Một số tồn tại, hạn chế trong công tác giảm nghèo bền vững


Trong những năm qua, chủ trương giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước quantâm, đạt được nhiều thành tựu quan trọng và kinh nghiệm trong xây dựng và tổ chứcthực hiện. Giảm nghèo bền vững đã trở thành chính sách nền tảng, xuyên suốt,luôn được cập nhật, bổ sung trong hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xãhội của Đảng và Nhà nước ta.

Sau gần 10 năm thực hiện 02 giai đoạn của Chương trình giảm nghèo bềnvững, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hầu hết các mục tiêu đãđề ra đều đạt được và vượt mức kế hoạch. Từ năm 2016, Chuẩn nghèo mới, tiếp cậnđa chiều được áp dụng để đo lường tình trạng nghèo của hộ gia đình mộtcách đầy đủ và tổng thể. Bên cạnh yếu tố thu nhập, sự thiếu hụt tiếp cận dịchvụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường vàtiếp cận thông tin truyền thông) được đưa vào đánh giá tình trạng hộ nghèo. Cácchính sách giảm nghèo đã từng bước được điều chỉnh theo hướng ưu tiên cả cho hộnghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; ngoài các chính sách hỗ trợ đối vớihộ nghèo, Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế cho hộ cậnnghèo, chính sách cho vay vốn tín dụng ưu đãi, chính sách hỗ trợ sản xuất, tạosinh kế đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Giảm nghèo đã gắn kết với tạosinh kế, việc làm, đào tạo nghề và xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựuđạt được, Chương trình giảm nghèo còn nhiều tồn tại, hạn chế, cụ thể:

- Kết quảgiảm nghèo thời gian qua chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo và phát sinh hộ nghèocòn cao. Tỷ lệ tái nghèo trong 5 năm2016-2020 bình quân 3,74%/năm so với tổng số hộ thoát nghèo (giai đoạn trước tỷlệ tái nghèo khoảng 12%/năm). Tỷ lệ hộ nghèo phát sinh hàng năm đã giảm dầnnhưng còn tương đối lớn, trung bình giai đoạn 2016-2020 bằng 20,88% so với tổngsố hộ thoát nghèo (năm 2016 là 29,8%; năm 2017 là 23,0%; năm 2018 là 17,7%; năm2019 là 14,08%; năm 2020 là 19,1%), do tách hộ từ hộ nghèo và các rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, giá cảthị trường, ốm đau bệnh tật, tai nạn, vay nợ.

- Theo chuẩnnghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020, tại thời điểm năm 2021, tiêu chíthu nhập chỉ bằng 40% mức sống tối thiểu nhưng cả nước vẫn còn gần 1,8 triệu hộnghèo và hộ cận nghèo (trong đó còn gần 1 triệu hộ cận nghèo); một số xã có tỷlệ nghèo vẫn còn trên 40%, cá biệt có nơi còn gần 60%. Các huyện nghèo là địabàn tập trung đông hộ nghèo, đang là vùng “lõi nghèo” của cả nước với tỷ lệnghèo cuối năm 2020 còn 23,42%; trong đó, một số huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao từ40%-50% như các huyện: Mường Nhé (59,97%),Nậm Pồ (51,74%), Điện Biên Đông (45,22%), Tủa Chùa (46,77%) thuộc tỉnh ĐiệnBiên; huyện Kỳ Sơn (42,21%) thuộc tỉnh Nghệ An; huyện Ia H'Drai (41,43%) thuộctỉnh Kon Tum; một số huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 35% như huyện Mèo Vạc(35,99%) thuộc tỉnh Hà Giang; Bảo Lạc (35,62%) thuộc tỉnh Cao Bằng; Pác Nặm(36,55%) thuộc tỉnh Bắc Kạn; Trạm Tấu (36,13%) thuộc tỉnh Yên Bái; Mường Lát(37,65%) thuộc tỉnh Thanh Hóa; Trà Bồng (35,32%) thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

- Một sốhuyện nghèo khác có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn nhóm các huyện nêu trên nhưng điềukiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, đời sống và thu nhập của người dân trênđịa bàn vẫn còn rất khó khăn, nhất là các huyện nghèo thuộc các tỉnh ở vùngMiền núi Tây Bắc, Miền núi Đông Bắc, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên. Hệ thốngcơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội có tính kết nối vùng giữa các huyện nghèo, xãĐBKK với các khu vực trung tâm và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển còn rất hạn chế, ảnh hưởng đến hiệuquả sản xuất, lưu thông hàng hóa, tiếp cận việc làm, tiếp cận các dịch vụ xãhội cơ bản của người dân và khả năng thoát nghèo của người dân, khả năng thoátkhỏi tình trạng khó khăn của địa bàn nghèo.

- Sự phân hóa giàu nghèo trong các tầng lớp dân cư có xu hướng gia tăngqua số liệu về chênh lệch thu nhập giữa nhóm 5 (20% dân số giàu nhất) và nhóm 1(20% dân số nghèo nhất)của 2014 là 9,7 lần tăng lên 10 lần vào năm 2018. Hệ số GINI (theo thu nhập)của Việt Nam trong giai đoạn 2014-2018 ở mức 0,4 là mức bất bình đẳng trungbình so với các nước trên thế giới. Tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếmtrên 61,28% tổng số hộ nghèo trong cả nước (cuối năm 2020), thu nhập bình quâncủa hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 2/5 mức thu nhập bình quân của cả nước. Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên,thiên nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, trong khi các đầutư, hỗ trợ cho giải pháp thoát nghèo gắn với sinh kế bền vững, giảm thiếu hụttiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo còn chưa đạt hiệu quả mong muốn.

- Thực trạngnghèo đói, thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở nước ta vẫn ở mức cao và phân bố không đồng đềugiữa các vùng miền, có xu hướng tập trung rõ rệt ở vùng nông thôn, miền núi,vùng đồng bào dân tộc, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, nơi mà điều kiện tựnhiên rất khó khăn và chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, kinh tế - xãhội chậm phát triển so với các vùng miền khác trong cả nước.

- Chuẩn nghèovề thu nhập bằng 70% chuẩn mức sống tối thiểu tại thời điểm năm 2015 (với mức 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị) đã rất lạc hậu, vẫn tiếp tục thựchiện năm 2021 do khả năng bố trí ngân sách thực hiện cơ chế, chính sách giảmnghèo gặp nhiều khó khăn; chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm chưa được quy địnhtrong chuẩn nghèo quốc gia mặc dù đây là chiều phản ánh thu nhập và điều kiệnbảo đảm ổn định cuộc sống của người dân; chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bảnvề y tế chưa được đo lường bằng chỉ số dinh dưỡng, chưa phù hợp với xu thếchung của quốc tế. Một số chỉ số đo lường tiếp cận nghèo đa chiều chưa cụ thể,khó đo lường, khó xác định khi thực hiện hoặc không còn phù hợp với điều kiệnkinh tế - xã hội giai đoạn tới (gồm chỉ số tiếp cận các dịch vụ y tế, trình độgiáo dục của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em, nguồn nước sinh hoạt vàvệ sinh, tiếp cận thông tin). Thực tiễn áp dụng chuẩn nghèo chưa phân loạichính xác các nhóm hộ nghèo theo nhu cầu cần hỗ trợ, phản ánh các đặc điểm nổibật của hộ; đặc biệt là nhóm hộ nghèo “kinh niên” thuộc đối tượng bảo trợ xãhội nên thiếu các cơ chế, chính sách, giải pháp tác động phù hợp.

Trong công tác hỗtrợ phát triển sản xuất nông nghiệp cho người nghèo (hộnghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo) giai đoạn 2016-2020 đã được triển khai đồngbộ, hỗ trợ theo dự án sản xuất kết nối với thị trường, gắn việc hỗ trợ pháttriển sản xuất với vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội và đối ứng của ngườidân. Tuy nhiên, đa sốngười nghèo còn thiếu kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật sản xuất, thiếu vốn và kinhnghiệm làm ăn, nhất là người dân sinh sống ở các huyện nghèo và xã đặc biệt khókhăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; một số địa phương giữ tập quán canhtác cũ, thiếu hiệu quả; các hộ gia đình sản xuất, chăn nuôi nhỏ, lẻ, manh mún;sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi chưa tìm được đầu ra; các địa phương chưa tạođược sự kết nối giữa sản xuất với thị trường, chưa hình thành chuỗi liên kếtgiá trị nên hiệu quả thoát nghèo gắn với hỗ trợ phát triển sản xuất sinh kế bềnvững cho người nghèo còn thấp.

Vì vậy, thờigian tới cần nghiêm túc thực hiện quan điểm củaĐảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững; cả nước chung tay vì người nghèo, khôngđể ai bị bỏ lại phía sau. Xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình Mục tiêuquốc gia Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2030 theo hướngtoàn diện, bao trùm, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Thực hiện giảm nghèotheo tiếp cận đa chiều, bền vững nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Tham khảo:

1. Báo cáo số 145/BC-CP của Chính phủngày 21/5/2021 về việc Đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc giaGiảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 – 2025

2. http://www.cema.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/thuc-hien-muc-tieu-giam-ngheo-da-chieu-bao-trum-ben-vung-giai-doan-2021-2025.htm

3. http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/chuong-trinh-giam-ngheo-ben-vung-o-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap.html

 

Cập nhật : 16:35 - 30/12/2021
In trang này Click here to Print it!