QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Cập nhật : 10:02 - 17/09/2019
Người đứng đầu đóng vai trò quyết định đối với sự hoạt động hiệu lực, hiệu quả của mỗi tổ chức mà họ đứng đầu. Trong hệ thống các cơ quan nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước giữ vai trò là trung tâm của bộ máy nhà nước, là cơ quan trực tiếp triển khai các chính sách, pháp luật vào thực tiễn đời sống, có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, địa phương, ngành, lĩnh vực. Do đó, những đòi hỏi về việc thực hiện trách nhiệm của người dân đối với nhà nước trước hết đặt lên vai các cơ quan hành chính nhà nước mà người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là đại diện. 

Bên cạnh những mặt đã đạt được, thực tiễn thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước còn nhiều hạn chế. Hiện nay, văn hóa trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ công chức nói chung và những người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước nhìn chung còn thiếu vắng . Nhiều vấn đề, vụ việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện với ý thức trách nhiệm thấp gây bức xúc trong xã hội, làm suy giảm uy tín của bộ máy nhà nước và gây mất lòng tin của người dân. Trên các phương tiện truyền thông, và trong suy nghĩ của mỗi người, một câu hỏi rất thường xuyên được đặt ra, đó là: để xảy ra những điều đó, trách nhiệm thuộc về ai?
Cho đến nay, có khá nhiều văn bản pháp luật quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước. 

Luật Tổ chức Chính phủ đã quy định 2 nguyên tắc quan trọng trong hoạt động của Chính phủ, đó là nguyên tắc “tập trung dân chủ” và “đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu”. Cụ thể, tại khoản 1 và khoản 2, Điều 5 Luật Tổ chức Chính phủ về Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ nêu rõ:
“1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.
2. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu” .
Luật Tổ chức chính quyền địa phương, tại khoản 4, Điều 5 về Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương quy định: “Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân” .

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 và được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 211/2013/NĐ-CP, quy định về chế độ trách nhiệm với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ. Tuy nhiên, trong nghị định không có sự phân định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước hoạt động theo nguyên tắc thủ trưởng và người đứng đầu cơ quan nhà nước hoạt động theo nguyên tắc tập thể. 

Luật Cán bộ, công chức năm 2008 có 1 điều quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu. Cụ thể, tại Điều 10 của Luật này quy định: “Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này, cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;
3. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;
5. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.” 

Một cách khái quát, căn cứ vào những quy định pháp luật nêu trên, người đứng cơ quan hành chính nhà nước có ba loại hình trách nhiệm cơ bản là: trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức. Ba loại hình trách nhiệm này có sự phân biệt tương đối đồng thời có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, được cụ thể theo bảng dưới đây : 

Loại hình trách nhiệm

Nội dung trách nhiệm

Biểu hiện thực hiện tốt trách nhiệm

Chế tài

Chính trị

Chính sách và tổ chức thực thi chính sách

- Chính sách tốt, làm “đẹp lòng” cử tri, nhận được tín nhiệm cao.

- Sẵn sàng từ chức khi thực hiện không tốt vị trí đứng đầu

Bất tín nhiệm dẫn đến bị bãi nhiệm/phải từ chức

Pháp lý

Hành vi thực hiện đúng quy định về trách nhiệm

- Thực hiện đúng quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn, kết quả, quy trình công vụ.

- Chịu các hình thức trách nhiệm pháp lý (kỷ luật, dân sự, vật chất, hình sự) đúng với tính chất, mức độ hành vi.

Kỷ luật, dân sự, vật chất, hình sự

Đạo đức

Thái độ, hành vi thực hiện quy phạm đạo đức về trách nhiệm

- Thực hiện tốt quy phạm đạo đức về trách nhiệm công vụ: cần kiệm liêm chính, chấp hành quy định của nhà nước, phục vụ nhân dân.

- Khi làm sai: xấu hổ, nhận lỗi, xin lỗi, thực hiện trách nhiệm tốt hơn, từ chức

- Dư luận lên án

- Cảm giác tội lỗi, lương tâm cắn rứt



Nhìn chung, quy định của pháp luật về trách nhiệm người đứng đầu còn khá đơn giản chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. Mới chỉ dừng ở Nghị định Chính phủ, nội dung cũng không rõ và cụ thể để có thể quy được trách nhiệm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. 

Muốn nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, việc thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, không có “vùng cấm” như hiện nay. Có như vậy thì người đứng đầu mới nhận thức được vị trí của mình ở đâu, mình phải làm gì và làm như thế nào; quyền lực mà nhà nước trao cho mình là để thực hiện sứ mệnh phụng sự cho tổ quốc, cho nhân dân chứ không phải để mình thỏa mãn tham vọng cá nhân. 

TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK