CƠ CẤU TỔ CHỨC NGHỊ VIỆN CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC (PHẦN 3)


 

7.Quy trình thông qua luật

Theo Khoản 1 Điều 76 Hiến pháp liên bang, Chính phủ liênbang, Hội đồng liên bang (Bundesrat – gần như tương đương với Thượng viện) vàcác Nghị sĩ Quốc hội liên bang có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội liên bang. Đốivới dự án luật của Chính phủ liên bang, trước khi trình lên Quốc hội liên bang,phải được gửi xin ý kiến của Hội đồng liên bang. Quy định này cũng áp dụngtương tự đối với dự án luật của Hội đồng liên bang (phải xin ý kiến của Chínhphủ liên bang).

Quy trình thông qua luậtở Quốc hội liên bang nhìn chung có 03 lần thảo luận:

Lần thảo luận thứ nhất: Quốc hội liên bang chỉ cho ý kiến về những vấn đềlớn có tính chất nguyên tắc của dự án luật. Trong giai đoạn này, các Nghị sĩkhông được đưa ra những kiến nghị cụ thể về nội dung của dự án để thảo luận, vàQuốc hội liên bang không bác bỏ dự thảo luật hoặc hạn chế việc tiếp tục đưa dựán luật ra thảo luận ở lần sau.

Sau khi thảo luận, Quốchội liên bang có thể giao cho một Ủy ban của Quốc hội liên bang thảo luận vàcho ý kiến. Sau khi thảo luận, Ủy ban dự thảo nghị quyết của Quốc hội liên bangvà lập báo cáo thẩm tra của Ủy ban về dự luật trình Quốc hội liên bang

Lần thảo luật thứ hai: Chủ nhiệm Ủy ban được giao thảo luận và cho ý kiếnvề dự án luật, đọc báo cáo thẩm tra của Ủy ban.. Đối tượng và cơ sở để Quốc hộiliên bang thảo luận và thông qua là dự thảo luật đã được Ủy ban của Quốc hộiliên bang chỉnh lý.

Trong lần thảo luận này,Quốc hội liên bang có thể quyết định thảo luận cùng một lúc nhiều vấn đề cụ thểhoặc từng phần của từng vấn đề cụ thể hoặc nhiều kiến nghị sửa đổi, bổ sung vềcùng một vấn đề.

Nếu trong lần thảo luậnthứ hai này mà tất cả các phần của dự thảo luật bị bác bỏ thì dự thảo luật đượccoi là không được thông qua và không được tiếp tục thảo luận.

Lần thảo luận thứ ba: Lần thảo luận này sẽ được tiến hành ngay nếu tronglần thảo luận thứ hai không có sửa đổi, bổ sung hoặc nếu có sửa đổi bổ sung thìngay sau ngày thứ hai kể từ khi bản dự thảo luật sau khi chỉnh lý đã được gửi đếncác Nghị sĩ Quốc hội liên bang.

Kiến nghị sửa đổi, bổsung dự thảo luật lần này phải được một đảng đoàn trong Quốc hội liên bang gồmnhững Nghị sĩ Quốc hội liên bang của đảng hoặc 5% thành viên của Quốc hội liênbang đề nghị; chỉ được kiến nghị sửa đổi bổ sung những vấn đề mà trong lần thảoluận thứ hai đã thống nhất cần sửa đổi, bổ sung; Quốc hội liên bang cũng chỉcho ý kiến về những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.

Sau khi kết thúc việc thảoluận lần thứ ba thì dự thảo luật sẽ được tiến hành thông qua toàn bộ ngay, nếucác quyết định thông qua từng vấn đề, từng phần trong lần thảo luận thứ haikhông thay đổi.

Nếu các quyết định nàycó sự thay đổi, bổ sung và theo đề nghị của một đảng đoàn trong Quốc hội liênbang bao gồm các Nghị sĩ Quốc hội liên bang của đảng hoặc 5% số Nghị sĩ Quốc hộiliên bang có mặt thì việc thông qua dự thảo luật chỉ được tiến hành khi các quyếtđịnh bị sửa đổi, bổ sung này đã được gửi đến các Nghị sĩ Quốc hội liên bang.

Sau đó, Quốc hội liên bang tiến hànhbiểu quyết thông qua toàn văn dự án luật.

 

Sự tham gia của Hội đồng liên bang:

Sau khidự án luật được Quốc hội liên bang biểu quyết thông qua phù hợp với câu 1 khoản1 điều 77 Hiến pháp liên bang thì được chuyển đến Hội đồng liên bang.

Đốivới đạoluật được xếp vào đạo luật có mà Hội đồng liên bang có quyền phản đối:

Đối với các đạo luật này, Hội đồng liên bangchỉ có quyền phản đối (các đạo luật này chiếm đa số trong số các đạo luật củaliên bang). Hội đồng liên bang có thể phản đối đạo luật trong thời hạn 2 tuần kểtừ ngày Quốc hội liên bang thông qua. Nếu Hội đồng liên bang không thực hiệnquyền này thì đạo luật được thông qua thành công.

Nếu Hộiđồng liên bang đưa ra ý kiến phản đối đúng thời hạn thì xảy ra các trường hợpsau:

Trong trường hợp Hội đồngliên bang thông qua nghị quyết phản đối với đa số phiếu của các thành viên của Hộiđồng liên bang thì Quốc hội liên bang có thể bác bỏ nghị quyết này bằng nghịquyết của mình với đa số phiếu của các thành viên của Quốc hội liên bang

Trường hợp Hội đồng liênbang thông qua nghị quyết phản đối với 2/3 số phiếu của các thành viên của Hộiđồng liên bang thì Quốc hội liên bang có thể bác bỏ nghị quyết này bằng nghịquyết của mình với 2/3 số phiếu của các thành viên của Quốc hội liên bang có mặt,nhưng không thấp hơn đa số phiếu của các thành viên Quốc hội liên bang.

Trong trường hợp nghịquyết phản đối của Hội đồng liên bang bị Quốc hội liên bang bác bỏ thì đạo luật được thông quathành công. Trong trường hợp ngược lại thì dự thảo luật bị bác bỏ.

Các đạo luật được xếp vào loại các đạo luật phải cósự đồng ý của Hội đồng liên bang:

Đối với các đạo luậtnày, sự đồng ý của Hội đồng liên bang là cần thiết. Việc thông qua đạo luật nàychỉ được coi là thành công nếu Hội đồng liên bang có ý kiến tán thàng bằng vănbản. Trong trường hợp Hội đồng liên bang không tán thành thì dự thảo luật đượccoi là bị bác bỏ.

Nếu đạo luật phải có sựđồng ý là đạo luật sửa đổi hiến pháp liên bang thì nghị quyết tán thành của Hộiđồng liên bang phải được ít nhất 2/3 số phiếu của các thành viên của Hội đồngliên bang tán thành thông qua

Sau khi một đạo luật đượcQuốc hội liên bang và Hội đồng liên bang thông qua thì Thủ tướng liên bang hoặcmột Bộ trưởng liên bang có thẩm quyền ký xác thực. Hoạt động cuối cùng là côngbố luật bằng việc ban hành lệnh công bố.


 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1.      “Quốc hội trong nhà nướcpháp quyền Cộng hòa liên bang Đức”, NXB Chính trị Quốc gia

2.      Trung tâm Nghiên cứu khoa học, “Tổ chức Quốc hội ở một số nước trên thế giới”.

3.      Hiến pháp CHLB Đức sửa đổi bổ sung năm 2020, tại https://www.btg-bestellservice.de/pdf/80201000.pdf

4.       Luật Thư ký Nghị viện, tại:juris.de/purl/gesetze/_ges/ParlStG

5.       Luật về các quan hệ pháplý của Nghị sĩ Quốc hội liên bang, tại Website Quốc hội liên bang: https://www.bundestag.de/resource/blob/189732/6e3095be7d1968201ca34bbca5c285d9/memlaw-data.pdf

6.      Chefdes Bundeskanzleramts, tại Website Chính phủ liên bang:  https://www.bundesregierung.de/breg-de/themen/chef-des-bundeskanzleramts-422324

7.      Committees,tại: https://www.bundestag.de/en/committees/function-245820

8.       Das Bundeskabinett, tại website Chính phủ Đức:https://www.bundesregierung.de/resource/blob/974430/513938/d4d27ab843c65f9ee0def71

9.       Facts | The Bundestag at a glance, tại: https://www.btg-bestellservice.de/pdf/80140000.pdf

10.   Federal Minister for Special Affairs ofGermany, tại https://en.wikipedia.org/wiki/Federal_Minister_for_Special_Affairs_of_Germany

11.   Liste der Bundesministerinnen undBundesminister, tại website Bộ Nội vụ, Xây dựng và Cộng đồng https://www.protokoll-inland.de/Webs/PI/DE/rang-titulierung/amtlichereihenfolgen/bundesminister/liste-bundesministerinnen-und-bundesminister-node.html

12.   Table of Organisation - Deutscher Bundestag,tại https://www.bundestag.de/resource/blob/189738/8fefb53954809ff0ebdc027c87819b26/orgplan-en-data.pdf

13.   The German Bundestag Functions and procedures(18th electoral term), tại: https://www.btg-bestellservice.de/pdf/80080000.pdf

14.  TheCommittees of the German Bundestag, tại: https://www.btg-bestellservice.de/pdf /80155000.pdf

Cập nhật : 16:51 - 28/12/2021
In trang này Click here to Print it!