Những giải pháp xuyên suốt để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh (Phần 2)
Cập nhật : 9:36 - 23/07/2021

 

đ) Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Xây dựng cơ chế khuyến khích chuyển giao công nghệ cao,công nghệ sạch và thân thiện môi trường vào Việt nam. Hoàn thiện các quy địnhpháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm hạn chế việc chuyển giao, sử dụng và dần loạibỏ việc đầu tư vào các dự án, công nghệ cũ, lạc hậu, phát thải khí nhà kínhlớn, gây hại cho môi trường.

- Xóa bỏ các rào cản hạn chế sự sáng tạo của con người, tôntrọng đặc thù của lao động sáng tạo; cải thiện chất lượng vốn con người phù hợpvới bối cảnh mới đưa Việt Nam trở thành quốc gia sáng tạo, tăng trưởng xanh dựatrên nền tảng số.

- Tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ, nghiên cứuvà triển khai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và thân thiệnvới môi trường vào các ngành kinh tế xanh.

- Nâng cao năng lực công nghệ để cải thiện lợi thế cạnhtranh quốc gia phù hợp với những thay đổi mạnh mẽ của cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư.

- Số hóa hệ thống dữ liệu, ứng dụng các hệ thống thông tinsố trong quản lý thực hiện, giám sát, đánh giá nhằm thúc đẩy hoạt động xanh hóacác ngành kinh tế và tiêu dùng bền vững.

- Xây dựng Chính phủ số dựa trên phát triển công nghệ thôngtin, hạ tầng số, và chuyển đổi số để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, cungcấp thông tin và dịch vụ hành chính công.

- Thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng chuyển đổisố trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hànghóa, dịch vụ.

- Xây dựng công dân số, đảm bảo công bằng trong tiếp cậncác sản phẩm hàng hóa và dịch vụ số.

e) Lối sống xanh, bền vững

- Đẩymạnh công tác tuyên truyền về "văn hóa sống xanh", xây dựng nếp sốngxanh tiến bộ, văn minh, có trách nhiệm với cộng đồng, đưa nội dung giáo dục vàochương trình giảng dạy các cấp.

- Xâydựng con người có văn hóa sống xanh, khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, phongcách văn hóa sống xanh, nhân rộng các giá trị tốt đẹp, phối hợp giáo dục giữanhà trường, xã hội, gia đình, tăng cường tính tuân thủ pháp luật, có những chếtài mạnh để góp phần xây dựng văn hóa sống xanh và lối sống xanh.

- Hoànthiện thể chế chính sách mua sắm công xanh theo hướng ưu tiên sử dụng dịch vụvà các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, tích hợp các tiêu chímôi trường vào quy trình mua sắm, chú trọng đào tạo phục vụ mua sắm công xanh,ưu đãi các doanh nghiệp sản xuất xanh.

- Nângcao nhận thức về tiêu dùng bền vững, khuyến khích các hộ gia đình sử dụng sảnphẩm.

g) Quản lýchất thải

- Xâydựng các chính sách, chiến lược hỗ trợ nền kinh tế tuần hoàn không chất thải;hỗ trợ triển khai các mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn và nước thải; hỗtrợ phát triển và áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn và nước thải theo hướngchuyển hóa chất thải thành tài nguyên nhằm bảo vệ môi trường và giảm phát thảikhí nhà kính.

- Triểnkhai, thúc đẩy các biện pháp phân loại chất thải rắn tại nguồn, giảm thiểu phátsinh chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải.

- Triểnkhai và nhân rộng các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, thân thiện môitrường theo hướng chuyển hóa chất thải thành tài nguyên.

- Tăngcường quản lý nước thải và bùn thải nhằm bảo vệ môi trường và giảm phát thảikhí nhà kính.

h) Quảnlý tài nguyên nước

Quảnlý, khai thác tài nguyên nước theo hướng tiết kiệm, hài hòa với khả năng cungcấp của các nguồn nước; chủ động tạo nguồn nước, tích trữ, điều hòa, chuyển,phân phối nước giữa các mùa, vùng, lưu vực sông trên phạm vi toàn quốc, bảo đảmvững chắc an ninh nguồn nước.

- Từngbước xây dựng nguyên tắc phân bổ, cung cấp nguồn nước theo cơ chế thị trường,bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng nước.

- Nângcấp, hiện đại hóa, phát triển hệ thống công trình thủy lợi liên kết đồng bộ vớihệ thống kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực khác, bảo đảm năng lực phòngchống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng;đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

- Đẩymạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn, các tổ chức quốc tế trong bảo vệ vàsử dụng hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới.

i) Hợp tác quốc tế

- Tăng cường và nâng cao chất lượng hội nhập kinh tế quốctế để thúc đẩy thực hiện chiến lược. Tạo căn cứ pháp lý và điều kiện thuận lợiđể Việt Nam hợp tác chặt chẽ với các quốc gia, tổ chức quốc tế khi tham gia cáchiệp định thương mại tự do thế hệ mới, thực hiện các cam kết, công ước quốc tếvề bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, kinh tế xanh.

- Chủ động hợp tác về nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, trongđó đặc biệt chú trọng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu tiếpcận khoa học và công nghệ tiên tiến, thực hiện chuyển giao công nghệ, pháttriển nguồn nhân lực cho ngành xanh.

k) Đảm bảocác nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là các nhóm yếu thế như phụ nữ, ngườidân tộc thiểu số, người nghèo, người khuyết tật tiếp cận bình đẳng các cơ sở hạtầng xanh và thông tin, dịch vụ xã hội cơ bản trong quá trình chuyển đối sangnền kinh tế xanh.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK