa để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, tạo việclàm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân, giải quyết những vấn đề bứcxúc, củng cố quốc phòng, ổn định trật tự, an toàn xã hội. Tốc độ tăng tổng sảnphẩm trong nước (GDP) bình quân 4 năm 2016-2019 đạt mức 6,8%/năm (cao hơn tốc độtăng bình quân 5,91%/năm của giai đoạn 2011-2015).  Mặc dù năm 2020, nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặngnề của dịch bệnh Covid-19, thiên tai, bão lụt nghiêm trọng ở miền Trung nhưng tốcđộ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016-2020 đạt khoảng 6%/năm, thuộc nhóm các nướctăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Quy mô nền kinh tế tiếp tục được mở rộng,năm 2020 đạt 271,2 tỷ USD, gấp 1,4 lần so với năm 2015. GDP bình quân đầu ngườinăm 2020 đạt 2.779 USD gấp 1,3 lần năm 2015. Lạm phát giảm từ 7,65% bình quângiai đoạn 2011-2015 xuống 3,15% bình quân giai đoạn 2016-2020, trong phạm vi mụctiêu đề ra (dưới 4%). Lạm phát cơbản bình quân được kiểm soát tốt qua các năm, giữ mức tương đối ổn định, bìnhquân giai đoạn 2016-2020 đạt 1,81%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015 là6,31%.

Ba là, trong bối cảnhCMCN 4.0, nhiều chính sách, chủ trương nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức,doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, thành tựu CMCN 4.0 trong quá trình chuyển đổisố, hướng tới nền kinh tế số đã được ban hành và triển khai thực hiện. Một sốngành, lĩnh vực đã chủ động ban hành chính sách để tạo điều kiện cho quá trìnhchuyển đổi số và bước đầu có những kết quả đáng ghi nhận[4], cụ thể:

-Có nhiều chính sách, giải pháp cụ thể, thiết thực thúc đẩy kinh tế tư nhân, khởinghiệp sáng tạo, chuyển đổi số; các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanhđã phát huy tác dụng, tạo được niềm tin của nhà đầu tư từ đó thúc đẩy phát triểnkhu vực kinh tế tư nhân, cải thiện hiệu quả chung của nền kinh tế và nâng caonăng suất, chất lượng tăng trưởng. Xếp hạng môi trường kinh doanh (theo Ngân hàng Thế giới - WB)tăng 20 bậc giai đoạn 2016-2020, xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia 4.0 (GCI4.0 theo Diễn đàn kinh tế thế giới) năm 2019 tăng 10 bậc so với năm 2018[5],xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thếgiới -WIPO) tăng 17 bậc giai đoạn 2016-2019; số doanh nghiệp thành lập mớitrong giai đoạn 2016-2020 đạt mức kỷ lục, mỗi năm tăng khoảng 130.000 doanhnghiệp.

-Cơ cấu lại NSNN và các TCTD đã được tích cực triển khai, góp phần củng cố nền tảngtài chính vĩ mô, tạo điều kiện để Chính phủ có dư địa thực hiện các giải pháptài chính, tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân dưới tác động của dịch bệnhCovid-19.

Bốn là, các nhóm nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tếđược triển khai tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể:

- Nhómnhiệm vụ về cơ cấu lại ba lĩnh vực trọng tâm gồm đầu tư công, DNNN và các TCTD: Các quy định, pháp luật về đầu tư công được sửađổi, hoàn thiện nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020; Cơ cấu lại DNNN được thực hiện thực chấthơn. Cổ phần hóa, thoái vốn đã được đẩy mạnh hơn so với giai đoạn trước và đượcthực hiện một cách công khai, minh bạch, theo cơ chế thị trường, từ đó số lượngDNNN được thu gọn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt; Cơ cấu lạicác TCTD gắn với xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ, hiệu quả hơn, bảo đảmtính ổn định, an toàn hệ thống. Khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách tiền tệ,tín dụng, ngân hàng được hoàn thiện[6],tiệm cận với chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

- Nhómnhiệm vụ về cơ cấu lại NSNN, khu vực công: Cơ cấu lại NSNN đã đạt được những kếtquả đáng ghi nhận về quy mô và cơ cấu thu[7],chi ngân sách[8]; Khu vực công đã được cơ cấu lại theohướng tinh gọn, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ công nghệ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả,đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

- Nhómnhiệm vụ phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tưtrực tiếp nước ngoài: Chính sách phát triểnkinh tế tư nhân tiếp tục được hoàn thiện; thủ tục hành chính và các điều kiệnkinh doanh bất hợp lý gây cản trở được rà soát, cắt bỏ; môi trường kinh doanhđược cải thiện. Hệ sinh thái khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo đượcchú trọng xây dựng; Nhiệmvụ thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư nước ngoài, chú trọng thu hút các côngty đa quốc gia lớn, lan tỏa hiệu quả tới khu vực kinh tế trong nước và bảo vệmôi trường được chú trọng thực hiện. Giai đoạn 2016-2020, vốn FDI đăng ký ước đạt173-174 tỷ USD, tăng 74-79% so với giai đoạn 2011-2015.

-       Nhómnhiệm vụ về hiện đại hóa công tác quy hoạch, cơ cấu lại ngành và vùng kinh tếtheo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhậpkinh tế quốc tế: Hệ thống pháp luật về quy hoạch được hoàn thiện đã làm thay đổitư duy trong quá trình tiếp cận và triển khai lập quy hoạch, khắc phục tình trạngquản lý chia cắt, cục bộ, thúc đẩy liên kết, ngành, địa phương, phát huy vaitrò của vùng; Cơ cấu ngành công nghiệp đã dịchchuyển theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạotrong GDP từ 13,4% năm 2016 lên ước khoảng 16,7% năm 2020, có sự dịch chuyểnsang các ngành thâm dụng công nghệ. Công nghiệp năng lượng tái tạo được quantâm đầu tư; nhiều dự án điện gió, điện mặt trời được khởi công xây dựng và đivào hoạt động. Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu qua chế biến trong tổng giá trị xuấtkhẩu hàng hóa tăng từ 65% năm 2016 lên 85% năm 2020; tỷ trọng xuất khẩu sản phẩmcông nghệ cao trong tổng giá trị sản phẩm công nghệ cao tăng từ 63,9% năm 2016lên 77,7% năm 2019; Sản xuất nông nghiệp có sự chuyển hướng tập trung vào những ngành có giá trịgia tăng cao hơn và có thị trường xuấtkhẩu đa dạng hơn;quy mô và sức sản xuất tăng mạnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho tiêu dùngtrong nước và trở thành nước xuất khẩu nông sản đứng thứ hai Đông Nam Á và thứ15 trên thế giới… Năng suất lao động nông nghiệp tăng nhanh, bình quân giai đoạn2016-2020 tăng 6,8%/năm…; Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ nhìn chung cao hơnso với tốc độ tăng trưởng chung (ngoại trừ năm 2020 do ảnh hưởng của dịchCovid-19)[9]. Cơcấu lại khu vực dịch vụ được thúc đẩy theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, tậptrung đầu tư cơ sở vật chất và phát triển đa dạng các sản phẩm.

-       Nhóm nhiệm vụ về hình thành đồng bộ và phát triểncác loại thị trường, gồm thị trường tài chính, thị trường quyền sử dụng đất, thịtrường lao động và thị trường khoa học công nghệ: Quy mô và cơ cấuthị trường tài chính có sự điều chỉnh hợp lý hơn giữa thị trường tiền tệ và thịtrường vốn, thị trường vốn cổ phiếu và trái phiếu[10],thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, giữa dịch vụ tín dụngvà các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng; Thểchế phát triển thị trường quyền sử dụng đất đã từng bước được hoàn thiện, huy độngđược nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động bền vững hơn; Thể chế, chính sách để giải quyết rủi ro cho người lao động đã cơ bảnhoàn thiện gắn với hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường [11]và cơ cấu lại thị trường lao động có một số tiến bộ. Hệ thống giáo dục đại họcđược rà soát, đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơnnhu cầu thị trường lao động; hệ thống giáo dục nghề nghiệp đang được ràsoát, sắp xếp và có nhiều chuyển biến quan trọng; Nghị quyết và các văn bản liên quan đã đề ra mục tiêu về tăng tỷ trọngdoanh nghiệp có đổi mới sáng tạo và nhiệm vụ xây dựng các giải pháp tăng giá trịgiao dịch của thị trường khoa học công nghệ và số lượng sáng chế đăng ký bảo hộ…

Năm là, tác động tổng hợpcủa các biện pháp cơ cấu lại nền kinh tế đã tạo được sự chuyển dịch bước đầu vềchất lượng tăng trưởng, tăng NSLĐ, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy chuyểnđổi mô hình tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế dần dịch chuyển sang chiều sâu, thểhiện ở mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởngkinh tế ngày một lớn. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn2016-2020 đạt 45,4%, tăng đáng kể so với mức 33,6% của giai đoạn 2011-2015, vượtxa mục tiêu đặt ra là đóng góp của TFP vào tăng trưởng 5 năm giai đoạn2016-2020 đạt khoảng 30-35%)[12].NSLĐ có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm. Tăng NSLĐ giai đoạn2016-2020 đạt khoảng 5,8%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,3%/năm củagiai đoạn 2011-2015.

Tóm lại, cơ cấu lạinền kinh tế đã được triển khai đúng hướng, tổ chức thực hiện khá bài bản, hoànthành hầu hết các chỉ tiêu, đạt nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt, giai đoạn2016-2020 đã tập trung giải quyết được những nhiệm vụ trọng tâm về cơ cấu lại nợxấu, cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng, cơ cấu lại thu chi ngân sách, đảm bảoan toàn bền vững nợ công từ đó góp phần củng cố vững chắc hơn nền tảng vĩ mô.Triển khai kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế đã thúc đẩy mô hình tăng trưởng, bướcđầu tạo ra những chuyển biến tích cực. Cách thức và chất lượng tăng trưởng liêntiếp được cải thiện. Ổn định kinh tế vĩ mô giai đoạn 2016-2020 đã được cải thiệnrõ rệt; sức chống chịu của nền kinh tế được tăng cường. Tăng trưởng chủ yếu dựavào cải cách và thúc đẩy sản xuất kinh doanh thay vì nhờ vào mở rộng tín dụngvà các gói kích thích kinh tế. Hiệu quả đầu tư có cải thiện nhất định; NSLĐ xãhội tăng đáng kể so với trước. Cơ cấu tổng thể nền kinh tế có chuyển dịch tíchcực. Khu vực kinh tế nhà nước, nhất là DNNN giảm mạnh. Khu vực kinh tế tư nhântrong nước có khởi sắc hơn trước; một số tập đoàn kinh tế tư nhân đã xuất hiệnvà đang chuyển dần từ chủ yếu kinh doanh bất động sản sang kinh doanh đa ngànhnghề và lấy công nghiệp, công nghệ và phát triển dịch vụ chất lượng cao làm trọngtâm, đang nỗ lực vươn lên để cạnh tranh quốc tế.

Tham khảo:

Báo cáo số 395/BC-CP củaChính phủ ngày 11/10/2021 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 -2025

 



[1] Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030, đã nâng mục tiêu này lên đạt 45% GDP vào năm2020.

[2] 5 mục tiêu chưa hoàn thành cụ thể là: 1- Thoái toàn bộ vốn nhà nước tạicác doanh nghiệp thuộc các ngành không cần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn; 2-Thoái vốn nhà nước xuống mức sàn quy định đối với các ngành mà Nhà nước sắp xếp,cơ cấu lại vốn đầu tư thì đến năm 2020, còn 138 doanh nghiệp mà Nhà nước khôngcần nắm giữ trên 50% vốn phải thực hiện thoái toàn bộ vốn, mới cổ phần hóa được37 trong số danh mục 128 doanh nghiệp theo kế hoạch; 3- Mục tiêu nâng cao chấtlượng thể chế quản lý đầu tư công đạt mức chất lượng tiếp cận 04 nước ASEANphát triển nhất chưa đạt được, đặc biệt ở khâu lập, thẩm định, lựa chọn, sắp xếpthứ tự ưu tiên các dự, án đầu tư; 4 - mục tiêu đến năm 2020, có ít nhất 1 triệudoanh nghiệp thực tế mới đạt khoảng 812 nghìn doanh nghiệp; 5 - Mục tiêu đếnnăm 2020 tỷ trọng lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có chứng chỉ đạt khoảng25% thì thực tế mới đạt được khoảng 24,5%.

[3] Nhận định củaTổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng tại cuộc họp ngày 23/8/2018.

[4] Ngành ngânhàng: Đến nay, 95% các TCTD Việt Nam đã và đang xây dựng, triểnkhai chiến lược chuyển đổi số. Các giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới như công nghệ  trí tuệ nhân tạo (AI), Học máy (ML) và dữ liệulớn (Big Data),... đã được triển khai áp dụng trong hoạt động ngân hàng

[5] Năm 2016chưa có xếp hạng GCI 4.0 mà chỉ có xếp hạng GCI.

[6] Ví dụ Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng (2017), Nghịquyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu, v.v.

[7] Về thu NSNN:Giai đoạn 5 năm 2016-2020, quy mô thu NSNN bình quân đạt 25,2% GDP (giai đoạn2011-2015 là 23,6% GDP), vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 25/2016/QH14 của Quốchội (23,5% GDP) và Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị (20-21%GDP) mặc dù thu NSNN năm 2020 đánh giá giảm 31,2 nghìn tỷ đồng so với dự toán. Tỷtrọng thu nội địa tăng dần, đến năm 2020 đạt 85,6% tổng thu NSNN (giai đoạn2011-2015 là 68,7%).

[8] Vềchi NSNN: Tỷ trọng bố trí dự toán chi ĐTPT đã tăng từ mức 25,7% năm2017 lên mức khoảng 26,9% năm 2020. Trong điều hành, nhờ được bổsung từ nguồn dự phòng và tăng thu ngân sách hàng năm, nên tỷ trọng bố trí chochi ĐTPT thực hiện đạt khoảng 28% tổng chi NSNN (mục tiêu tại Nghị quyết số25/2016/QH14 của Quốc hội là 25-26%). Đối vớichi thường xuyên, đã giảm dần tỷ trọng dự toán từ mức64,9% tổng chi NSNN năm 2017 xuống dưới 64% năm 2020[8] theo đúng mụctiêu tại Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốchội.

[9] Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2016-2020 (đến 6 tháng đầu năm2020) đạt khoảng 6,18% (so với toàn nền kinh tế là 5,77%) 6 tháng đầu năm, tốcđộ tăng trưởng khu vực dịch vụ chỉ đạt 0,57% (tốc độ tăng trưởng toàn nền kinhtế là 1,81%).

[10] Thị trường chứngkhoán: Trong giai đoạn 2010-2020, tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường cổphiếu đạt 21,6% và thị trường trái phiếu đạt 24,9%.Tính đến cuối năm 2020, quymô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 84,1% GDP (mục tiêu là 70% GDP), quy mô thịtrường trái phiếu đạt 47,83% GDP (trong đó quy mô thị trường trái phiếu doanhnghiệp đạt 15,75% GDP), vượt mục tiêu đề ra đến năm 2020 tại Quyết định số1191/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Lộ trìnhphát triển thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đếnnăm 2030.

[11] Hoàn thiện bộLuật Lao động, bên cạnh hệ thống các luật khác đã được xây dựng như Luật Bảo hiểmxã hội, Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm y tế, v.v.

[12] Trong đó,năm 2016 đạt 40,68%, năm 2017 đạt 45,1%, năm 2018 đạt 45,2%, năm 2019 đạt 46,11%.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK