HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 7 – SỐ 1
Cập nhật : 15:32 - 27/12/2021


Câu hỏi: Phápluật quy định như thế nào về Thanh niên, về vaitrò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên?

Trảlời:

Căn cứ Điều 1,Điều 4 Luật Thanh niên banhành ngày 16/06/2020:

Thanhniên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

Thanhniên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộcđổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quantrọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tếvà xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thanhniên có quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và phápluật.

 

Câuhỏi: Pháp luật quy địnhnhư thế nào về nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụcủa thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên?

Trảlời:

Điều 5Luật Thanh niên 2020 quy định về nguyên tắc bảo đảmthực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối vớithanh niên như sau:

- Quyền, nghĩa vụ của thanh niên được côngnhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện theo quy định của Hiến pháp vàpháp luật

- Không phân biệt dân tộc, giới tính, thànhphần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp trong thựchiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên.

- Nhà nước, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đìnhvà cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụtheo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

- Chính sách của Nhà nước đối với thanh niênphải bảo đảm mục tiêu phát triển thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên thựchiện, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và phát huy năng lực; được xây dựng hoặclồng ghép trong các chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương.

- Việc xây dựng và thực hiện chính sách củaNhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm sự tham gia của thanh niên; tôn trọng,lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên ViệtNam ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc và giữ gìn, phát huybản sắc văn hóa dân tộc.

- Xử lý kịp thời, nghiêm minh cơ quan, tổchức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm theo quyđịnh của Luật Thanh niên 2020.

 

Câuhỏi: Nguồn lựcthực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên được pháp luật quy định như thế nào?

Trảlời:

Điều 6 Luật Thanh niên 2020 quy định về nguồn lực thực hiệnchính sách của Nhà nước đối với thanh niên như sau:

- Nhà nước bảo đảm nguồn lực để xây dựng vàtổ chức thực hiện chính sách, đối với thanh niên theo quy định của pháp luật.

- Nguồn tàichính bảo đảm thực hiện chính sách đối với thanh niên gồm ngân sách nhà nước;các khoản ủng hộ, viện trợ, tài trợ và đóng góp hợp pháp khác của tổ chức,doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài.

 

Câuhỏi: Ủy ban quốcgia về Thanh niên Việt Nam là gì?

Trảlời:

Điều 7 Luật Thanh niên 2020 quy định:  Ủy ban quốc gia về Thanh niên ViệtNam là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng tư vấn giúp Thủ tướng Chínhphủ về công tác thanh niên. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban quốc gia về Thanhniên Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quy định.

 

Câuhỏi: Vấn đề hợp tác quốc tế về thanh niên được phápluật quy định như thế nào?

Trảlời:

Điều 8 Luật Thanh niên 2020 quy định:

- Hợp tác quốc tế về thanh niên phải bảo đảmnguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phùhợp với pháp luật mỗi nước, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên và thông lệ quốc tế.

- Nội dung hợp tác quốc tế về thanh niên baogồm:

+ Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết và thựchiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về thanh niên; chương trình, dự ánhợp tác quốc tế về thanh niên;

+ Trao đổithông tin, kinh nghiệm quản lý và chính sách, pháp luật về thanh niên;

+ Giao lưu giữa thanh niên Việt Nam với thanhniên các nước.

 

Câu hỏi: ThángThanh niên diễn ra vào khi nào và các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm như thếnào?

Trả lời:

Điều 9Luật Thanh niên 2020 quy định:

- Tháng 3 hằng năm là Tháng Thanh niên. ThángThanh niên được tổ chức nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sángtạo của thanh niên để tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội vàvận động tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển thanh niên.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủtrì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức hoạt độngTháng Thanh niên.

- Chính phủ, chính quyền địa phương các cấpcó trách nhiệm tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, nguồn lực để hỗ trợ ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp tổ chức hoạt động Tháng Thanh niên.Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện, hỗ trợ cho thanhniên tham gia hoạt động Tháng Thanh niên.

 

Câu hỏi: Pháp luậtquy định như thế nào về đối thoại với thanh niên?

Trả lời:

Căn cứĐiều 10 Luật Thanh niên 2020 quy định:

- Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhândân các cấp có trách nhiệm đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm một lần vềcác vấn đề liên quan đến thanh niên; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịlực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêucầu của tổ chức thanh niên quy định tại Luật này.

- Người có trách nhiệm đối thoại với thanhniên quy định tại khoản 1 Điều này chỉ đạo chuẩn bị kế hoạch, chương trình đốithoại và công bố công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tửhoặc niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị chậm nhất là 30 ngày trướcngày tổ chức đối thoại; giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quancó thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên thông qua hoạt động đốithoại.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đốithoại, nội dung kết luận đối thoại phải được công khai trên cổng thông tin điệntử, trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vịvà gửi đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan; trường hợp nội dung đốithoại phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực thì thời hạn này là 15 ngày.

 

Tham khảo:

Luật Thanh niên 2020 được Quốc hội khóaXIV thông qua ngày 16/06/2020

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK