Thực trạng công tác hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2016-2020

 

Xuất khẩu laođộng trên địa bàn các huyện nghèo, xã nghèo không chỉ giúp lao động nông thôncó cơ hội việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo nhanh, bền vững, thúc đẩy pháttriển kinh tế - xã hội địa phương mà còn là hướng đi giúp nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, rèn luyện kỹ năng và tác phong lao động công nghiệp. Trongnhững năm gần đây, số lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày một tăng, trungbình khoảng 8-10%/năm, trong đó gia tăng mạnh mẽ số lượng lao động đi làm việctại các nước có thu nhập tốt và ổn định như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc (các thịtrường này chiếm tới 95% số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài hàng năm).

Một số địaphương đã thực hiện tốt công tác vận động, tư vấn đưa người lao động đi làmviệc ở nước ngoài. Các cấp chính quyền từ tỉnh tới thôn, bản đã vào cuộc, phốihợp với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội vận động và tạo điềukiện thuận lợi để người lao động tham gia đào tạo, vay vốn và xuất cảnh đi làmviệc ở nước ngoài. Người lao động thuộc đối tượng tham gia đào tạo để đi làmviệc ở nước ngoài không chỉ được hỗ trợ tiền (đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồidưỡng kiến thức cần thiết, đi lại, ăn, sinh hoạt phí và tiền ở trong thời gianđào tạo) và các chi phí để đi làm việc ở nước ngoài (khám sức khỏe, làm thịthực, hộ chiếu, lý lịch tư pháp) mà còn được vay vốn tại Ngân hàng Chính sáchxã hội với lãi suất ưu đãi và không phải thực hiện đảm bảo tiền vay để đi làmviệc ở nước ngoài theo quy định[1]. 

Trong giaiđoạn 2016-2019, có 5.429 lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ tham gia đào tạovà làm các thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó 2.649lao động xuất cảnh đi làm việc tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Algieria, ĐàiLoan.

Tập huấn hơn 18 nghìn lượt cán bộ và tuyên truyền viên cơ sởlàm công tác tư vấn nâng cao năng lực trong lĩnh vực đưa người lao động đi làmviệc ở nước ngoài theo hợp đồng và tư vấn khoảng 16 nghìn lượt lao động đi làmviệc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc tư vấn giới thiệu việc làm sau khi vềnước.

Các chínhsách hỗ trợ vay vốn ưu đãi trong giai đoạn 2016-2020 đã phát huy tác dụng, giúpngười lao động và gia đình giải quyết các vướng mắc trong việc vay vốn, mở racơ hội đi làm việc ở nước ngoài.

Công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chínhsách, pháp luật và các nội dung hỗ trợ đối với người lao động tham gia đào tạovà đi làm việc ở nước ngoài được phổ biến rộng rãi trên địa bàn các huyệnnghèo, xã nghèo với các hình thức đa dạng, từ việc cung cấp thông tin thông quacác ấn phẩm truyền thông như tờ rơi, áp phích, sổ tay về thị trường tiếp nhậnlao động Việt Nam đến hình thức thông tin qua các phương tiện thông tin đạichúng như phóng sự phát thanh, loa đài, truyền hình, báo viết đã góp phần giúpcho người lao động có sự lựa chọn đúng đắn cho việc vươn lên thoát nghèo bền vững.

Bên cạnhnhững kết quả đạt được, công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn các huyệnnghèo, xã nghèo thời gian qua vẫn bộc lộ những mặt hạn chế như:

- Số lao độngđi làm việc ở nước ngoài ngày một tăng mạnh, tuy nhiên số lượng lao động làngười dân tộc thiểu số tại các vùng đặc biệt khó khăn đi làm việc ở nước ngoàicòn chưa cao. Ngoài lý do chủ quan từ phía người lao động như tâm lý ngại đixa, ngại tham gia đào tạo, sức khỏe không đảm bảo thì còn có các nguyên nhânkhác như người lao động chủ yếu là lao động chính của gia đình, khi tham giađào tạo thì bản thân gia đình họ mất đi một khoản thu nhập trong thời gian chưaxuất cảnh, do đó cũng gây trở ngại khó khăn.

- Số lượnglao động tại các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển đilàm việc ở nước ngoài chiếm tỷ lệ nhỏ, do người lao động tại các vùng đặc biệtkhó khăn chưa đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, tay nghề, ngoại ngữ, tác phong để đilàm việc tại các thị trường có thu nhập cao như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.Đối với các thị trường có mức thu nhập trungbình như Trung Đông, Malaysia không thu hút được người lao động tham gia.

- Cơ chế hỗ trợ người lao động thông qua hình thức đặthàng đào tạo dẫn đến một số phát sinh vướng mắc trong quá trình triển khai thựchiện như: người lao độngthuộc đối tượng tham gia đào tạo để đi làm việc ở nước ngoài ít hoặc không cùngmột thời điểm, đăng ký đi làm việc tại các thị trường khác nhau, ngành nghề làmviệc khác nhau, do đó không đủ số lượng để mở lớp và thực hiện đặt hàng đàotạo; đa số các doanhnghiệp đều có trụ sở và tổ chức đào tạo tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, đây cũnglà khó trong việc đặt hàng và theo dõi, giám sát tình hình tổ chức đào tạo vàhỗ trợ người lao động.

- Các chínhsách hỗ trợ vay vốn ưu đãi trong giai đoạn này đã giúp người lao động và giađình giải quyết các vướng mắc trong việc vay vốn, mở ra cơ hội để đi làm việc ởnước ngoài: người lao động đi làm việc ở nước ngoài hiện nay chủ yếu đi làmviệc ở các thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, chi phíđể đi làm việc ở nước ngoài khoảng 80-100 triệu đồng. Tuy nhiên, trong giaiđoạn từ năm 2018 trở về trước người lao động phải có tài sản đảm bảo đối vớicác khoản vay trên 50 triệu đồng, đây là một trong những khó khăn đối với ngườilao động (riêng đối với người lao động thuộc các huyện nghèo được vay 100% chiphí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không cần thực hiện đảm bảo tiềnvay). Từ tháng 11/2019, Ngân hàng Chính sách xã hội đã nâng mức vay không cầntài sản đảm bảo lên mức 100 triệu đồng đối với người lao động đi làm việc ởnước ngoài, đây là một tín hiệu tốt trong việc giải quyết các khó khăn củangười lao động từ đó thúc đẩy hoạt động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Một số địaphương, chính quyền còn chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của lao độngđi làm việc ở nước ngoài trong việc tạo thu nhập, chuyển đổi nghề nghiệp chongười lao động, do đó, phong trào đi làm việc ở nước ngoài tại một số địaphương còn chưa mạnh, số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hạnchế.

- Người lao động sau khi vềnước có một khoản vốn nhất định; tuynhiên, nhiều lao động sử dụng số tiền này chưa hiệu quả. Việc định hướng khởinghiệp cho người lao động sau khi về nước gặp nhiều khó khăn do nhận thức vàphong tục đã ăn sâu vào suy nghĩ. Nhiều người lao động dùng tiền tiết kiệm đượcsau khi về nước để xây nhà, mua sắm đồ dùng trong gia đình mà không đầu tư vàocông việc trong tương lai như kinh doanh hoặc nâng cao tay nghề.

 

Tham khảo:

Báo cáo số 145/BC-CP của Chính phủngày 21/5/2021 về việc Đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc giaGiảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 – 2025

 



[1] Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg ngày 09/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ vềtín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài đếnnăm 2020

Cập nhật : 16:37 - 30/12/2021
In trang này Click here to Print it!