Các giải pháp trong Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 (Phần 1)
Cập nhật : 13:30 - 31/08/2022

Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàngiao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 được Chínhphủ ban hành theo Quyết định số 2060/QD-TTG ngày 12/12/2020. Trong đó, Chiếnlược đã đề ra các nhóm giải pháp chủ yếu sau:

Nhóm giải pháp về quảnlý, thể chế, chính sách

a)Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giaothông đường bộ

-Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để kịp thời ứngdụng và phát triển các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vàolĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; tập trung vào các lĩnhvực: phương tiện giao thông tự lái; internet vạn vật trong giao thông và dịchvụ vận tải; số hóa công tác quản lý; hệ thống giao thông thông minh mới sử dụngtrí tuệ nhân tạo; ứng dụng cơ sở dữ liệu lớn trong tổ chức giao thông.

-Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách tái cơ cấu thị trường vận tải, nâng thịphần các phương thức vận tải khối lượng lớn, giảm mức độ phụ thuộc vào vận tảiđường bộ; khuyến khích phát triển vận tải khách công cộng trên các hành langvận tải chính và trong các đô thị; xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách,lộ trình hạn chế việc sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, đặc biệt tại các đôthị lớn; ban hành và áp dụng bộ tiêu chí xác định ùn tắc giao thông trên đườngbộ.

-Nghiên cứu và ban hành các chính sách khuyến khích sự tham gia của khu vực tưnhân vào lĩnh vực an toàn giao thông; đặc biệt là các cá nhân, tổ chức khoa họccông nghệ, các trường đại học để nghiên cứu các giải pháp, công nghệ mới ápdụng vào lĩnh vực bảo đảm an toàn giao thông.

-Nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệmdân sự của chủ xe cơ giới theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế.

b)Hoàn thiện mô hình, chức năng, nhiệm vụ và nâng cao năng lực của Ủy ban An toàngiao thông Quốc gia, Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc trungương, các cơ quan, đơn vị liên quan cho phù hợp với tình hình mới.

c)Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về an toàn giao thông đồng bộ, hiệnđại, đáp ứng yêu cầu quản lý và thi hành pháp luật

-Ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới để xây dựng, kết nối và hoànthiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về an toàn giao thông; đầu tư nâng cấptrung tâm phân tích dữ liệu an toàn giao thông.

-Ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc thống kê tai nạn giao thông, xây dựng cơsở dữ liệu tai nạn giao thông đường bộ trên cơ sở tích hợp số liệu báo cáo tainạn giao thông tại hiện trường, số liệu tai nạn, thương tích của cơ sở cấp cứuvà điều trị nạn nhân tai nạn giao thông; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tainạn giao thông đường bộ ở cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện trong phạm vitoàn quốc.

-Nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và camera giám sáttrên các xe ô tô kinh doanh vận tải, đảm bảo kết nối, sử dụng chung cho các cơquan chức năng về thanh tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.

-Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực giao thông đường bộ; trong đó có kết nối và chia sẻ với hệ thống dữ liệuđăng ký phương tiện, đăng kiểm phương tiện, giấy phép lái xe.

-Xây dựng hệ thống báo cáo và phân tích tình hình trật tự, an toàn giao thôngcấp quốc gia và cấp tỉnh.

Nhóm giải pháp về phươngtiện và vận tải

a)Xây dựng và thực hiện lộ trình đến năm 2030 tham gia các quy định về an toànphương tiện của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, trong đó có các quy định vềan toàn chủ động, an toàn bị động.

b)Xây dựng lộ trình để yêu cầu các nhà sản xuất, lắp ráp, các tổ chức và cá nhânsử dụng phương tiện ô tô có trang bị các hệ thống cảm biến, cảnh báo va chạm vớingười đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông khác, hệ thống tiếp nhậnthông tin về tuyến đường và các hệ thống, thiết bị an toàn hiện đại khác.

c)Thực hiện kiểm soát phát thải khí thải xe mô tô, xe gắn máy có động cơ xăngtham gia giao thông; ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, giám sát thựchiện kiểm định phương tiện.

d)Xây dựng trung tâm thử nghiệm an toàn xe cơ giới theo hướng hiện đại; tiến hànhthử nghiệm mức độ an toàn của các loại phương tiện ô tô.

đ)Kiên quyết loại bỏ xe cơ giới hết niên hạn sử dụng, xe tự chế ba, bốn bánhthuộc diện không được tham gia giao thông; gắn trách nhiệm của người đứng đầuchính quyền địa phương trong việc thực hiện.

e)Tại các thành phố trực thuộc trung ương, đẩy nhanh phát triển hệ thống vận tảihành khách công cộng, ưu tiên đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộngkhối lượng lớn, từng bước hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân; tăngcường kiểm tra phương tiện giao thông công cộng đáp ứng nhu cầu tiếp cận giaothông cho người khuyết tật, người cao tuổi.

g)Triển khai ứng dụng toàn diện các hệ thống giám sát hành trình phương tiện; hệthống cảnh báo lái xe buồn ngủ; hệ thống camera giám sát hình ảnh trên phươngtiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; hệ thống quản lý an toàn, điều hành củabến xe, điều hành xe của các doanh nghiệp vận tải bằng xe ô tô; sử dụng tàikhoản thu phí điện tử để thanh toán đa mục đích cho các dịch vụ giao thôngđường bộ và nộp phạt vi phạm.

h)Tăng cường quản lý hoạt động đưa đón học sinh, công nhân bằng xe buýt, xe hợpđồng.

i)Ban hành các quy định chặt chẽ về dịch vụ, phương tiện vận tải đưa đón côngnhân và học sinh; ban hành quy định sử dụng ghế ngồi cho trẻ em trong xe ô tôtheo chiều cao và độ tuổi.

(còn tiếp)

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK