Thực trạng công tác bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Bộ Nội vụ tổ chức (phần 1)
Cập nhật : 14:59 - 17/12/2020

Nhiệm kỳHội đồng nhân dân 2016-2021, Bộ Nội vụ đã tổ chức 11 lớp bồi dưỡng đại biểu Hộiđồng nhân dân cấp tỉnh. Qua nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng, trao đổi với giảngviên trực tiếp đứng lớp tập huấn, một số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đãtham dự tập huấn, có thể rút ra đánh giá sau:

1.1 Về Chương trình bồi dưỡng

Chương trình bồi dưỡng của Bộ Nội vụ gồm 3nội dung cơ bản:

1) Cung cấp kiến thức về hội nhập quốc tế,về kinh tế xã hội

2) Cung cấp kiến thức về tổ chức chính quyềnđịa phương và Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân

3) Cung cấp kỹ năng hoạt động cho đại biểuHội đồng nhân dân.

Đối tượng bồi dưỡng là đại biểu Hội đồngnhân dân rất đa dạng về độ tuổi (từ 21 đến hơn 70 tuổi), kinh nghiệm công tác(có người chưa tham gia công tác, có người trải qua rất nhiều vị trí công táctrong cơ quan nhà nước, có người chưa từng công tác trong cơ quan nhà nước…),chuyên môn đào tạo (luật, kinh tế, kỹ thuật, xã hội …), trình độ (dưới đại học,đại học, trên đại học);… Do vậy, khi trở thành đại biểu Hội đồng nhân dân, cơquan quyền lực nhà nước ở địa phương, tham gia quyết định các vấn đề quan trọngở địa phương, giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước, với vai trò, vị trí quantrọng như vậy, đại biểu rất cần sớm được cung cấp kiến thức ở năm đầu tiên củanhiệm kỳ và các năm tiếp theo. Với đặc điểm của đại biểu Hội đồng nhân dân nhưvậy, chương trình bồi dưỡng của Bộ Nội vụ đã cung cấp được 3 nhóm kiến thức,trong đó có 2 nhóm kiến thức đầu tiên là thiết yếu với yêu cầu của đại biểu, đólà:

- Nhóm kiến thức pháp luật, gồm cácquy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân vàđại biểu Hội đồng nhân dân. Nhằm cung cấp cho đại biểu nắm được vị trí, vai tròcủa Hội đồng nhân dân, người đại biểu Hội đồng nhân dân; mối quan hệ giữa Hội đồngnhân dân với các cơ quan nhà nước, tổ chức ở trung ương và địa phương; nhiệm vụ,quyền hạn của Hội đồng nhân dân.

- Nhóm kiến thức về kỹ năng cơ bản,đây là kỹ năng mà đại biểu thường sử dụng, giúp cho đại biểu thực hiện tốt nhiệmvụ đại diện cho cử tri, quyết định các vấn đề quan trọng và hoạt động giám sát,như kỹ năng tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, chất vấn, phát biểu …

- Nhóm kiến thức về hội nhập quốc tế vàkinh tế - xã hội cung cấp những thông tin cho đại biểu nhưng chưa phải làkiến thức thực sự cần thiết bởi đây là kiến thức chuyên sâu theo lĩnh vực màtrong hoạt động của đại biểu cần nhiều nhóm kiến thức chuyên sâu như vậy, ví dụkiến thức về ngân sách (dự toán, quyết toán ngân sách); quản lý đất đai; môitrường …

Xét về yêu cầu cung cấp kiến thức cho đạibiểu Hội đồng nhân dân đầu nhiệm kỳ, với thời gian tiến hành bồi dưỡng khoảng2,5 ngày thì chương trình bồi dưỡng của Bộ Nội vụ đã đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu,mong muốn của đại biểu. Bên cạnh những mặt được như đánh giá bên trên, cũng cònnhững vấn đề cần cân nhắc sửa đổi, bổ sung:

- Có nội dung chưa thực sự cần thiết,không phải kiến thức nền mà đại biểu Hội đồng nhân dân cần. Đây là kiến thức bổsung, mở rộng nhằm giúp đại biểu Hội đồng nhân dân có thêm thông tin, kiến thức.Đó là nhóm kiến thức về hội nhập quốc tế và kinh tế - xã hội.

- Chưa có sự cân đối trong chương trình bồidưỡng. Nhóm nội dung về tổ chức bộ máy nhà nước và tổ chức chính quyền địaphương chiếm thời lượng 2 buổi trong tổng số 5 buổi của chương trình bồi dưỡnglà nhiều, chưa kể tới sự chênh lệch ngay trong nội dung về tổ chức chính quyềnđịa phương khi kiến thức về Hội đồng nhân dân, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồngnhân dân không nhiều hơn hẳn kiến thức về Ủy ban nhân dân.

- Chưa phân loại được đối tượng bồi dưỡng.Chương trình bồi dưỡng được áp dụng đồng đều cho các đại biểu Hội đồng nhân dânmà chưa tính tới các nhóm đại biểu Hội đồng nhân dân có các nhu cầu bồi dưỡngkhác nhau. Ví dụ như nhóm đại biểu tái cử (đã có ít nhất một nhiệm kỳ thực hiệnnhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân) và nhóm lần đầu làm đại biểu; nhóm đại biểukiêm nhiệm và nhóm đại biểu chuyên trách.

1.2 Về thời gian, thời điểm tổ chức;đội ngũ giảng viên và phương pháp bồi dưỡng

Vớisố lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gần 4.000 đại biểu, việc tổ chức11 lớp bồi dưỡng dẫn đến số lượng đại biểu tham dự một lớp học rất đông, khócho giảng viên trong việc sử dụng các công cụ, phương pháp giảng khác nhau.

Thờigian một khóa học là 2,5 ngày (5 buổi) cũng phù hợp với tâm lý người học làngười lớn tuổi, đang có nhiều công việc hàng ngày cần giải quyết, xử lý. Nếukéo dài thời gian học sẽ dẫn đến vắng đại biểu, đại biểu khó tiếp thu ở nhữngbuổi cuối, nếu rút ngắn thời gian học thì lượng kiến thức không đủ, lãng phícông sức đại biểu đi lại.

Độingũ giảng viên đều là những người có kinh nghiệm giảng dạy, nhiều người có kinhnghiệm thực tiễn, phương pháp truyền đạt tương đối phù hợp. Tuy nhiên, một sốgiảng viên còn nặng về truyền đạt lý thuyết, truyền đạt luật mà thiếu kinhnghiệm thực tiễn để làm phong phú bài giảng. Có giảng viên sử dụng công cụ hỗtrợ giảng như powerpoint chưa phát huy hết công dụ (ví dụ như còn trình bàynhiều chữ, chữ nhỏ, ít hình ảnh, không phù hợp với không gian rộng, người họctrên 100 người).

Độingũ giảng viên có kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy, tuy nhiên, việc giảngcho người lớn tuổi đã đi làm, có nhiều trình độ khác nhau, độ tuổi khác nhau,kiến thức xã hội khác nhau, … đòi hỏi phương pháp phù hợp.

-Đội ngũ giảng viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, số ít giảng viênsử dụng thêm phương pháp phù hợp với người học là người lớn tuổi như phươngpháp hỏi – đáp, đóng vai, … Việc bồi dưỡng cho người lớn tuổi, đặc biệt trìnhđộ, độ tuổi và khả năng tiếp thu khác nhau (có người mới đi làm, có người làGiám đốc sở, ngành, lãnh đạo tỉnh, huyện …) đòi hỏi phải sử dụng phương phápgiảng dạy phù hợp, hấp dẫn, lấy người học làm trung tâm.

-Năm buổi học liên tục, nếu cả 5 giảng viên chỉ sử dụng phương pháp thuyết trìnhthì xét về từng buổi học không có vấn đề nhưng xét cả khóa học thì người nghecàng về cuối càng khó tiếp thu.

(Còn tiếp)
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK