Những mục tiêu cụ thể của Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030
Cập nhật : 16:37 - 30/12/2021

Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực công nghệ nền tảngcủa Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần quan trọng tạo bước phát triển độtphá về năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy pháttriển kinh tế tăng trưởng bền vững.

Ngày 26/1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã cóQuyết định số 127/QĐ-TTg ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, pháttriển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.Chiến lược đặt mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đưa trítuệ nhân tạo trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trongcuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành trungtâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khu vực ASEAN và trên thế giới.

Theođó, các mục tiêu cụ thể của Chiến lược theo từng giai đoạn như sau:

1. Mục tiêu đến năm 2025

a)Đưa Trí tuệ nhân tạo trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam

-Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 60 nước dẫnđầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo;

-Xây dựng được 05 thương hiệu Trí tuệ nhân tạo có uy tín trong khu vực;

-Phát triển được 01 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệunăng cao.

b)Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứngdụng Trí tuệ nhân tạo.

-Hình thành được 02 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về trí tuệ nhân tạo;gia tăng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về trí tuệ nhân tạo và tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam;

-Nâng cấp, hình thành mới được 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo trọng điểm về trí tuệ nhân tạo.

c)Góp phần xây dựng xã hội sáng tạo, chính phủ hiệu quả, bảo vệ an ninh quốc gia,giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bềnvững

- Trí tuệ nhân tạođược ứng dụng rộng rãi trong hành chính công, dịch vụ công trực tuyến giúp giảmthời gian xử lý công việc, nhân lực bộ máy, giảm thời gian chờ đợi và chi phícủa người dân;

-Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý hành chính nhà nước trong phânphối, sử dụng nguồn lực xã hội, quản lý xã hội và quản lý đô thị, đặc biệt tạicác thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

2. Mục tiêu đến năm 2030

a)Đưa trí tuệ nhân tạo trởthành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam

-Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫnđầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo;

-Xây dựng được 10 thương hiệu Trí tuệ nhân tạo có uy tín trong khu vực;

-Phát triển được 03 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệunăng cao; kết nối được các hệ thống trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán hiệunăng cao trong nước tạo thành mạng lưới chia sẻ năng lực dữ liệu lớn và tínhtoán phục vụ trí tuệ nhân tạo;

-Hình thành được 50 bộ dữ liệu mở, liên thông và kết nối trong các ngành kinhtế, lĩnh vực kinh tế - xã hội phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

b)Việt Nam là trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạomạnh

-Hình thành được 03 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về trí tuệ nhân tạo;

-Xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao làm về trí tuệ nhân tạo baogồm đội ngũ các chuyên gia và các kỹ sư triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo.Tăng nhanh số lượng các công trình khoa học, đơn đăng ký sáng chế về trí tuệ nhân tạo củaViệt Nam;

- Cóít nhất 01 đại diện nằm trong bảng xếp hạng nhóm 20 cơ sở nghiên cứu và đào tạovề trí tuệ nhân tạo dẫnđầu trong khu vực ASEAN.

c)Góp phần đẩy mạnh xã hội sáng tạo, chính phủ hiệu quả, bảo vệ an ninh quốc gia,giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bềnvững

-Phổ cập được kỹ năng cơ bản về ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho đội ngũ lao động trực tiếp, phục vụthúc đẩy đổi mới sáng tạo, giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động và cảithiện chất lượng cuộc sống của người dân;

-Ứng dụng trítuệ nhân tạo phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng an ninh, cáchoạt động cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố, dịch bệnh;

-Cùng với chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân gópphần thúc đẩy tăng trưởng một số ngành kinh tế.

Nếu như trước đây, trí tuệ nhân tạo được xếp là một ngành khoa họchàn lâm, dành cho những nhà toán học và công nghệ thông tin xuất sắc, thườngtách biệt với người dân, chưa có nhiều ứng dụng thì gần đây, với sự hội tụ củanhiều công nghệ như dữ liệu lớn, công nghệ điện toán đám mây, Deep Learning...trí tuệ nhân tạo đã gần hơn với cuộc sống hơn, tạo ra nhiều thành tựu mới, làmthay đổi hoàn toàn cuộc sống.

Để đạt được các mục tiêu đề ra trong Chiến lược, Việt Nam đang tậptrung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hành lang pháp lý liênquan đến trí tuệ nhân tạo; phát triển hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo; thúc đẩy ứngdụng trí tuệ nhân tạo; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trítuệ nhân tạo... Trước mắt, để thực hiện chiến lược, cầntập trung vào các vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu, cơ sởdữ liệu cần xây dựng đồng bộ với hạ tầng tính toán, các máy tính có khả năngtính toán lớn cũng như đào tạo các kỹ thuật viên, để có thể xử lý các bài toándữ liệu lớn. Đồng thời, triển khai từng bước cụ thể, từ làm rõ các khái niệm đếncách thức tính toán lớn của Việt Nam, cũng như chia sẻ những hạ tầng tính toánmột cách hợp lý, hiệu quả nhất...

Mới đây, việc ra mắt Trung tâm Nghiên cứu quốc tếvề trí tuệ nhân tạo đặt tại Đại học Bách khoa Hà Nội; chương trình Đào tạo trítuệ nhân tạo và Công nghệ Robot (AIC) tại Khu công nghệ phần mềm - Đại học Quốcgia TP.HCM; Chương trình đào tạo kỹ sư AI Vingroup… đã đánh dấu những bước khởiđộng của Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhântạo đến năm 2030.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK