HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 8 – SỐ 2
Cập nhật : 15:53 - 27/12/2021


Câu hỏi: Các nội dung quản lý nhà nướcvề thanh niên là gì?

Trảlời:

Căn cứ điều 36của Luật Thanh niên 2020, các nội dung quản lý nhànước về thanh niên được quy định như sau:

- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thựchiện văn bản quy phạm pháp luật về thanh niên; quy định các biện pháp để thựchiện chính sách đối với thanh niên.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, kếhoạch phát triển thanh niên.

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình thanh niên vàviệc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về thanhniên.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về thanh niên.

- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiếnnghị; sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng trong việc thực hiện chính sách,pháp luật đối với thanh niên.

- Hợp tác quốc tế về thanh niên.

- Ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thựchiện chính sách đối với thanh niên.

 

Câu hỏi: Phápluật quy định như thế nào về trách nhiệm của Chính phủ, của Bộ Nội vụ, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với thanh niên?

Trảlời:

Căn cứ điều 37,điều 38, điều 39, điều 40 của Luật Thanh niên 2020, tráchnhiệm của Chính phủ, của Bộ Nội vụ, của các Bộ, cơ quan ngang Bộvà của Hội đồng nhân dân,Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với thanh niên được quy địnhnhư sau:

Trách nhiệm của Chính phủ

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thanh niên và cótrách nhiệm sau đây:

- Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện các nội dungquản lý nhà nước về thanh niên;

- Bảo đảm cơ chế và biện pháp phối hợp giữa các Bộ,, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương và cơ quan, tổchức có liên quan trong việc xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật đối vớithanh niên;

- Bảo đảm xây dựng và thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêuphát triển thanh niên trong chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinhtế - xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực;

- Báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật đối vớithanh niên theo yêu cầu của Quốc hội.

Trách nhiệm của Bộ Nội vụ

Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quảnlý nhà nước về thanh niên và có trách nhiệm sau đây:

- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước cóthẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về thanh niên; chiến lược, chươngtrình, kế hoạch phát triển thanh niên;

- Đề xuất việc lồng ghép chính sách, chỉ tiêu, mục tiêuphát triển thanh niên khi xây dựng chính sách, chiến lược, chương trình, kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực. Hướng dẫn các Bộ, ngànhlồng ghép chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam vào hệ thống chỉ tiêu củaBộ, ngành;

- Hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dâncấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên; tổ chức tập huấn,bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lýnhà nước về thanh niên;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý,khai thác và công bố dữ liệu về thanh niên, chỉ số phát triển thanh niên;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng, tổchức thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên;

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiếnnghị; sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng; xử lý vi phạm theo thẩm quyềnhoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm trong việcthực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên;

- Hằng năm, báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện chínhsách, pháp luật đối với thanh niên và nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lýhoạt động hợp tác quốc tế về thanh niên theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình, phối hợp với Bộ Nội vụ thực hiện quản lý nhà nước về thanh niênvà có trách nhiệm sau đây:

- Ban hành chính sách, cơ chế tạo điều kiện cho thanh niêntham gia vào các chương trình phát triển của ngành, lĩnh vực;

- Lồng ghép chính sách, chỉ tiêu, mục tiêu phát triểnthanh niên khi xây dựng chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực; lồng ghép các chỉ tiêu thống kê vềthanh niên Việt Nam vào hệ thống chỉ tiêu của Bộ, ngành;

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chính sách,pháp luật đối với thanh niên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước về ngành, lĩnhvực;

- Hằng năm, báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luậtđối với thanh niên theo ngành, lĩnh vực, gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáoChính phủ.

Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấptỉnh

- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

+ Ban hành nghị quyết về phát triển thanh niên tại địaphương để thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với thanh niên;

+ Quyết định các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển thanh niêntrong nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hằng năm và từnggiai đoạn;

+ Quyết định phân bổ dự toán ngân sách để tổ chức thựchiện chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển thanhniên tại địa phương;

+ Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối vớithanh niên tại địa phương;

+ Quyết định biên chế của cơ quan được giao thực hiệnnhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên và có trách nhiệm sau đây:

+ Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược,chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên tại địa phương;

+ Lồng ghép các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển thanh niênkhi xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phươnghằng năm và từng giai đoạn;

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lýnhà nước về thanh niên;

+ Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanhniên khi đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục, y tế, tư vấn sức khỏe, cơ sởhoạt động văn hóa, thể dục, thể thao;

+ Quản lý, khai thác và công bố dữ liệu thống kê về thanhniên, chỉ số phát triển thanh niên tại địa phương;

+ Thực hiện công tác thống kê, thông tin, hằng năm báo cáokết quả thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên, gửi Bộ Nội vụ để tổnghợp, báo cáo Chính phủ;

+ Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếunại, tố cáo, kiến nghị về thanh niên;

+ Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp dưới thực hiệnnhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên.

 

Tham khảo:

Luật Thanh niên 2020 được Quốc hội khóaXIV thông qua ngày 16/06/2020

 

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK