HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 12 – SỐ 3
Cập nhật : 16:38 - 30/12/2021

Câu hỏi: Phápluật quy định như thế nào về Chủtịch Hội đồng thành viên?

Trả lời:

Căn cứ Điều 56 Luật Doanh nghiệp 2020:

- Hội đồng thành viên bầu mộtthành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặcTổng giám đốc công ty.

- Chủ tịch Hội đồng thànhviên có quyền và nghĩa vụ sau đây:

+ Chuẩn bị chương trình, kếhoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;

+ Chuẩn bị chương trình, nộidung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;

+Triệu tập, chủ trì và làmchủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thànhviên;

+ Giám sát hoặc tổ chức giámsát việc thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;

+ Thay mặt Hội đồng thànhviên ký nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;

+ Quyền và nghĩa vụ kháctheo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

- Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hộiđồng thành viên do Điều lệ công ty quy định nhưng không quá 05 năm và có thểđược bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

- Trường hợp Chủ tịch Hộiđồng thành viên vắng mặt hoặc không thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ củamình thì phải ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền vànghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệcông ty. Trường hợp không có thành viên được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồngthành viên chết, mất tích, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấphành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dụcbắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, cókhó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấmhành nghề hoặc làm công việc nhất định thì một trong số các thành viên Hội đồng thành viên triệu tập hp cácthành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời làm Chủ tịchHội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số thành viên còn lại tán thành cho đếnkhi có quyết định mới của Hội đồng thành viên.

 

Câu hỏi: Khi nào thì triệutập họp Hội đồng thành viên?

Trảlời:

Theo Điều 57 Luật Doanh nghiệp 2020:

- Hội đồng thành viên đượctriệu tập họp theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầucủa thành viên hoặc nhóm thành viên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 49 củaLuật Doanh nghiệp 2020. Trườnghợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp Hội đồng thành viên theoyêu cầu của thành viên, nhóm thành viên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhậnđược yêu cầu thì thành viên, nhóm thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thànhviên. Chi phí hợp lý cho việc triệu tập và tiến hành họp Hội đồng thành viên sẽđược công ty hoàn lại.

- Chủ tịch Hội đồng thànhviên hoặc người triệu tập họp chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu họp,triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên. Thành viên cóquyền kiến nghị bổ sung nội dung chương trình họp bằng văn bản. Kiến nghị phảibao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Họ, tên, địa chỉ liên lạc,quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên,mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chínhđối với thành viên là tổ chức; họ, tên, chữ ký của thành viên kiến nghị hoặcngười đại diện theo ủy quyền của họ;

+ Tỷ lệ phần vốn góp, số vàngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;

+ Nội dung kiến nghị đưa vàochương trình họp;

+ Lý do kiến nghị.

- Chủ tịch Hội đồng thànhviên hoặc người triệu tập họp phải chấp thuận kiến nghị và bổ sung chương trìnhhọp Hội đồng thành viên nếu kiến nghị có đủ nội dung theo quy định tại khoản 2Điều 57 LuậtDoanh nghiệp 2020 và được gửi đến trụ sở chính của công tychậm nhất là 01 ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng thành viên; trường hợpkiến nghị được trình ngay trước khi bắt đầu họp thì kiến nghị được chấp thuậnnếu đa số các thành viên dự họp tán thành.

- Thông báo mời họp Hội đồngthành viên có thể gửi bằng giấy mời, điện thoại, fax, phương tiện điện tử hoặcphương thức khác do Điều lệ công ty quyđịnh và được gửi trực tiếp đến từng thành viên Hội đồng thành viên.Nội dung thông báo mời họp phải xác định rõ thời gian, địa điểm và chương trìnhhọp.

- Chương trình và tài liệuhọp phải được gửi cho thành viên công ty trước khi họp. Tài liệu sử dụng trong cuộc họp liên quan đến quyết định về sửa đổi, bổ sung Điều lệcông ty, thông qua chiến lược phát triển công ty, thông qua báo cáo tài chínhhằng năm, tổ chức lại hoặc giải thể công ty phải được gửi đến các thành viênchậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày họp. Thời hạn gửi các tài liệu khác doĐiều lệ công ty quy định.

- Trường hợp Điều lệ công tykhông quy định thì yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên theo quy định tạikhoản 1 Điều này phải bằng văn bản và bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Họ, tên, địa chỉ liên lạc,quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên,mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chínhđối với thành viên là tổ chức; tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứngnhận phần vốn góp của từng thành viên yêu cầu;

+ Lý do yêu cầu triệu tậphọp Hội đồng thành viên và vấn đề cần giải quyết;

+ Dự kiến chương trình họp;

+ Họ, tên, chữ ký của từngthành viên yêu cầu hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ.

- Trường hợp yêu cầu triệutập họp Hội đồng thành viên không có đủ nội dung theo quy định tại khoản 6 Điềunày thì Chủ tịch Hội đồng thành viên phải thông báo bằng văn bản về việc khôngtriệu tập họp Hội đồng thành viên cho thành viên, nhóm thành viên có liên quanbiết trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong cáctrường hợp khác, Chủ tịch Hội đồng thành viên phải triệu tập họp Hội đồng thànhviên trong thời hạn 15 ngày kểtừ ngày nhận được yêu cầu.

- Trường hợp Chủ tịch Hội đồngthành viên không triệu tập họp Hội đồng thành viên theo quy định tại khoản 7Điều 57 LuậtDoanh nghiệp 2020 thì phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệthại xảy ra đối với công ty và thành viên công ty có liên quan.

 

Tham khảo:

Luật Doanh nghiệp 2020 được Quốc hộikhóa XIV thông qua ngày 17/06/2020

 

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK