CƠ CẤU, TỔ CHỨC QUỐC HỘI HOA KỲ (PHẦN 1)
Cập nhật : 17:00 - 28/12/2021


1. Số lượng đại biểu, độ tuổi ứng cử

Ngay tại Khoản 1 Điều 1 Hiến pháp Hợp chủngquốc Hoa kỳ đã quy định: Toàn bộ quyền lực lập pháp được thừa nhận tại bản Hiến phápnày sẽ được trao cho Quốc hội Hoa Kỳ. Quốc hội gồm có Thượng viện và Hạ viện.

Theođó, tiêu chuẩn và yêu cầu đối với Nghị sĩ của hai viện này cũng không quá phứctạp. Cụ thể:

Yêu cầu

Hạ viện

Thượng viện

Độ tuổi

Từ đủ 27 tuổi

Từ đủ 30 tuổi trở lên

Số lượng

435 người[1] (dựa vào số dân của mỗi bang, mỗi hạ nghị sĩ sẽ đại diện cho không quá 30.000 người nhưng
mỗi bang sẽ có ít nhất một Hạ Nghị sĩ)

100 người

2. Cách thức bầu đại biểu

Trái ngược với sự phức tạp của cách thứcbầu cử Tổng thống, cách thức bầu cử Nghị sĩ của 2 Viện khá đơn giản. Hạ Nghị sĩvà Thượng Nghị sĩ đều được lựa chọn thông qua hình thức bầu cử phổ thông (ngườiđược chọn là người nhận được đa số phiếu)[2].Thời gian, địa điểm và cách thức bầu cử Nghị sĩ sẽ do từng bang quy định (theoKhoản 4 Điều 1 Hiến pháp Hoa Kỳ). Ngoài ra, đối với trường hợp vị trí ThượngNghị sĩ của một bang còn trống và nếu luật của bang đó cho phép thì Thống đốchoặc cơ quan hành pháp của bang đó có thể tạm thời bổ nhiệm một Thượng Nghị sĩcho đến khi cuộc tổng tuyển cử diễn ra (theo Tu chính án XVII của Hiến pháp HoaKỳ)

3.  Tổ chức các Ủy ban

Hiến phápHoa Kỳ không quy định về việc thành lập các Ủy ban của Quốc hội. Trước đây, Quốchội đầu tiên của Hoa Kỳ chưa có các Ủy ban mà chỉ có những nhóm đặc biệt, tạmthời, được thành lập vì những nhiệm vụ cụ thể. Hiện nay do khối lượng và mức độphức tạp của công việc, số lượng và phân loại các Ủy ban của 2 Viện đều khá đadạng và được chia ra làm 3 loại: Ủy ban thường trực, Ủy ban hỗn hợp và Ủy ban đặcbiệt.

Hiện tại, mỗiViện đều có 20 Ủy ban thường trực được liệt kê trong bảng sau cùng với tên của15 Bộ trong Nội các và chức năng đặc biệt của một số Ủy ban như sau:

STT

Ủy ban

Hạ viện[3]

Ủy ban Thượng viện[4]

Các Bộ trong Nội các[5]

Chức năng đặc biệt của
một số Ủy ban

Nông nghiệp

Nông nghiệp, Dinh dưỡng và Lâm nghiệp

Bộ Nông nghiệp

Chuẩn chi

Chuẩn chi

Bộ Nội vụ

Vai trò của Ủy ban được định nghĩa trong Hiến pháp: đảm bảo các khoản chi từ Ngân khố Liên bang phải phù hợp với Luật pháp[6]

Quân lực

Quân lực

Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh

Ngân sách

Ngân sách

Bộ Ngân khố

Giáo dục và Lao động

Y tế, Giáo dục, Lao động và Hưu trí

Bộ Lao động

Năng lượng và Thương mại

Thương mại, Khoa học và Giao thông Vận tải

Bộ Thương mại

Dịch vụ Tài chính

 

Ủy ban này của Hạ viện có vai trò giám sát các hoạt động liên quan đến nhà ở quốc gia, dịch vụ tài chính, như: ngân hàng, bất động sản, nhà công, nhà cho người thu nhập thấp; đánh giá các dự luật và chương trình liên quan đến Bộ Nhà ở và phát triển đô thị, Ngân hàng dự trữ quốc gia…; đảm bảo việc thi hành của luật nhà ở và những luật bảo vệ người tiêu dùng.[7]

Ngoại giao

Quan hệ đối ngoại

Bộ Ngoại giao

An ninh nội địa

An ninh nội địa  và công việc Chính phủ

Bộ An ninh nội địa

Ủy ban có thẩm quyền trong các vấn đề an ninh quốc gia. Ủy ban này được thành lập năm 2002, sau sự cố ngày 11/9/2001[8]

Quản lý nhà ở  

Ngân hàng, Nhà ở và các vấn đề đô thị

Bộ Nhà ở và các vấn đề đô thị

Tư pháp

Tư pháp

Bộ Tư pháp

Tài nguyên thiên nhiên

Năng lượng và Tài nguyên thiên nhiên

Bộ năng lượng

Giám sát và Sửa đổi

Tình báo

Bộ Quốc phòng

Ủy ban này trong Hạ viện có trách nhiệm điều tra các chủ thể nằm trong quyền lập pháp của Ủy ban và điều tra các vấn đề nằm trong quyền lập pháp của các Ủy ban Hạ viện khác[9].

Ủy ban trong Thượng viện có trách nhiệm giám sát và nghiên cứu các hoạt động, chương trình tình báo của Chính phủ Hoa Kỳ, đưa ra đề xuất cho quá trình lập pháp, báo cáo các hoạt động, chương trình tình báo, giám sát các chương trình tình báo để đảm bảo tính hợp hiến và hợp pháp.[10]

Luật lệ

Luật lệ và Hành chính  

Bộ Giáo dục

Cựu chiến binh

Vấn đề của Cựu chiến binh

Bộ các vấn đề của Cựu chiến binh

Ủy ban này trong Hạ viện có quyền lập pháp liên quan đến Cựu chiến binh: chăm sóc sức khỏe, đền bù, phục hồi nghề nghiệp, giáo dục, bảo hiểm nhân thọ….[11]

Đối với Thượng viện, Ủy ban tập trung vào các dự luật cho Cựu chiến binh, vấn đề quân sự và vũ khí; các dự luật sửa đổi bổ sung Đạo luật Quân đội và Cựu chiến binh của bang; giám sát các chương trình, kế hoạch thuộc Cơ quan Cựu chiến binh và Cơ quan quân sự của California.[12]

Giao thông vận tải và Hạ tầng

Luật lệ và Hành chính  

Bộ Giao thông Vận tải

Đạo đức

Đạo đức

Ủy ban này có trách nhiệm giám sát các chuyến du lịch, quà tặng, vấn đề tài chính, nguồn thu nhập và các quy tắc khác; tư vấn cho Nghị sĩ, cố vấn và điều tra các hành vi có khả năng  vi phạm đạo đức.[13]

Khoa học, Không gian và Công nghệ

Môi trường và Công trình công cộng

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ và tinh thần kinh doanh

Ủy ban trong Hạ viện có vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp mới và nhỏ tiếp cận với các nguồn vay, nguồn tín dụng và nguồn vốn; chủ trương tán hành việc giảm thuế và đánh thuế công bằng; mở cửa cho các doanh nghiệp trên thị trường liên bang, giảm tải các công việc giấy tờ phiền hà và hỗ trợ doanh nghiệp các công cụ cần thiết để họ chăm lo cho nhân viên và phát triển công ty.[14]

Đối với Thượng viện: Ủy ban có vai trò trong các dự án luật, kiến nghị và các vấn đề khác liên quan đến quản lý doanh nghiệp nhỏ; nghiên cứu và khảo sát các vấn đề của doanh nghiệp nhỏ.[15]

Phương tiện và Cách thức

Tài chính

Ủy ban có quyền lập pháp liên quan đến thu nhập và các vấn đề khác như: thuế quan, thỏa thuận thương mại, trái phiếu nợ Chính phủ[16] và các chương trình khác (đối với Hạ viện) như an sinh xã hội, bảo hiểm thất nghiệp)[17]

Các vấn đề của người Anhđiêng

Ủy ban này phụ trách nghiên cứu các vấn đề và cơ hội liên quan đến người Anhđiêng: quản lý đất, nghĩa vụ tin tưởng, y tế, giáo dịch, các dịch vụ đặc biệt, chương trình cho vay, và các kiến nghị của người Anhđiêng lên Chính phủ.[18]

 


 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.       “Quốchội trong nhà nước pháp quyền Cộng hòa liên bang Đức”, NXB Chính trị Quốc gia

2.       Trung tâm Nghiên cứu khoa học, “Tổ chức Quốc hội ở một số nước trên thế giới”.

3.       Congressional Salaries and Allowances: InBrief tại website: https://crsreports.congress.gov/product/pdf/RL/RL30064

4.       Congressional, State, and Local Elections, tại website https://www.usa.gov/midterm-state-and-local-elections

5.       Direct Election of Senators, tại website Thượng viện HoaKỳ: https://www.senate.gov/artandhistory/history/common/briefing/Direct_Election_Senators.htm

6.       Hiến pháp Hoa Kỳ, tại:https://www.law.cornell.edu/constitution

7.       How a Bill Becomes a Law, tại website:https://www.ushistory.org/gov/6e.asp

8.       How Our Laws Are Made, tại website của Quốc hội HoaKỳ: https://www.congress.gov /help/learn-about-the-legislative-process/how-our-laws-are-made

9.      Introductionto the Legislative Process in the U.S. Congress, tạiwebsite:https://crsreports.congress.gov/product/pdf/R/R42843

10.  Secretaryof the Senate: Legislative and Administrative Duties, tại website: https://crsreports.congress.gov /product/pdf/RS/98-747



[1]https://www.house.gov/representatives

[2]https://bensguide.gpo.gov/election-of-representatives?highlight=WyJlbGVjdGlvbnMiXQ==

[3]https://www.house.gov/committees

[4]https://www.senate.gov/committees/

[5]https://www.whitehouse.gov/about-the-white-house/our-government/the-executive-branch/

[6]https://www.appropriations.senate.gov/about/jurisdiction vàhttps://appropriations.house.gov/about

[7]https://financialservices.house.gov/about/

[8]https://homeland.house.gov/about/committee-history

[9]https://oversight.house.gov/about

[10]https://www.intelligence.senate.gov/about

[11]https://veterans.house.gov/our-jurisdiction

[12]https://svet.senate.ca.gov/

[13] https://ethics.house.gov/about/committee-history và https://www.ethics.senate.gov/public/index.cfm/aboutus

[14]https://smallbusiness.house.gov/about/

[15]https://www.sbc.senate.gov/public/index.cfm/jurisdiction

[16]https://www.finance.senate.gov/about/jurisdiction

[17]https://waysandmeans.house.gov/about/jurisdiction-and-rules

[18]https://www.indian.senate.gov/about/committee-jurisdiction

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK